Không gian đa sắc về Cầu Long Biên trong dòng chảy lịch sử

Nhằm tái hiện lịch sử của cầu Long Biên cũng như giới thiệu đến đông đảo công chúng những hình ảnh, tác phẩm soi sáng ký ức của nhiều thế hệ về cây cầu trăm năm tuổi, sáng 14/12, tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm "Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử". Triển lãm mở cửa tự do từ ngày 14 tháng 12 năm 2022 đến 15 tháng 6 năm 2023.

Đến dự lễ khai mạc triển lãm có Ngài Nicolas Warnery, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Pháp tại Việt Nam; Ông Christian Manhart, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam; Ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước; Bà Trần Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I; Ông Philippe LeFailler, Trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội.

Không gian đa sắc về Cầu Long Biên trong dòng chảy lịch sử - 1

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm. (Ảnh: Huyền Thương)

Phát biểu tại triển lãm, Ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước cho biết, triển lãm “Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử” diễn ra nhân dịp 120 năm kỉ niệm ngày khánh thành cầu Long Biên (1902-2022) và hướng tới kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Pháp (1973-2023), do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội phối hợp tổ chức.

“Ban Tổ chức mong muốn triển lãm sẽ cung cấp cho các cơ quan quản lí di sản, người nghiên cứu và đông đảo công chúng những tài liệu có giá trị về cây cầu, đồng thời tạo nên một không gian khám phá di sản kí ức cho xã hội” - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước nhấn mạnh.

Không gian đa sắc về Cầu Long Biên trong dòng chảy lịch sử - 2

Ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phát biểu. (Ảnh: Huyền Thương)

Xuất phát từ một ý tưởng bị cho là "điên rồ", cầu Long Biên đã được khánh thành vào năm 1902 sau hơn 3 năm xây dựng trước sự ngỡ ngàng của nhiều người, cây cầu nối liền hai thành phố đầu tàu của Bắc Kỳ thời bấy giờ là Hà Nội và Hải Phòng. Việc xây dựng cây cầu dù với các mục đích chính trị và kinh tế hay những trận bom đạn dội xuống cây cầu trong quá khứ đến nay đều trở thành những câu chuyện lịch sử đáng nhớ.

Trải qua nhiều lần sửa chữa do bom đạn chiến tranh, cầu Long Biên vẫn còn đó như một nét gạch nối của thời gian. Ngày nay, bên cạnh chức năng phục vụ giao thông, cây cầu vắt qua 3 thế kỉ này được coi là một trong những biểu tượng của Hà Nội, là một hình ảnh lắng đọng trong trái tim những người yêu mến Thủ đô.

Không gian đa sắc về Cầu Long Biên trong dòng chảy lịch sử - 3

Không gian triển lãm. (Ảnh: Huyền Thương)

Triển lãm "Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử" với sự kết hợp giữa tài liệu lưu trữ và những ký ức sống động sẽ vẽ lên một không gian đa sắc về sứ mệnh của cây cầu trong dòng chảy lịch sử. Một không gian để thế hệ trẻ hiểu hơn về quá khứ, tạo sự gắn kết trong hiện tại và hướng tới tương lai.

Triển lãm giới thiệu tới công chúng hơn 100 bản vẽ, tài liệu lưu trữ và hình ảnh về cây cầu từ năm 1898 đến năm 1975, trong đó rất nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố rộng rãi. Triển lãm được tô điểm thêm bằng các bức tranh, ảnh và hiện vật của các nhiếp ảnh gia, các cá nhân trong và ngoài nước, góp phần vẽ lên một bức tranh đa sắc về cây cầu lịch sử.

Không gian đa sắc về Cầu Long Biên trong dòng chảy lịch sử - 4

Các đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: Huyền Thương)

Được bố cục theo dòng thời gian thành 3 phần: Cây cầu sinh ra từ ý tưởng điên rồ!; Bên cầu Long Biên; Kí ức cầu Long Biên trong chúng ta. Triển lãm “Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử” tập trung giới thiệu tài liệu và hình ảnh về việc xây dựng, mở rộng, sửa chữa và đời sống bên cây cầu cũng như kí ức về cây cầu trong suốt chiều dài lịch sử.

Một số hình ảnh Phóng viên Thời báo Văn học nghệ thuật (Arttimes.vn) ghi nhận tại triển lãm:

Không gian đa sắc về Cầu Long Biên trong dòng chảy lịch sử - 5

Không gian triển lãm ảnh ngoài trời.

Không gian đa sắc về Cầu Long Biên trong dòng chảy lịch sử - 6

Triển lãm giới thiệu tới công chúng hơn 100 bản vẽ, tài liệu lưu trữ và hình ảnh về cây cầu từ năm 1898 đến năm 1975.

Không gian đa sắc về Cầu Long Biên trong dòng chảy lịch sử - 7

Tranh vẽ cầu Long Biên của họa sĩ Trần Anh Tuấn.

Không gian đa sắc về Cầu Long Biên trong dòng chảy lịch sử - 8

Trải nghiệm vẽ tranh về cầu Long Biên.

Không gian đa sắc về Cầu Long Biên trong dòng chảy lịch sử - 9

Các bạn trẻ thích thú ghi lại cảm tưởng.

Không gian đa sắc về Cầu Long Biên trong dòng chảy lịch sử - 10

Lưu giữ cảm tưởng lên Nhịp cầu bằng tre do Nghệ sĩ Trần Quốc Dũng thiết kế.

Không gian đa sắc về Cầu Long Biên trong dòng chảy lịch sử - 11

Một cảm tưởng đầy xúc động.

Không gian đa sắc về Cầu Long Biên trong dòng chảy lịch sử - 12

Triển lãm có rất nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố rộng rãi.

Không gian đa sắc về Cầu Long Biên trong dòng chảy lịch sử - 13

Triển lãm được tô điểm thêm bằng các bức tranh, ảnh và hiện vật của các nhiếp ảnh gia, các cá nhân trong và ngoài nước, góp phần vẽ lên một bức tranh đa sắc về cây cầu lịch sử.

Không gian đa sắc về Cầu Long Biên trong dòng chảy lịch sử - 14

Không gian đa sắc về Cầu Long Biên trong dòng chảy lịch sử - 15

Không gian đa sắc về Cầu Long Biên trong dòng chảy lịch sử - 16

Góp phần lan tỏa hơn nữa ý nghĩa lịch sử và giá trị văn hóa của cầu Long Biên, Thời báo Văn học nghệ thuật đã thực hiện một tuyến bài viết ghi nhận ý kiến của các chuyên gia về cây cầu lịch sử này, mời độc giả đón xem:

Chuyện cầu Long Biên: Bài 1 - "Chứng nhân lịch sử"

Chuyện cầu Long Biên: Bài 2 - "Bảo tồn mà lại làm mới là thiếu kiến thức"

Chuyện cầu Long Biên: Bài 3 - “Những di sản nên được trao truyền”

Chuyện cầu Long Biên: Bài 4 - Hài hòa lợi ích quốc gia, quan hệ quốc tế

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Hà Phạm Phú sinh ngày 15/9/1943 trong một gia đình nông dân ở làng Hạ Đan, xã Đan Hà, huyện Hạ Hòa, một vùng quê hẻo lánh thuộc tỉnh Phú Thọ, nên tuổi thơ của anh ít điều kiện được học hành chu đáo. Mãi đến sau ngày hòa bình lập lại mới được cắp sách đến trường, rồi khi lên học ở trường cấp III Hùng Vương, Hà Phạm Phú mới có điều kiện tiếp cận văn học. Đặc biệt, sự cuố

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Kế hoạch áp thuế 50% lên đồng nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump đã khiến giá đồng tăng vọt lên mức cao chưa từng thấy. Nhưng đằng sau đó là những hệ lụy có thể ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế Mỹ — từ sản xuất, xây dựng cho đến túi tiền của người tiêu dùng.

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba” không chỉ là tư liệu quý mở rộng thêm những lát cắt sâu sắc về tâm hồn, lý tưởng và cuộc đời của nữ bác sĩ, liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Thùy Trâm, mà còn là kết tinh của hành trình gìn giữ đầy tâm huyết từ những người thân trong gia đình bà. Qua từng trang viết được sưu tầm và lưu giữ công phu suốt n