Kỳ vọng sự đổi mới từ Hội nghị Văn hóa Toàn quốc

Trước thềm Hội nghị Văn hóa Toàn quốc sắp diễn ra, các văn nghệ sĩ, nhà quản lý về văn hóa nghệ thuật đã chia sẻ và bày tỏ tâm tư và kỳ vọng rằng “Hội nghị Diên Hồng về văn hóa” sẽ đem lại luồng sinh khí mới thúc đẩy lĩnh vực văn hóa nghệ thuật phát triển trong tình hình mới.

Kỳ vọng sự đổi mới từ Hội nghị Văn hóa Toàn quốc - 1

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chia sẻ: Hội nghị Văn hóa Toàn quốc năm 2021 là một sự kiện trính trị quan trọng triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa. Đồng thời, Hội nghị còn là sự kiện văn hóa lớn của đất nước, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp văn hóa, xây dựng con người toàn diện, phát triển xã hội bền vững.Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chia sẻ: Hội nghị Văn hóa Toàn quốc năm 2021 là một sự kiện trính trị quan trọng triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa. Đồng thời, Hội nghị còn là sự kiện văn hóa lớn của đất nước, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp văn hóa, xây dựng con người toàn diện, phát triển xã hội bền vững.Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chia sẻ: Hội nghị Văn hóa Toàn quốc năm 2021 là một sự kiện trính trị quan trọng triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa. Đồng thời, Hội nghị còn là sự kiện văn hóa lớn của đất nước, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp văn hóa, xây dựng con người toàn diện, phát triển xã hội bền vững.

Hội nghị là niềm cảm hứng lớn cho giới văn nghệ sĩ để tiếp tục sáng tạo ra nhiều tác phẩm, công trình có giá trị phục vụ công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước.

Trong 35 năm đổi mới, giới văn học nghệ thuật đã lao động sáng tạo, cho ra đời hàng trăm, hàng nghìn tác phẩm, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Thông qua đó, đã góp phần xây dựng, bồi đắp tâm hồn thế hệ trẻ, giữ gìn truyền thống, ôn lại lịch sử vẻ vang của dân tộc; cổ vũ, động viên mọi tầng lớp nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Các tác phẩm văn hóa nghệ thuật là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với công chúng hiện nay.

Với những thành tựu, tác động tích cực mà văn hóa nghệ thuật đã mang lại cho đất nước, cho nhân dân, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân kỳ vọng vào những kết quả của Hội nghị, những đóng góp của giới văn nghệ sĩ-trí thức để biến những ước mơ thành hiện thực. Đồng thời, cụ thể hóa những chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng và Nhà nước về văn hóa nghệ thuật; thúc đẩy quá trình xây dựng nền công nghiệp văn hóa, đưa văn hóa Việt Nam ngang tầm kinh tế và chính trị, hội nhập sâu rộng quốc tế trong thời đại 4.0.

Kỳ vọng sự đổi mới từ Hội nghị Văn hóa Toàn quốc - 2

NSND Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội

Với tư cách là nghệ sĩ, diễn viên, đạo diễn và nhà quản lý, NSND Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất vui mừng với Hội nghị Văn hóa Toàn quốc lần thứ 3 sắp diễn ra. Đây chính là dịp để chúng ta có cái nhìn tổng quát về văn hóa, trong đó có nền văn hóa Hà Nội nói riêng cũng như văn hóa nghệ thuật của cả nước nói chung. Đây cũng là cơ hội để các văn nghệ sĩ bày tỏ tiếng nói của mình, có cái nhìn tổng quan về văn học nghệ thuật nước nhà”.

Theo NSND Trung Hiếu, văn hóa là nội sinh của giá trị tinh thần con người, một dân tộc cần phải giữ gìn giá trị đó thì mới có bản sắc của mình.

Chia sẻ về những khó khăn cho hoạt động nghệ thuật trong bối cảnh hiện nay, NSND Trung Hiếu cho biết, Nhà hát Kịch Hà Nội trong thời gian qua gặp nhiều khó  khăn, có nhiều nghệ sĩ đã cống hiến cho Nhà hát hơn chục năm, có nghệ sĩ sắp trở thành nghệ sĩ ưu tú, nhiều thành tích khen thưởng nhưng vẫn buộc phải nghỉ vì không có lương. Nhà hát chỉ có thể trả lương khoán khi có vai diễn chứ không có lương ổn định hằng tháng như trước kia.

Với tư cách là Giám đốc Nhà hát kịch Hà Nội, đơn vị văn hóa nghệ thuật của Thủ đô, NSND Trung Hiếu cho biết, anh đang kiến nghị Thành phố và Trung ương cho Nhà hát kịch Hà Nội cùng 6 đơn vị nghệ thuật trực thuộc TP. Hà Nội có những cơ chế đặc thù. Bởi theo anh, có cơ chế đặc thù cho nghệ thuật thì mới có thể "giữ chân" được những người tài năng. “Nếu để các nghệ sĩ tài năng phải bỏ nghề thì rất đáng tiếc, nhất là khi nhiều nghệ sĩ là những người có tài năng thiên bẩm. Vì vậy, làm sao có cơ chế đặc thù cho nghệ thuật và tạo điều kiện tốt nhất cho các nghệ sĩ phát triển một cách ổn định là điều rất quan trọng”, NSND Trung Hiếu nói.

Kỳ vọng sự đổi mới từ Hội nghị Văn hóa Toàn quốc - 3

NSND Thu Hà

Cũng như nhiều nghệ sĩ khác, những ngày này, NSND Thu Hà rất mong đợi Hội nghị Văn hoá Toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng. Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã luôn dành cho sự nghiệp phát triển văn hóa nói chung và nghệ thuật nói riêng sự quan tâm và những kỳ vọng lớn lao.

Từ đấy, nền văn hóa, nghệ thuật Việt Nam đã có những bước chuyển mình sâu sắc, mạnh mẽ. Thực tế, trong những năm qua, giới văn nghệ sĩ luôn song hành cùng đất nước, có những tác phẩm gắn liền với các sự kiện quan trọng của đất nước cũng như mang hơi thở cuộc sống.

Điển hình như 2 năm vừa qua, trong bối cảnh dịch COVID-19, tuy phải hạn chế các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhưng nhiều tác phẩm về đề tài phòng, chống dịch đã ra đời nhằm ca ngợi tinh thần Việt Nam, thể hiện niềm tin vào Đảng, vào sự lãnh đạo của Chính phủ trong cuộc chiến chống COVID-19.

Tuy nhiên, COVID-19 cũng tác động không nhỏ đến lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, gây khó khăn cho đời sống nhiều văn nghệ sĩ, do đó cũng có ít hơn những công trình, tác phẩm nghệ thuật lớn.

“Tại Hội nghị Văn hóa Toàn quốc lần này, tôi rất kỳ vọng, trước tiên, Hội nghị sẽ tạo ra nhận thức mới đối với các vấn đề về văn hóa nói chung và nghệ thuật biểu diễn nói riêng, giúp cộng đồng thấy rõ vai trò quan trọng của văn hóa, văn nghệ, từ đó tạo ra những bước tiến mới cho công tác văn hóa, văn nghệ trong tương lai.

“Ngoài ra, tôi cũng thực sự mong muốn Hội nghị Văn hóa Toàn quốc năm nay sẽ có những đề xuất hữu ích giúp các hoạt động nghệ thuật phát triển tốt hơn nữa, nhất là các đoàn nghệ thuật của Nhà nước để có nhiều tác phẩm gắn liền với các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Rất cần sự hỗ trợ hơn nữa, đặc biệt là về cơ chế, chính sách của Nhà nước trong tạo nguồn lực, điều kiện thuận lợi cho những người hoạt động văn hoá, nghệ thuật, giúp họ có môi trường sáng tạo, giữ mãi ngọn lửa sân khấu và đóng góp nhiều hơn cho đất nước”, NSND Thu Hà cho biết.

Nguồn baochinhphu.vn

Tin liên quan

Tin mới nhất