Triển lãm "Tình quân dân": Tôn vinh truyền thống đoàn kết và những dấu son trong lịch sử dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Chiến thắng Điện Biên phủ trên không (12/1972 - 12/2022), 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2022), chiều 20/12, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm “Tình quân dân”.

Tới dự lễ khai mạc có PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; NSND Vương Duy Biên - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; Ông Phạm Định Phong - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa; TS Ngô Tuấn Phong - Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm…

Triển lãm "Tình quân dân": Tôn vinh truyền thống đoàn kết và những dấu son trong lịch sử dân tộc - 1

Đại biểu dự Lễ khai mạc triển lãm "Tình quân dân"

Tình đoàn kết gắn bó quân và dân là ngọn nguồn làm nên sức mạnh tổng hợp, góp phần tạo nên những chiến thắng vĩ đại trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Quân đội Nhân dân Việt Nam là Quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Tình đoàn kết quân, dân là một chủ đề lớn hấp dẫn, là nguồn cảm hứng sáng tạo của các nghệ sĩ. Nhiều tác phẩm về chủ đề quân dân đoàn kết đã được sáng tác, dù hoàn cảnh khó khăn của những năm tháng chiến tranh hay trong cuộc sống hoà bình.

Triển lãm "Tình quân dân": Tôn vinh truyền thống đoàn kết và những dấu son trong lịch sử dân tộc - 2

Toàn cảnh Lễ khai mạc. Ảnh Phạm Hằng 

Triển lãm giới thiệu đến công chúng hơn 50 tác phẩm đa dạng về thể loại và chất liệu được lựa chọn trong Bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, phần lớn được sáng tác trong những năm tháng chiến tranh, giai đoạn 1960 - 1970. Nhiều hoạ sĩ đã tham gia cuộc chiến, họ sống và chiến đấu trong sự đùm bọc của nhân dân. Với cảm xúc chân thực, các tác phẩm của họ phản ánh sinh động tình cảm của nhân dân, hậu phương vững chắc chăm lo, che chở, giúp đỡ và bảo vệ quân đội như các tác phẩm: Tập kết (tác giả Nguyễn Hiêm, sơn mài, 1954), Hơ áo chiến sỹ (tác giả Văn Giáo, bột màu, 1962), Đêm hậu cứ (Hoàng Tích Chù, sơn mài, 1966), Ngọn đèn không tắt (Dương Tuấn, khắc gỗ, 1968)...

Đặc biệt, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu vô cùng gần gũi, thân thiết, là biểu tượng của tinh thần Đại đoàn kết toàn dân, được thể hiện thành công trong tác phẩm Bác Hồ thăm đơn vị pháo Hồ Tây (tác giả Nguyễn Kao Thương, sơn dầu, 1969).

Triển lãm "Tình quân dân": Tôn vinh truyền thống đoàn kết và những dấu son trong lịch sử dân tộc - 3

"Bác Hồ thăm đơn vị pháo Hồ Tây". Ảnh: Phạm Hằng

Bên cạnh đó, các tác phẩm được sáng tác sau năm 1975 đến 2002 là sự hồi tưởng của chính những người nghệ sĩ đã trực tiếp ghi chép hình ảnh thực tế, từ đó cho ra đời những tác phẩm đẹp về truyền thống quân dân gắn bó, như các tác phẩm Đón bộ đội về bản (Cao Trọng Thiềm, khắc gỗ, 1984), Bếp lửa Trường Sơn (Vũ Giáng Hương, lụa, 1994), Tiếng hát mùa chiến dịch (Mai Văn Hiến, sơn dầu, 1995), Vượt sông (Lê Trí Dũng, sơn mài, 1989)...

Phát biểu tại Lễ khai mạc triển lãm, ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết: Triển lãm "Tình quân dân" thể hiện sự đa dạng về bút pháp, thể loại và chất liệu qua từng tác phẩm. Những hình ảnh mang tính biểu tượng không chỉ khắc hoạ về sự gắn kết giữa quân và dân, về truyền thống tốt đẹp đoàn kết toàn dân, mà còn là những hình ảnh trực quan sinh động giúp cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu hơn về lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam "Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu".

Triển lãm "Tình quân dân": Tôn vinh truyền thống đoàn kết và những dấu son trong lịch sử dân tộc - 4

Ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phát biểu. Ảnh: Phạm Hằng 

Cũng tại triển lãm, NSND Vương Duy Biên - Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết: "Trải qua mấy chục năm để chúng ta có được cuộc sống ngày hôm nay là sự hi sinh xương máu cả một giai đoạn rất dài của đồng bào ta, của những chiến sĩ cách mạng. Cho nên những tác phẩm được trưng bày tại triển lãm "Tình quân dân" đều là những khoảnh khắc vô cùng ý nghĩa, những khoảnh khắc mà chỉ ngay lúc ấy mới có được, có cảm xúc mới ghi lại được những hình ảnh có thực trong quá khứ mà sau này chính đó là tài liệu rất vô giá cho các thế hệ tương lai".

Triển lãm "Tình quân dân": Tôn vinh truyền thống đoàn kết và những dấu son trong lịch sử dân tộc - 5

NSND Vương Duy Biên - Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phát biểu

"Chúng ta đã từng chứng kiến rất nhiều tác phẩm của những chiến sĩ, đồng thời là nghệ sĩ trên chiến trường và họ không những vẽ bằng hồ nước mà còn vẽ bằng máu và để lại cho chúng ta những tác phẩm giá trị ngày hôm nay. Đây đều là những tác phẩm mang tính chất thời sự của cuộc kháng chiến, đồng thời nó là những giá trị mỹ thuật mà trong kho tàng Mỹ thuật Việt Nam phải nâng niu, trân trọng", NSND Vương Duy Biên nhấn mạnh.

Triển lãm mở cửa đến hết 30/12 tại Phòng Trưng bày chuyên đề, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Một số hình ảnh tại Triển lãm "Tình quân dân" do phóng viên Thời báo Văn học nghệ thuật (Arttimes.vn) ghi nhận: 

Triển lãm "Tình quân dân": Tôn vinh truyền thống đoàn kết và những dấu son trong lịch sử dân tộc - 6

Triển lãm "Tình quân dân": Tôn vinh truyền thống đoàn kết và những dấu son trong lịch sử dân tộc - 7

Triển lãm "Tình quân dân": Tôn vinh truyền thống đoàn kết và những dấu son trong lịch sử dân tộc - 8

Triển lãm "Tình quân dân": Tôn vinh truyền thống đoàn kết và những dấu son trong lịch sử dân tộc - 9

Triển lãm "Tình quân dân": Tôn vinh truyền thống đoàn kết và những dấu son trong lịch sử dân tộc - 10

Các khách mời tham quan triển lãm "Tình quân dân"

Triển lãm "Tình quân dân": Tôn vinh truyền thống đoàn kết và những dấu son trong lịch sử dân tộc - 11

"Niềm tin" (Văn Hòe, thạch cao, 1967)

Triển lãm "Tình quân dân": Tôn vinh truyền thống đoàn kết và những dấu son trong lịch sử dân tộc - 12

"Chiều trên trận địa phòng không" (Nguyễn Xuân Thành, đất nung, 1981)

Triển lãm "Tình quân dân": Tôn vinh truyền thống đoàn kết và những dấu son trong lịch sử dân tộc - 13

"Hơ áo chiến sĩ" (Văn Giáo, bột màu, giấy, 1962)

Triển lãm "Tình quân dân": Tôn vinh truyền thống đoàn kết và những dấu son trong lịch sử dân tộc - 14

"Chúc các anh đi tập kết" (Trần Viết Lý, sơn dầu, 1960)

Phạm Hằng

Tin liên quan

Tin mới nhất