Không nên để hoang hóa ước mơ và khát vọng

Nhân dịp kỷ niệm 68 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2022) và chào mừng thành công Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, một nhóm các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học và nhà văn, nhà báo lại có dịp trò chuyện với Doanh nhân cựu Chiến binh Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình về những vấn đề phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của Thủ đô, vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp Việt trong việc tham gia phát triển kinh tế bằng nội lực và khát vọng làm giàu vì đất nước,vì người dân, nhất là người nghèo đồng thời nêu lên những băn khoăn trăn trở về những bất cập trong thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ và công chức, viên chức trong thực thi công vụ theo quy định của Pháp luật, cụ thể  là việc giải quyết các dự án đầu tư của doanh nghiệp trong đó có đề án xây dựng Trung tâm thương mại, oulet V+ mà Tập đoàn đề xuất và kiên trì theo đuổi nhiều năm nay. Thời báo Văn học nghệ thuật xin giới thiệu các ý kiến trao đổi về vấn đề này.

Doanh nhân Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình: Nguyện vọng từ nay đến cuối đời của tôi là làm được hai việc, xây dựng được Hệ thống trung tâm thương mại, Oulet V+tại Hà Nội và Xây nhà ở xã hội cho người nghèo.

Không nên để hoang hóa ước mơ và khát vọng - 1

Chủ tịch tập đoàn Hòa Bình Nguyễn Hữu Đường

Năm 2022, bất chấp những khó khăn, thách thức của tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, Tập đoàn Hòa Bình bên cạnh việc tập trung nỗ lực khắc phục những khó khăn nội tại, nhất là khôi phục việc sản xuất kinh doanh, bảo đảm đời sống cho gần 3000 lao động, chúng tôi đã làm được một việc lớn thỏa mãn tâm nguyện bấy lâu nay, đó là mời được hàng nghìn các thương binh nặng trong cả nước về Hà Nội, về với khách sạn Vàng - Hanoi Golden Lake để tri ân.

Trong một tháng trời, chúng tôi đã phối hợp với Cục Người có công, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các địa phương, Công an Thành phố Hà Nội đón tiếp, giao lưu và phục vụ chu đáo, ân tình những người đã hy sinh một phần thân thể vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Kết quả của chương trình tri ân là các đồng đội đã hiểu thêm về quá trình 36 xây dựng và trưởng thành của Hòa Bình mà khởi đầu là 9 người trong đó có 8 người là binh nặng và một người là cựu chiến binh. Những điều mắt thấy tai nghe và sự khích lệ, động viên của các thương binh là đồng đội một thời đạn bom đã tiếp thêm động lực, niềm tin để Hòa Bình có thể tiếp tục thực hiện những ước mơ, những mong muốn còn chưa thực hiện được.

Nói thật là dù đã làm được những công trình không chỉ cho Tập đoàn mà còn mang lại những địa chỉ Vàng cho đất nước, cho Hà Nội, nhưng hiện nay chúng tôi chỉ mong muốn làm được hai việc.

Việc thứ nhất là được Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Thành ủy, Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội khẩn trương xem xét Đề án Xây dựng Trung tâm thương mại, Oulet V+ tại Đông Anh, và việc thứ hai là Đề án tham gia xây dựng nhà ở xã hội theo chương trình của Chính phủ để hàng vạn, hàng vạn cán bộ, công chức, viên chức cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân lao động ở Thủ đô chỉ sống bằng đồng lương chân chính có mái ấm để an cư lạc nghiệp với giá thành thấp nhưng chất lượng công trình lại có chất lượng tốt.

Tôi thực sự đau lòng khi tìm hiểu và được biết, tại quyết định số 61/QĐ-TTg ngày 29/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế đặc thù cho tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài, dành 1.801ha làm quỹ đất phát triển ưu tiên nhất là thương mại, thứ hai là dịch vụ và thứ ba là vui chơi giải trí. Rất đáng buồn là tuyến đường với những khu đất vàng này hiện nay vẫn đề hoang hóa cho cỏ mọc, nuôi trâu bò. Ngay cả một dự án công viên Kim Quy được cấp đất ngày 21/11/2016, khởi công ngày 02/09/2016 nhưng đến nay cũng để hoang hóa.

Nhận thấy cơ hội để có thể tham gia phát triển kinh tế Thủ đô, cụ thể là phát triển thương mại dịch vụ và vui chơi giải trí để khẳng định vai trò tự lực tự cường của doanh nghiệp Việt và tạo điều kiện cho doanh nghiệp cùng hàng triệu hộ nông dân Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm Việt chất lượng cao, xóa đói giảm nghèo và thu hút khách du lịch đến mua sắm hàng tốt, hàng rẻ.

Chúng tôi cam kết sẵn sàng ứng tiền giải phóng mặt bằng thay cho nhà nước để dự án có thể được đẩy nhanh, và nữa, chúng tôi sẽ giảm giá thuê mặt bằng cho cảc doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế với điều kiện là phái bán hàng tốt và giá cả hợp lý nhất để người tiêu dùng hưởng lợi.

Công trình này sau 10 năm hoạt động, Hòa Bình sẽ tặng lại thành phố Hà Nội. Vì vậy từ năm 2015, chúng tôi tôi đã có nhiều văn bản trình Lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội và TP Hà Nội cho chúng tôi được lập đề án Xây dựng trung tâm thương mại và Oulet V+, biến một phần nhỏ trong diện tích đất vàng 1.801ha thành điểm sáng về thương mại dịch vụ vui chơi giải trí mang tầm vóc Việt đích thực để có thể tự hào với khu vực và châu lục. Nhưng rất tiếc là đến nay đề xuất của chúng tôi vẫn chưa có câu trả lời chính thức có được làm hay không?

Nhà báo, luật gia Bùi Luật Dân: Việc gì tốt có lợi cho dân, cho nước mà không làm là có tội

Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đều đã khẳng định quan điểm của Đảng và nhà nước ta nhất quán coi trọng phát triển doanh nghiệp doanh nhân Việt để khơi đậy khát vọng phụng sự đất nước và thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế. Các Luật cũng khẳng định doanh nghiệp vốn FDI hay doanh nghiệp Việt đều bình đắng trước pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, được nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp.

Nhưng là nguời gắn bó với Tập đoàn Hòa Bình nhiều năm nay, tôi được biết Tập đoàn Hòa Bình đã trình xin chủ trương đề án Xây dựng Hệ thống Trung tâm Thương mại, Oulet V+ tại Đông Anh, Hà Nội song đến nay vẫn chưa được hồi âm.

Không nên để hoang hóa ước mơ và khát vọng - 2

Phối cảnh Trung tâm Thương mại,oulets V+ tại Đông Anh, Hà Nội   

Chúng ta đều biết, với chính sách mở của thông thoáng để thu hút đầu tư nước ngooài, các doanh nghiệp FDI đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước và ở một số ngành hàng, doanh nghiệp Việt đã thua ngay trên sân nhà. Chỉ tính riêng các trung tâm thương mại thôi, thì ngay trên địa bàn Thủ đô, các ông lớn như Lotte, Aeon, Big C… đều giành các khu đất vàng và đều chiếm lĩnh thị trường phân phối sản phẩm hàng hóa ngoại. Như vậy thì các trung tâm thương mại Việt Nam do người việt Nam làm chủ, bán hàng Việt Nam và các hàng hóa ngoại làm sao trụ vững hoặc phát huy sức mạnh?

Sự dũng cảm của Hòa Bình khi quyết định xây dựng Hệ thống Trung tâm thương mại của người Việt, bán hàng Việt chất lượng cao, giá cả phù hợp đáng lẽ phải được xem xét ủng hộ, nhưng ngược lại nó lại bị chìm vào im lặng. Vậy có nên đặt câu hỏi: Phải chăng có uẩn khúc gì đây đối với dự án của Hòa Bình? Nó không khả thi? Nó xâm phạm lợi ích của ai? Vì sao đã có văn bản của Chính phủ chuyển cho Hà Nội xem xét trả lời doanh nghiệp mà đến nay vẫn chưa trả lời có hay không đồng ý cho doanh nghiệp được thực hiện đề án. Trách nhiệm này thuộc về ai?

Bác Hồ từng nói: Việc gì tốt có lợi cho dân, cho nước mà không làm thì đó là có tội với dân, với nước. Thật đáng tiếc nếu một dự án như của Hòa Bình mà không được thực hiện. Nó không chỉ gây lãng phí tài nguyên, kìm hãm sự phát triển mà còn làm triệt tiêu khát vọng đóng góp của doanh  nghiệp, doanh nhân đối với đất nước, đối với Thủ đô.

Nguyễn Trần Duy: Nhiều câu hỏi cần có lời giải đáp để các tài nguyên không bị đắp chiếu

Hà Nội là thủ đô của cả nước, là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất nước, được cả nước quan tâm hợp tác và hỗ trợ, được Nhà nước quan tâm đặc biệt ban hành một bộ luật đặc thù của thủ đô, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Hà Nội phát triển.

Sau nhiều năm đổi mới, tuy đã lớn mạnh lên nhiều, nhưng so với một số địa phương khác thông qua các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thì Hà Nội chưa phải là địa phương năng động nhất, thông thoáng nhất trong việc tận dụng khai thác những tiềm năng quí báu của vùng đất thiêng liêng này.

Một trong những tiềm năng quí báu nhất mà Hà Nội sở hữu đó là thế mạnh đất đai. Những khu đất rộng nằm ở ven đô, gần trục giao thông, gần khu dân cư… đều là đất vàng đất bạc. Những mảnh đất rộng nằm ở những vị trí đắc địa trong nội thành lại được gọi là đất kim cương, đất bạch kim. Thế nhưng không hiểu vì sao cho đến nay, Hà Nội còn tồn tại một hiện tượng khá phổ biến là vẫn để hoang hóa không ít những khu đất có giá trị như thế.

Không nên để hoang hóa ước mơ và khát vọng - 3

Đất vàng bị bỏ hoang     

Có thể kể ra vài ví dụ: Khu đất bạch kim là nền cũ Nhà máy Rượu Hà Nội có diện tích hàng hecta bỏ hoang từ ngày phá dỡ nhà máy rượu 10 năm nay rồi. Khu đất kim cương là nền cũ Trung tâm triển lãm Giảng võ có diện tích nhiều hecta cũng để cỏ mọc gần chục năm. Một quỹ đất khổng lồ rộng 1.800ha nằm ven tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài xuất hiện từ ngày hình thành cầu Nhật Tân và con đường cao tốc lên sân bay Nội Bài, quỹ đất vàng đó tính đến nay cũng gần chục năm vẫn để cỏ mọc, hầu hết chưa được khai thác…

Trước cảnh những tiềm năng quí báu bị “đắp chiếu” lâu dài chưa thấy hồi kết, nhiều người quan tâm đến sự phát triển của thủ đô đã nêu lên những câu hỏi: Phải chăng không có nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào những khu đất đó? Hay là đã có chủ đầu tư nhưng tiềm năng tài chính có hạn nên nhận đất rồi mà không đủ năng lực thực hiện? Hoặc là giải phóng mặt bằng để đón nhà đầu tư nước ngoài theo kiểu “dọn ổ cho đại bàng đến làm tổ” nhưng đại bàng chưa tới?... 

Thực tế của đời sống sản xuất kinh doanh ở Hà Nội lại còn có những hiện tượng phong phú hơn thế nữa, từ đó có thể đặt thêm những câu hỏi bổ sung vào lô những câu hỏi chưa được giải đáp.

Tập đoàn Hòa Bình có trụ sở chính ở Hà Nội, có chức năng kinh doanh tổng hợp, là công ty Việt Nam trăm phần trăm và có tiềm năng kinh tế lớn, sở hữu khách sạn Hanoi Golden Lake và Danang Golden Bay cùng nhiều cơ sở kinh doanh khác.

Trong chiến lược phát triển của mình, Hòa Bình đã xây dựng một dự án lớn, đầu tư xây dựng và khai thác một khu thương mại tổng hợp gồm có trung tâm thương mại, khu dịch vụ tổng hợp, khu du lịch và khu vui chơi giải trí.

Ngày 15/9/2020, Công ty TNHH Hòa Bình thuộc Tập đoàn Hòa Bình đã trình lên UBND Hà Nội ý kiến đề xuất cho phép được triển khai dự án Xây dựng Trung tâm thương mại V+ tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội theo hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu.

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng đã có công văn báo cáo đồng chí Bí thư và Chủ tịch Hà Nội, khẳng định đây là một dự án thiết thực và có tính khả thi cao, đồng thời kiến nghị Hà Nội quan tâm giúp đỡ để dự án được triển khai thực hiện. Tuy nhiên kể từ đó  đến nay đã hai năm trôi qua, UBND TP Hà Nội vẫn chưa đồng ý cho dự án được triển khai thực hiện.

Thời gian là vàng bạc, là của cải vật chất, điều đó càng có ý nghĩa hơn đối với công việc làm ăn kinh tế, đối với các doanh nghiệp. Để góp phần khai thông những tiềm năng vật chất, mau chóng đưa chúng vào dòng chảy sản xuất kinh doanh, làm giàu cho cho đất nước, cho thủ đô, cho các doanh nghiệp và người dân, thiết nghĩ, những quan tâm, lo lắng của người dân về sự chậm trễ trong việc khai thác đất đai cần được các vị lãnh đạo ở Hà Nội quan tâm và tìm kiếm lời giải đáp bằng những việc làm cụ thể.

GS. Phạm Việt Hưng (hiện sinh sống tại Sydney – Australia): Tại sao người Việt không thể làm chủ các trung tâm thương mại của chính mình?

Tôi là người tôn thờ Louis Pasteur đến mức coi ông là người có công đức lớn như trời biển, vì ông dâng hiến cả cuộc đời vì nhân loại. Trong chuyến về nước vừa qua tôi hân hạnh được gặp và quen biết doanh nhân Nguyễn Hữu Đường Chủ tịch Tập đoàn Hoà Bình – ông cũng là người “si mê” Pasteur như tôi!

Reuters - hãng thông tấn lớn nhất thế giới có bài viết nói: Ông Nguyễn Hữu Đường là kiểu nhân vật mà một nước như Philippines nên có. Bởi vị cựu chiến binh này đã trở thành một đại gia có một lòng yêu nước mãnh liệt, bốn thập niên trước ông từng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Đây quả thực là một câu chuyện ấm lòng! Nó giải thích tại sao Việt Nam đã đánh bại được một cường quốc trên thế giới trong cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài. Chủ nghĩa yêu nước và lòng yêu nước như vậy quả thật khó tìm thấy ở Philippines, đặc biệt trong nhóm người có kinh tế giàu nhất Philippines. Đứng trước tình trạng đói nghèo và thất nghiệp ở một số tỉnh của Philippines có thể được giải quyết bằng ý tưởng độc đáo này. Nó đáng được thử nghiệm ở một tỉnh hải đảo như Masbate hay Guimaras. Chắc chắn hiệu quả sẽ được trả lời.

Doanh nhân Nguyễn Hữu Đường nhận thấy nền kinh tế Việt Nam đang bị chèn ép bởi những dòng hàng hóa rẻ, số lượng lớn trị giá nhiều tỉ đô từ Trung Quốc ào ạt đổ vào Việt Nam bằng nhiều con đường đang cạnh tranh khốc liệt về giá với các sản phẩm nội địa Việt Nam. Bởi vậy, ông đã triển khai một kế hoạch giải cứu nền kinh tế bằng một đề án có một không hai, đủ sức cạnh tranh trên thương trường.

Tôi rất may mắt đã được doanh nhân Nguyễn Hữu Được trực tiếp giới thiệu nội dung Đề án Trung tâm thương mại V+, miễn phí mặt bằng hoặc thu phí mặt bằng tượng trưng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân có mặt bằng để mua, bán sản phẩm mà họ làm ra, chỉ khi nào bán được sản phẩm mà mình làm ra thì doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững, người dân mới có việc làm và thu nhập ổn định.

Trung tâm thương mại V+ sẽ giúp chúng ta lấy lại và làm chủ hệ thống thương mại, điều tiết được sản xuất trong nước, tạo ra nơi bán hàng có chất lượng tốt nhất với giá rẻ nhất thế giới, góp phần thu hút lượng rất lớn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách quốc tế.

Nhà nước không phải bỏ ra một đồng nào để xây dựng, vận hành trung tâm thương mại V+, nhưng mỗi năm thu được tối thiểu 20.000 tỷ đồng tiền thuế từ 10.000 gian hàng, đại diện cho 10.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước kinh doanh tại đây, đồng thời tạo ra 20.000 - 30.000 việc làm trực tiếp, tạo ra hệ sinh thái gồm hàng nghìn doanh nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ trung tâm thương mại này, qua đó tạo ra hàng triệu việc làm.

Hiện nay chúng ta đang cung cấp nhân công cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta với mức lương rẻ mạt chỉ bằng 10% mức lương tối thiểu trả cho người lao động làm việc tại nước họ. Nếu chúng ta làm chủ được hệ thống thương mại, điều tiết được sản xuất trong nước thì chúng ta sẽ có điều kiện ép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng mức lương tối thiểu của người lao động Việt Nam trước mắt bằng 50% mức lương tối thiểu của người lao động làm việc tại nước họ.

Đề án này thực sự cần thiết về giá trị thực tiễn, tính khả thi rất cao, nếu được triển khai sẽ tác động lên nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó, góp phần thực hiện thành công nhiều chính sách lớn của nhà nước như: Phát triển kinh tế tư nhân, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Là một nhà nghiên cứu và làm khoa học ở nước ngoài, tôi kì vọng Đề án trên sớm được thực hiện góp phần tô thắm cho tổ quốc gấm vóc Việt Nam ngày thêm phồn vinh và tươi đẹp.

Trần Viết Điệp (thực hiện)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Dấu ấn của Viện Phim Việt Nam tại Liên hoan phim châu Á - Đà Nẵng lần thứ ba

Dấu ấn của Viện Phim Việt Nam tại Liên hoan phim châu Á - Đà Nẵng lần thứ ba

Tôi được biết chị Lê Thị Hà - Viện trưởng Viện Phim Việt Nam tại một hội thảo điện ảnh lớn và rất ý nghĩa trong khuôn khổ Liên hoan phim châu Á - Đà Nẵng lần thứ ba (DANAFF III) vừa qua, Hội thảo “Dấu ấn phim chiến tranh của Việt Nam từ sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)”. Hội thảo được tổ chức với mong muốn nhìn nhận và đánh giá một cách toàn diện những thàn

8 loài hoa này dễ trồng chẳng kém gì hoa giấy, đẹp rực rỡ và nở suốt 300 ngày mỗi năm

8 loài hoa này dễ trồng chẳng kém gì hoa giấy, đẹp rực rỡ và nở suốt 300 ngày mỗi năm

Trong giới trồng hoa lan truyền một câu nói: "Đỉnh cao của việc trồng hoa là hoa giấy", ý nói rằng hoa giấy vừa dễ trồng lại đẹp, nên cuối cùng ai cũng sẽ bị nó “chinh phục”. Tuy nhiên, đỉnh cao của việc trồng hoa không chỉ có hoa giấy. Có rất nhiều loài khác cũng dễ chăm, đẹp, nở bền và nhiều. Dưới đây là 8 loại hoa được mệnh danh là “đỉnh cao” không kém.

Giá bạc chuẩn bị bứt phá hay chỉ là “cú lừa” kỹ thuật?

Giá bạc chuẩn bị bứt phá hay chỉ là “cú lừa” kỹ thuật?

Dù vàng sụt giảm sau báo cáo việc làm mạnh mẽ của Mỹ, giá bạc đang có dấu hiệu tăng tốc và thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Với mô hình kỹ thuật “cờ tăng” (Bull Flag) được xác lập, nhiều chuyên gia dự đoán bạc có thể đạt mốc 40 USD/ounce cuối năm nay và có thể chạm 80 USD trong vài năm tới. Tuy nhiên, liệu đây có phải là cơ hội bứt phá thực sự hay chỉ là một “cú lừa” t