Hà Nội thông tin về việc triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất Luật Cư trú

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 2975/UBND-KSTTHC về việc phối hợp triển khai thi hành Luật Cư trú năm 2020, trong đó, có thông tin về việc thu sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và sử dụng CCCD gắn chip để thay thế.

Công văn ban hành nhằm mục đích triển khai thực hiện quy định của Luật Cư trú thống nhất, đồng bộ, hiệu quả nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm phiền hà cho công dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân.

Hà Nội thông tin về việc triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất Luật Cư trú - 1

“sổ hộ khẩu, sổ tạm trú có giá trị đến hết ngày 31/12/2022” 

Theo đó, công văn quy định việc thực hiện các biện pháp, phương thức thông tin và truyền thông trong cơ quan, đơn vị, đặc biệt đối với công chức, viên chức, người lao động tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, tại các phòng, ban, đơn vị tham gia việc giải quyết thủ tục hành chính về các phương thức sử dụng thông tin công dân thay việc xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, gồm:

- Sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú.

- Sử dụng thiết bị đọc QR code trên thẻ căn cước công dân có gắn chíp.

- Sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ căn cước công dân.

Hà Nội thông tin về việc triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất Luật Cư trú - 2

Công văn số 2975/UBND-KSTTHC quy định về việc phối hợp triển khai thi hành Luật Cư trú năm 2020.

Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng chỉ đạo các đơn vị tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn tuyên truyền, hướng dẫn người dân các cách thức sử dụng thông tin công dân thay thế như: Dùng Căn cước công dân gắn chip; Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi thực hiện giao dịch dân sự, thủ tục hành chính; Sử dụng ứng dụng VNEID để phục vụ việc giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự; Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú; Sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Sử dụng thông báo số định danh cá nhân.

Cùng với đó, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn để công dân biết và hiểu về việc “sổ hộ khẩu, sổ tạm trú có giá trị đến hết ngày 31/12/2022” và quy định tại Điều 38 Luật Cư trú năm 2020 “Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, theo quy định của luật này và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú” khi thực hiện các giao dịch dân sự, các thủ tục hành chính của công dân; tuyên truyền, hướng dẫn về các phương thức, cách thức sử dụng thông tin thay thế…

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hiểu đúng về Tiết Thanh minh trong “Truyện Kiều”

Hiểu đúng về Tiết Thanh minh trong “Truyện Kiều”

Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có đoạn miêu tả khung cảnh sinh hoạt của con người trong lễ tảo mộ và hội Đạp thanh (hội dẫm lên cỏ xanh) dịp tiết Thanh minh. Trong đoạn này có nhiều chi tiết gây tranh cãi về cách hiểu.

Mấy kỷ niệm với chàng Đăng Bẩy

Mấy kỷ niệm với chàng Đăng Bẩy

Không nhớ lần đầu tiên gặp gỡ và quen biết Đăng Bẩy như thế nào nữa. Gặp ở đâu, với ai, ấn tượng đầu tiên thế nào. Bây giờ chịu bó tay chấm com như cánh dân mạng hay viết. Nhưng biết chắc một điều rằng khi tôi còn đang lang thang ở Nga làm luận văn Phó tiến sĩ, thì Đăng Bẩy đã nổi như cồn ở Việt Nam. Chàng đã công bố bản dịch truyện vừa “Ra đi không trở lại” của V. Byko

Những câu thơ biết thức

Những câu thơ biết thức

Anh bạn cùng học ngành luật hẹn gặp, vui vẻ khoe vừa mới nghỉ hưu và đưa tôi tập thơ anh cũng kịp cho xuất bản. Nhìn qua đã thấy đẹp và trang nhã như cái “tít” của nó: Thái Hưng - “Đi qua mùa thu” - Nxb Hội Nhà văn 2024. Tôi có cảm giác nhẹ nhàng, đây là tập thơ tình chăng?