9x lấy “rác thải” về làm tranh, có bức bán giá lên đến hơn 2 triệu đồng

Có những bức tranh phức tạp và kích thước lớn, 9x đã phải dành ra gần 1 tháng để hoàn thiện, giá bán lên đến hơn 2 triệu đồng/sản phẩm.

Ngay từ khi còn học cấp 3, Nguyễn Phước Quý Thành (Tân Phú, TP.HCM) luôn có suy nghĩ sau này học xong có thể tự làm chủ, kinh doanh một thứ gì đó. Sau 4 năm theo học ngành Công nghệ hoá học (ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM) cộng với 1 năm đi làm, anh mới quyết định rẽ hướng làm tranh từ cúc (nút) áo.

“Trong lúc xem tin tức, tôi tình cờ đọc được một bài báo viết về việc nút áo, rác thải nhựa có thể tạo nên tranh. Thấy khá hay, tôi lại được biết ở nước ta chưa ai làm thể loại tranh này nên muốn tiên phong làm. Suy nghĩ chợt loé lên trong đầu, tôi lại muốn kết hợp giữa việc bảo vệ môi trường khỏi rác thải nhựa và sáng tạo ra các bức tranh mang nhiều thông điệp cuộc sống”, anh nói.

9x lấy “rác thải” về làm tranh, có bức bán giá lên đến hơn 2 triệu đồng - 1

Anh Thành quyết định nghỉ công việc ổn định để ở nhà làm tranh từ cúc áo.

9x lấy “rác thải” về làm tranh, có bức bán giá lên đến hơn 2 triệu đồng - 2

Những bức tranh anh làm vừa bán, vừa để đi tặng, và một phần lưu giữ lại làm kỷ niệm.

Do là người tiên phong làm dòng tranh này, anh không thể đi học hỏi ai khác mà tự phải nghiên cứu, sáng tạo theo cách riêng của mình. Thời gian đầu, anh Thành tự kiếm nút áo và thử làm một bức tranh nhỏ. “Mới bắt đầu, tranh làm từ nút áo rất khó, làm bức tranh nhỏ mà mất đến 4-5 tiếng”, anh nói.

Còn nhớ, thời gian đầu mới làm, anh Thành đã phải tự tay cắt hết nút từ quần áo cũ, tự đi kiếm, đi mua từng chiếc nút áo. Có hôm 11 giờ đêm vẫn đi xe máy khắp các quận để thu mua nút áo về làm tranh. Vì làm việc tại công ty, anh phải ở lại có khi đến 7-8h tối mới về tới nhà. Nhớ nhất 4 năm trước, trong khi mọi người rủ nhau đi xem đá bóng World Cup, riêng anh nhốt mình trong phòng, mày mò, nghiên cứu đính từng nút áo để thử dòng tranh mới này.

9x lấy “rác thải” về làm tranh, có bức bán giá lên đến hơn 2 triệu đồng - 3

Anh sử dụng keo sữa để dán nút áo làm tranh.

9x lấy “rác thải” về làm tranh, có bức bán giá lên đến hơn 2 triệu đồng - 4

Để hoàn thiện một bức tranh, anh cho biết cần trải qua 5 công đoạn.

Sau 1 năm làm tranh, anh đã quyết định dừng hẳn công việc tại công ty may để ở nhà chuyên tâm làm tranh. Đó là khoảng thời gian anh nhớ nhất trong cuộc đời vì gia đình không ủng hộ, bạn bè chê cười, thậm chí bạn gái cũng rời bỏ. “Nỗi buồn không biết chia sẻ cùng ai nhưng tôi tin con đường tôi đi là đúng đắn, chỉ cần kiên trì cố gắng chắc chắn có tương lai. Chẳng có thành công nào mà không vượt qua khó khăn, thử thách”, anh khẳng định.

Sau 3 năm theo đuổi dòng tranh mới lạ này, anh đã bán được gần 100 bức tranh làm từ nút áo với nhiều chủ đề khác nhau như chống Covid-19, chống nạn bạo lực trẻ em, chân dung, nhân vật hoạt hình... Hiện tại, trong phòng làm việc, anh vẫn giữ lại vài bức làm kỷ niệm. Ngoài ra, một số tranh cổ động anh còn tặng cho bệnh viện, y bác sĩ.

9x lấy “rác thải” về làm tranh, có bức bán giá lên đến hơn 2 triệu đồng - 5

Anh dành tặng bức tranh này cho các y, bác sĩ phòng chống dịch Covid-19.

Theo anh, những bức cỡ nhỏ cần khoảng hai tiếng hoàn thành. Tranh lớn thường mất 2-3 ngày, thậm chí là gần tháng mới xong. Giá bán cũng dao động từ 300 – 500 nghìn đồng/bức đơn giản. Những bức phức tạp có thể lên đến hơn 2 triệu đồng.

Để làm được một bức tranh, anh cho biết cần trải qua 5 bước. Đầu tiên, vẽ phác thảo sự vật mình muốn làm. Sau đó, chuẩn bị các vật liệu: kéo, giấy, kim tuyến. Tiếp theo, người làm chọn màu nút áo và kích thước cho phù hợp. Tiếp đến, dùng keo sữa để dán nút áo dính lên tranh, dùng tăm điều chỉnh lại vị trí nút áo cho phù hợp. Cuối cùng, kim tuyến màu bạc sẽ sử dụng để trang trí nâng cao tính thẩm mỹ hơn cho bức tranh và lồng khung màu cho phù hợp.

9x lấy “rác thải” về làm tranh, có bức bán giá lên đến hơn 2 triệu đồng - 6

Bức tranh cờ đỏ sao vàng được anh làm bằng cả trăm chiếc nút áo.

Ngoài làm tranh, anh Thành còn sử dụng nút áo để làm thiệp chúc mừng. Mỗi thiệp mang một bức vẽ khác nhưng bên trong viết lời chúc tốt đẹp để tặng cho người thân, bạn bè.

Anh cũng tiết lộ hiện tại anh có thu nhập dao động khoảng 10 triệu đồng từ công việc này. Thời gian tới anh sẽ làm về đề tài khó hơn như danh lam thắng cảnh, văn hoá... Nếu có điều kiện, anh muốn mang dòng tranh này sang nước ngoài để tặng cho các nghệ sĩ nước ngoài.

Bên cạnh đó, thời gian tới, anh sẽ vận dụng các vật liệu rác thải mới như vỏ nắp chai nhựa, vỏ dây điện… ứng dụng vào làm tranh. Phát triển hơn nữa, anh sẽ mở lớp đào tạo cho các bạn trẻ ưa thích dòng tranh này.

Nguyễn Thơm

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi