Nghệ sỹ đi xây trường nơi vùng sâu vùng xa

Huyện Văn Chấn nằm ở phía Nam tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội gần 300 km, cách thị xã Yên Bái 70 km. Trong huyện, có nhiều xã như Nậm Mười thuộc vùng sâu vùng xa nhất nước, đời sống của bà con dân tộc người Dao ở đây còn rất nhiều khó khăn. Cái ăn cái mặc của bà con đã đành, mà trước hết là việc học tập và chăm sóc các cháu. Đây chính là tâm huyết của NSND Quốc Hưng cùng gia đình và bạn bè quyết tâm bằng tiền thù lao nghệ thuật của mình và tiền bạn bè đóng góp để dựng nên ở đây một trường mẫu giáo cho các cháu.

Công trình này không chỉ là tâm huyết cảu các nghệ sỹ, mà còn là niềm vui của cả bản làng. Chính vì thế trong quá trình  xây dựng, theo nghệ sỹ Quốc Hưng, cả thôn bản, giáo viên và phụ huynh đã rất nhiệt tình tham gia các công việc san sân và đổ sân, xây kè rào trường... cùng với nhà thầu xây dựng. Chính vì thế chỉ một thời gian ngắn, ngôi trường khang trang đã mọc lên, thành niềm vui lớn cho cả bản làng.

Nghệ sỹ đi xây trường nơi vùng sâu vùng xa - 1

NSND Quốc Hưng cắt băng khánh thành.

Ngôi trường mới được thiết kế với tổng diện tích là 95 mét vuông, có bếp nấu ăn riêng, nhà vệ sinh khép kín và có khuôn viên sân vui chơi cho các cháu học sinh trẻ mầm non. Cùng với đó, các nhà hảo tâm đã chọn lựa hỗ trợ nhiều vật dụng cần thiết cho trẻ rất tốt và đẹp (bàn ghế vật dụng, nhiều phần quà, những gói hạt rau,...) Ngôi trường mới đẹp đẽ giữa núi rừng khánh thành - niềm vui lan tỏa trong mỗi người dân, nhất là ánh mắt vui tươi trẻ thơ - sẽ chắp cánh ước mơ về ngày mai tốt đẹp hơn.

Ngày 15 tháng 6 vừa qua, trương đã được khánh thành. Tron lễ khánh thành, anh Đặng Phúc Chiêu - Chủ tịch UBND xã, cô giáo Lò Thị Thu Hiền hiệu trưởng trường mầm non Nậm Mười reo lên mừng vui: “Ngôi trường ước mơ của người dân - điểm trường lẻ mầm non thôn Liên Sưu hôm nay đã được khánh thành, lại trong tiết trời mưa - sau chuỗi ngày nắng hạn kéo dài”.

Nghệ sỹ đi xây trường nơi vùng sâu vùng xa - 2

Điểm trường Liên Sưu.

Đồng chí Mai Mộng Tuân - Tỉnh ủy viên- Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện, và các đồng chí lãnh đạo huyện, xã, thôn bản, nhà trường, người dân thôn Liên Sưu đã bày tỏ sự cảm ơn NSND Quốc Hưng và các cô bác, anh, chị có tấm lòng hảo tâm, tình yêu mến vùng cao, quý mến trẻ em đã giúp đỡ xây dựng điểm trường, tặng bàn ghế học tập, đồ chơi, ti vi, đồ dùng thiết yếu,... rất đẹp và cần thiết; có được ngôi trường mới trẻ em dân tộc Dao nơi rẻo cao Liên Sưu có điều kiện để được học tập, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt hơn, là điểm khởi đầu cho thế hệ măng non vì một ngày hôm nay, ngày mai tốt đẹp hơn.

Nghệ sỹ đi xây trường nơi vùng sâu vùng xa - 3

NSND Quốc Hưng thay mặt cho các nhà hảo tâm (gia đình Nghệ sĩ nhân dân Đỗ Quốc Hưng, gia đình anh Lê Minh Quyết "Nhóm của để dành", anh, chị Trung Dũng và chị "Quyên Tỳ Bà"; các anh, chị Mạnh thường quân đã tài trợ, ủng hộ; nhóm kết nối trẻ Lê Hoàng Anh - Yên Bái đã chắp nối để những tấm lòng thiện nguyện đến với Nậm Mười) bày tỏ cảm nhận rất ấn tượng với cảnh sắc màu xanh của cây, của núi, con người bản sắc dân tộc Dao đậm đà, chất phác, chân thành; sự quan tâm đến vùng cao - con đường bê tông vào bản đang được nối dài, chăm sóc cho trẻ em, chú trọng giáo dục. Và giữa núi rừng, anh đã hát tặng các đại biểu và bà con cùng các cháu bài ca "Đất nước” vô cùng xúc động. Giọng ca giọng Bass hàng đầu châu Á hòa trong giao hưởng của cơn mưa rừng mùa hạ đầy cảm xúc dâng trào đất nước- thiên nhiên - con người...

Trương Nguyên Việt

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản, tuy nhiên chưa có cuốn sách nào ở Việt Nam thực sự viết về ngành in ấn thời thuộc địa. Từ nhận định đó, tác phẩm “Lần theo dấu chữ – Thời kỳ đầu in ấn sách báo chữ Latinh ở Việt Nam (1862-1920)” của tác giả Trịnh Hùng Cường đã phác nên những nét cơ bản quan trọn