Trương Hoàng Thêm – Đỗ Thùy Mai: Tác phẩm của trái tim cùng nhịp đập

Trước hết, hãy nói về nghề. Trương Hoàng Thêm (sinh năm 1954) và Đỗ Thùy Mai (sinh năm 1963), họ đều bắt đầu từ nghề báo rồi bị cuốn hút vào cuộc trình diễn ánh sáng và sắc màu trong cuộc sống thôi miên, cám dỗ và cả hai trái tim hòa cùng nhịp đập ấy đã để lại cho đời những tác phẩm còn mãi với thời gian; với những lời tâm sự chân thành: “Vợ chồng tôi sống bằng nghề báo. Từ môi trường hoạt động báo chí, chúng tôi bước vào lĩnh vực Nhiếp ảnh Nghệ thuật như một lẽ tự nhiên, dần dần yêu thích và đam mê.

Suốt chiều dài hình chữ S, chúng tôi có duyên được gặp gỡ và lưu giữ nhiều khoảnh khắc về đất nước - con người Việt Nam… Dẫu là tình cờ, bất chợt hay được sắp đặt từ những ý tưởng được phác họa trước đó thì những cảnh vật quê hương và những con người đời thường với nhiều cung bậc cảm xúc luôn chiếm trọng tâm trong tác phẩm của đời mình”

Xem Giọng của sắc màu - tên của sách ảnh, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cảm nhận: “…sẽ không dễ dàng với đôi nghệ sĩ Hoàng Thêm - Thùy Mai khi chọn 111 bức từ hàng nghìn hình ảnh trong sự nghiệp sáng tạo của mình để mang vào ấn phẩm “in làm kỷ niệm”! Nhưng cuốn sách không khiêm nhường vậy, bởi nhiều khoảnh khắc được lưu giữ như một thứ hổ phách khi cảnh và người ngoài đời đã bị mai một trước năm tháng - thời gian…”.

Ở tận cùng nơi Đất Mũi Cà Mau nhưng tâm hồn đồng điệu trong cách nhìn, cách cảm và trong cách thể hiện bằng một thủ pháp nghệ thuật điêu luyện, Trương Hoàng Thêm với những tác phẩm giàu chất thơ, chất trữ tình như Non nước Cát Bà; Nét đẹp vùng cao; Sapa trong mây; Vũ khúc tình yêu, với Nhịp điệu lao động; Xóm lưới Rạch Tàu, với Mở đất; Lối về, Qua đồi cát… Đặc biệt anh ghi dấu ấn với người xem ảnh như Cầu Mỹ Thuận, Dinh thự Vua Mèo, Những điểm sáng, Bếp nồng…

Với thể loại ảnh chân dung, Trương Hoàng Thêm lưu ý: “Mỗi cuộc đời dù lặng lẽ hay sôi động, đều mang theo những khoảnh khắc Đẹp mà nhiếp ảnh cần nắm bắt” và anh chứng minh bằng những gương mặt Thiếu nữ Khmer hiền dịu trong sáng, hồn nhiên và anh cố định vĩnh viễn bức chân dung bốc lửa: Nghệ sĩ Nhân dân Y Moan sống mãi cùng năm tháng với núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Tài năng nắm bắt sự kiện và khoảnh khắc trong ảnh chân dung Trương Hoàng Thêm là ở chỗ đó.

Với Đỗ Thùy Mai, nhà văn Nguyễn Thị Việt Hà viết: “Đỗ Thùy Mai đã thu vào ống kính những lát cắt cuộc sống trên mọi hành trình… Đỗ Thùy Mai đặc biệt dành tình cảm cho phụ nữ và trẻ em. Đó là thế giới với bao nỗi niềm, lòng yêu thương và trắc ẩn. Với Thiên sứ chị đã phải vào bệnh viện nhiều lần cho đến khi “bắt” được khoảnh khắc chào đời của ba cháu bé sơ sinh với ba sắc thái khác nhau mà khi ngắm nhìn, nhiều người phải rung động với vẻ đáng yêu tinh khiết ấy. Hình tượng phụ nữ trong góc nhìn của Đỗ Thùy Mai rất đa đoan, rất đẹp, dù ở trong trạng thái nào. Năm 2018, chị là nữ NSNA duy nhất tham dự triển lãm “Ảnh nude nghệ thuật lần thứ I” tại Hà Nội (Việt Nam) với tác phẩm Đường nét của tạo hóa đẹp đến mê hồn.

Ảnh Đỗ Thùy Mai nhẹ nhàng mà sâu lắng, với Đi học sớm đẹp như một bức tranh lụa huyền ảo, Mưa rừng Cà Mau, Nguyện và tinh tế trong ánh sáng vàng dịu nhẹ: Nắng sớm trên đầm Đá Bạc trong Cất vó, âm thầm lặng lẽ mà sâu lắng như trong Mưu sinh, Gốm Bát Tràng… Đỗ Thùy Mai tài năng trong nắm bắt hình tượng độc đáo như: Hạc đỏ, Sự học - Nguồn sáng cuộc đời, trong Nhẫn, Vương miện Sếu… Đặc biệt tác phẩm Thiên sứ đã làm nên một nữ Nhiếp ảnh gia Đỗ Thùy Mai độc đáo trong khoảnh khắc tuổi thơ.

Tìm trong nét đẹp hình thể người cùng giới cũng là thành công đặc biệt trong thể loại ảnh “Nude” nghệ thuật với Những đường cong và Đường nét của tạo hóa - Đỗ Thùy Mai đã khám phá và thể hiện nét đẹp của tạo hóa một cách trong sáng và thuần khiết. Đây cũng lả đỉnh cao thẩm mỹ mà Đỗ Thùy Mai đạt tới.

111 tác phẩm in trong sách, nhiều ảnh đã đạt giải cao, đoạt huy chương Vàng, Bạc, Đồng trong các cuộc thi và triển lãm Ảnh Nghệ thuật trong nước và quốc tế. Tôi không lấy đó làm thước đo tài năng nghệ thuật, là thước đo cao nhất.

111 tác phẩm của Trương Hoàng Thêm và Đỗ Thùy Mai được xem như một cuộc trình diễn ánh sáng, bố cục, sắc màu ngoạn mục; là một tập truyện ngắn tinh tuyển trong văn học; một tập thơ hay; một tập tùy bút văn học giàu Mỹ cảm, một bản hợp xướng trong âm nhạc mà Trương Hoàng Thêm và Đỗ Thùy Mai - Hai trái tim hòa cùng nhịp đập, đã làm thức dậy cảm xúc thẩm mỹ nơi người xem.

Một số tác phẩm của Trương Hoàng Thêm và Đỗ Thùy Mai:

Trương Hoàng Thêm – Đỗ Thùy Mai: Tác phẩm của trái tim cùng nhịp đập - 1

Nghệ sĩ Nhân dân Y Moan. Ảnh: Trương Hoàng Thêm

Trương Hoàng Thêm – Đỗ Thùy Mai: Tác phẩm của trái tim cùng nhịp đập - 2

Quà của biển (T106). Đỗ Thùy Mai

Trương Hoàng Thêm – Đỗ Thùy Mai: Tác phẩm của trái tim cùng nhịp đập - 3

Hạc đỏ (T58). Đỗ Thùy Mai

Trương Hoàng Thêm – Đỗ Thùy Mai: Tác phẩm của trái tim cùng nhịp đập - 4

Đường nét của tạo hóa (T75). Đỗ Thùy Mai

Trương Hoàng Thêm – Đỗ Thùy Mai: Tác phẩm của trái tim cùng nhịp đập - 5

Vạt nắng chiều (T144). Trương Hoàng Thêm

Hoàng Kim Đáng

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thăng Long “ngũ trấn”

Thăng Long “ngũ trấn”

Ai cũng biết thành Thăng Long xưa có tứ trấn, tức 4 ngôi đền thờ 4 vị thần hộ vệ kinh thành ở 4 mặt.

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Ngôi nhà cũ của gia đình nằm trong diện giải tỏa và được đền bù hơn 3,4 tỷ đồng. Vì biết rõ ngôi nhà đó là tài sản của bố dượng từ trước khi mẹ tôi tái hôn, nên tôi hoàn toàn không có ý định đụng đến khoản tiền này. Chồng tôi cũng rất hiểu chuyện, chưa từng một lần gợi ý tôi phải tranh giành gì.

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Có lẽ không một loài hoa nào ăn sâu vào đời sống tinh thần của Nhân dân ta như hoa sen. Bao nhiêu thơ văn, cả bác học lẫn bình dân đã ngợi ca hoa sen, cả hội họa, kiến trúc, bao nhiêu vùng quê, bao nhiêu cơ sở, bao nhiêu vật phẩm, bao nhiêu người lấy hoa sen làm tên… Hoa sen tồn tại trong cuộc sống hàng ngày và trong đời sống văn hóa của dân tộc như một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truy

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Trong một đời người, đã bao giờ bạn có được một chuyến du ngoạn ở một cảnh sắc sơn thủy hữu tình bằng trên một chuyến đò để được cảm nhận một cảnh sắc đất Việt, được hòa nhịp thở vào chốn bồng lai, rồi hoài niệm về lịch sử của cảnh sắc đó, mảnh đất đó trong sừng sững lịch sử của Việt Nam chúng ta.