"Buộc hờ mà trói lòng anh không về”

Nhiều bạn đọc yêu quý của tôi cứ bảo: Sao anh không kể những chuyện tình đời lính của mình với các em TNXP, giao liên, kho hàng, trạm xá y tế... Tôi thành thật nói: Thật sự ngày ở chiến trường, tôi không có một mối tình nào cả. Hai năm trực tiếp "Nhằm thẳng quân thù mà bắn" ở D11 pháo cao xạ đã đành, mà sau này lên Binh trạm bộ BT 13 cũng vậy. Bởi khi tách từ BT 11 ra thành BT11 và 13, BT tôi chỉ toàn "Hotboy", lấy đâu ra phụ nữ mà yêu!

(BT 13 vào sâu nước bạn Lào, sát với Cánh đồng Chum, ác liệt dữ dội  nên cấp trên chỉ điều những trai tráng sang mà thôi. Còn những cô gái TNXP hay bộ đội nữ sẽ ở lại bên này biên giới, thuộc BT 11)

Dẫu vậy, nhưng để có tiếng hát, tiếng cười, tiếng ríu rít của con gái, đội văn nghê BT cũng được "ưu tiên" tuyển về ba nữ, là ba cô gái TNXP: Hồng Tuyến (Người dân tộc Thái), Thu Minh và Thu Hòe (Con mèo với cái ống bơ/ Sau đây tiết mục ngâm thơ Thu Hòe).

Một thời gian ngắn sau, bên quân lực tinh ý, ra tận Hà nội xin được về một cô trung cấp nấu ăn, tên là Thu Loan vào mặt trận. Em Loan này mặt hơi rỗ huê, dáng cao to, nhìn ra dáng "gái một con trông mòn con mắt", lính ta cứ nuốt nước bọt ừng ực. Em thành "mỳ chính cánh" của đơn vị, bữa ăn em nấu dù chỉ có món rau tàu bay luộc, mà tất thẩy ai cũng thấy mát lòng, mát dạ, sì sụp nói cười hả hê. Là bởi có em Loan, lính chúng tôi "ăn bằng mắt" chứ có ai cần "ăn bằng miệng" nữa đâu!

"Buộc hờ mà trói lòng anh không về” - 1

Ảnh minh họa

Ngay với con gái Lào mấy mùa khô chiến dịch liền cũng tịnh không thấy một bóng dáng nào. Hỏi vì sao, Bun Lin - một sỹ quan Pa thét Lào cho chúng tôi hay vì bom đạn Mỹ nó đánh ác liệt quá, các bản làng phải vào trú ngụ hết trong những hang đá giữa rừng sâu, nên chẳng thấy cô gái nào là phải thôi. Nhớ một câu tiếng Lào anh dậy tôi khi gặp cô gái Lào mà mình thích, thì "tán tỉnh" ngay: "Tà hán Việt Nam hắc xảo Lào đấy, xảo Lào ngam lai đấy" (Nghĩa là Bộ đội VN là yêu con gái Lào lắm đấy, con gái Lào là đẹp lắm đấy). Thế mà rồi cũng không một lần được thưa thốt (là bởi có bao giờ gặp cô gái nào đâu).

Ấy nhưng 50 năm sau, khi trở lại Xiêng khoảng - Cánh Đồng Chum, lần đầu tiên tôi đã được nói lời "yêu" này với một em gái Lào chúng tôi gặp ở Cánh Đồng Chum. Gặp em, tôi nhanh nhảu nói ngay- vì sợ cánh Phạm Ngọc Tiến, Thái Kế Toại, Mai Nam Thắng, Nguyễn Ngôn, Ngô Quốc Lập (có khi cả bố Trần Nhương - bố này ranh mãnh lắm, tán các em mua tranh mình hơi bị siêu) nói tranh phần mất: "Tà hán Việt Nam hắc xảo Lào đấy, xảo lào ngam lai đấy". Em đỏ mặt lên, và Nguyễn Hữu Bảo đã chụp ngay được tấm ảnh  .

Anh em tôi tranh nhau hỏi Bảo tên cô gái là gì. Bảo thế nào lại đã điều tra được, nói ngay là: Bua Khăm!

Ôi Bua Khăm.

Bua Khăm ơi, giờ này em ở đâu?

Nhớ thơ anh Phạm tiến Duật:

“Bản Lào chúc phúc cho anh

Trắng tinh sợi chỉ hiền lành buộc tay

Trong khi cầm sợi chỉ này

Em nhìn mẹ, lại vơi đầy nhìn anh

Lạ thay sợi chỉ mỏng manh

Buộc hờ mà trói lòng anh không về”.

Lại nhớ chuyện anh Trần Tiến: “Sang Lào, chúng tôi ở chiến trường C ở chân núi Phu Then trong một cái hang, rồi đi hát và biểu diễn khắp các chiến trường. Hồi đó, chúng tôi được xem là lính tình nguyện Lào. Gia đình Hoàng thân Xu-pha-nu-vông cũng ở đó.

"Buộc hờ mà trói lòng anh không về” - 2

Nhạc sĩ Trần Tiến

Tôi cứ đi ra đi vào thì gặp công chúa Lào, cô ấy hình như hơn tôi 2, 3 tuổi gì đó nhưng rất đẹp. Tôi viết bài "Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp". Cô ấy thích rồi xin phép cha đặt tên cho tôi bằng tiếng Lào là Xổm Bun. Thoạt đầu nghe thấy nó ngộ ngộ, nhưng khi được biết tiếng Lào có nghĩa là "Người được hạnh phúc vĩnh viễn" thì tôi thấy thích thú vô củng”.

Bài hát Cô gái Sầm Nưa của anh Trần Tiến lời rằng:

“Này em gái trên nương ơi chịu khó nuôi chiến sĩ

Người diệt thù vì dân ơ chưa về

Rồi mai đây đất nước vắng bóng thù

Đợi chờ anh lại về bên em người đẹp ơi anh về.

Ơ này cô cô gái, ơ này cô gái Lào

Mình anh hát, mình anh lăm tơi

Múa một mình sao nó không đẹp, không đẹp, không đẹp, không đẹp

Em hỡi em ra đây cùng kêu lăm tơi khèn anh ngân vang

Trông kìa đôi tay mềm

Thân uốn cong lăm vông nhịp nhàng, ô nhịp nhàng, nhịp nhàng, nhịp nhàng

Anh đã nhìn thấy em từ xa, trong tiếng cười ấm vui bạn bè

Ơi nụ cười sao duyên dáng

La na la nuôn na, la na la y nuôn na

Ơi cô em Sầm Nưa, nhớ thương anh mà đợi chờ”

Bài hát hay thế. Năm ấy nhạc  sỹ Trần Tiến 20 tuổi, lần đầu vào mặt trận, trong trẻo vô cùng…

Châu La Việt

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi