Vào rừng đi nhặt thứ hạt này về bán, dân kiếm hàng trăm nghìn/ngày

Loại hạt này được người dân nhặt trong rừng về bán, mỗi ngày có thể kiếm vài trăm nghìn đồng.

Cứ vào khoảng tháng 6, tháng 7 hàng năm, người dân ở Sơn La lại rủ nhau vào rừng tìm loại hạt vàng ươm như trứng gà, tên là hạt mề gà. Hạt mề gà hay còn được gọi là hạt mắc lạng (mác ngoạng), là một trong những loại trái cây đặc sản của vùng núi Sơn La.

Cây mề gà là cây thân gỗ, cao chừng 3-5 mét, lá to, tán rộng, cho bóng mát quanh năm. Quả mề gà mọc thành chùm như cánh quạt. Lúc chín có màu đỏ như ớt trông rất đẹp mắt. Người dân Sơn La thường đợi lúc quả nở bung lớp vỏ ngoài, phần hạt bóng thẫm bên trong lộ ra thì mới vào rừng để lấy về. Bởi vì lúc này, hạt mề gà to, đều và rất dẻo và ăn cũng ngon nhất.

Vào rừng đi nhặt thứ hạt này về bán, dân kiếm hàng trăm nghìn/ngày - 1

Hạt mề gà giá rẻ lại sạch nên nhiều người tìm mua.

Chị Hiền (Chiềng An, TP.Sơn La) hầu như năm nào chị cũng vào rừng để thu hoạch loại quả này về bán. Theo chị, giờ mới lác đác quả chín, số lượng chưa có nhiều nên chị chỉ thi thoảng mới đi nhặt về đủ ăn.

Như năm ngoái, vào chính vụ, chị mỗi ngày kiếm được cả chục cân đem về bán. “Cây mề gà này có quả sai lắm và là loại cây mọc trong rừng. Mỗi mùa vụ thu hoạch, tôi lại đi vào rừng hái quả. Cùng vất vả nhưng thu nhập tốt, có thể lên đến vài trăm nghìn một ngày nên tôi ngày nào cũng cố gắng đi thu nhiều nhất có thể”, chị chia sẻ.

Vào rừng đi nhặt thứ hạt này về bán, dân kiếm hàng trăm nghìn/ngày - 2

Hạt có kích thước to hơn ngón tay cái.

Thông thường, khi thu hoạch quả mề gà, chị sẽ chỉ lấy hạt còn phần vỏ sẽ bỏ lại. Đem hạt về, chị sẽ gọi thương lái đến bán với mức giá từ 15.000 – 30.000 đồng/kg, tùy thời điểm. Chị sẽ giữ lại một ít để cả nhà ăn.

“Hạt mề gà này ăn như hạt dẻ, có thể chế biến thành nhiều món như luộc, nướng, nấu canh xương…”, chị nói.

Với bà con người Thái, hạt mề gà vùi tro bếp mới là cách thưởng thức chuẩn nhất. Họ sẽ vùi hạt vào lớp tro nóng, đợi đến lúc ngửi thấy mùi thơm sẽ lấy ra dùng luôn. Cách chế biến này sẽ giúp hạt chín bằng nhiệt mà không bị mất nước nên sẽ giữ trọn hương vị vốn có của nó.

Vào rừng đi nhặt thứ hạt này về bán, dân kiếm hàng trăm nghìn/ngày - 3

Dân buôn ngày bán hơn 1 tạ cho khách các tỉnh.

Cũng bán hạt mề gà mấy năm nay, chị Nguyễn Quyết (Sơn La) cho biết thời điểm này chưa vào chính vụ, chỉ có lác đác quả chín nên số lượng còn rất hạn chế. Mới cách đây khoảng 3 ngày, chị gom mãi được 5 cân để bán.

“Đầu mùa, số lượng ít nên giá bán rất cao, đang ở mức 30.000 đồng/kg. Nếu vào chính vụ, khách hàng mua dễ hơn mà giá chỉ còn khoảng 15.000 – 20.000 đồng/kg thôi”, chị thông tin.

Vào rừng đi nhặt thứ hạt này về bán, dân kiếm hàng trăm nghìn/ngày - 4

Hạt mề gà có thể nấu canh xương ăn rất bở, bùi.

Thời điểm chính vụ vào khoảng tháng 7, năm ngoái, trung bình mỗi ngày chị thu mua được hơn 50kg, có những ngày thu mua được hơn 100kg. Khi thu mua về, chị sẽ đóng gói và gửi đi các tỉnh.

Nói về loại hạt này, chị cho biết kích thước to phải gần bằng ngón chân cái, ăn rất bở và thơm, không khác gì ăn hạt dẻ. Do loại hạt này thu từ cây trong rừng nên hoàn toàn tự nhiên và sạch, giá lại rẻ. Đó là những điểm cộng giúp loại hạt này được nhiều người tìm mua về ăn.

Ở các tỉnh miền xuôi, khách hàng đặt mua rất nhiều. Vì vậy, chị năm nào cũng gom để bán. Mọi người hầu như đặt mua từ trước, chị sẽ để nợ đơn, có hàng là gửi đi dần.

Anh Thư

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi