“Bệnh viện tinh gọn”- Cuốn sách đạt giải thưởng danh giá Shingo cho ấn phẩm Nghiên cứu và Chuyên môn

Những năm qua, ngành y tế nói chung, các bệnh viện nói riêng đã có nhiều giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Từ việc đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến cải tiến quy trình, cải cách thủ tục hành chính hướng tới đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

Gần đây hơn, một số bệnh viện đã xây dựng đề án hay tổ chức khóa tập huấn về nguyên lý Tinh gọn cho nhân viên của mình. Và mặc dù có rất nhiều tài liệu về nguyên lý Tinh gọn, tại Việt Nam cho đến nay, vẫn chưa có tài liệu chính thức nào nói về cách áp dụng nguyên lý Tinh gọn vào bối cảnh bệnh viện.

Cuốn sách "Bệnh viện tinh gọn - Nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo vệ người bệnh và giữ chân nhân viên y tế" của Mark Graban được Thương hiệu sách Medinsights thuộc Omega+ phát hành vào đầu tháng 3/2023, sẽ đưa ra một số suy nghĩ mới cho những người làm việc trong công tác quản lý bệnh viện. Cuốn sách này nêu ra những điểm mấu chốt của phương pháp Tinh gọn và mô tả những thách thức không dễ vượt qua, đòi hỏi sự thay đổi trong công tác quản lý.

Cuốn sách được xuất bản lần đầu vào năm 2008, trải qua hai lần tái bản, và giờ được dịch sang tiếng Việt với tiêu đề Bệnh viện Tinh gọn, mang đến một cái nhìn tổng quan về nguyên lý Tinh gọn trong bối cảnh bệnh viện, cũng như cách mà các bệnh viện và cơ quan chăm sóc sức khỏe trên thế giới đã sử dụng Tinh gọn để giải quyết những khó khăn của họ, thông qua đó giảm bớt chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời giải tỏa bớt gánh nặng cho đội ngũ nhân viên của mình.

“Bệnh viện tinh gọn”- Cuốn sách đạt giải thưởng danh giá Shingo cho ấn phẩm Nghiên cứu và Chuyên môn - 1“Bệnh viện tinh gọn”- Cuốn sách đạt giải thưởng danh giá Shingo cho ấn phẩm Nghiên cứu & Chuyên môn

Cuốn sách giúp chúng ta trả lời được câu hỏi: “Tinh gọn là gì?”, dành cho tất cả những người đang làm trong ngành y tế nói chung, và trong bối cảnh bệnh viện nói riêng, bao gồm không chỉ những người làm công tác quản lý, những người làm chuyên môn và cả những người làm công tác hỗ trợ.

Với tâm niệm rằng chính những người đang làm việc trong ngành mới là những người hiểu rõ những vấn đề của mình nhất, tác giả không lựa chọn đưa ra quá nhiều ý tưởng, mà tập trung vào một số vấn đề mang tính hệ thống thường gặp trong ngành y tế để đưa ra ví dụ và phân tích cách Tinh gọn có thể giúp họ giải quyết các vấn đề này.

 Giữ đúng tinh thần của tư duy Tinh gọn, nội dung của cuốn sách được viết ra không nhằm mục đích áp đặt cách xử lý vấn đề lên hệ thống y tế. Điều tác giả mong muốn là thông qua những ví dụ và các phân tích của cuốn sách, những người đang làm việc trong hệ thống y tế sẽ hiểu về phương pháp Tinh gọn, cách các phương pháp Tinh gọn có thể được sử dụng để giải quyết một số vấn đề, sau đó đưa ra giải pháp phù hợp với thực tế cho chính nơi mình đang làm việc.

“Bệnh viện tinh gọn”- Cuốn sách đạt giải thưởng danh giá Shingo cho ấn phẩm Nghiên cứu và Chuyên môn - 2

Hai chương đầu, tác giả nhắm đến mục đích trả lời cho các câu hỏi: Tại sao lại cần áp dụng Tinh gọn trong bệnh viện? Liệu điều đó có phải là làm gọn lại bộ máy hoạt động, với cách dễ dàng nhất là sa thải nhân viên hay không? Và nếu không phải, vậy thực sự Tinh gọn là gì?

Các chương tiếp theo, từ chương 3 đến chương 11, tác giả đi sâu và một số vấn đề phổ biến trong ngành y tế, những vấn đề mà chắc chắn không ai thấy xa lạ, bất kể có đang làm việc trong ngành y tế hay không: lãng phí; quy trình và chuẩn hóa quy trình; văn hóa đổ lỗi cho cá nhân, xử lý vấn đề theo kiểu đối phó thay vì tìm cách giải quyết nguyên nhân gốc rễ; chậm trễ và quá tải trong bệnh viện; và một vấn đề vô cùng nhức nhối hiện nay, là lôi kéo, giữ chân và dẫn dắt đội ngũ nhân viên y tế trong bệnh viện.

Trong chương 12, sau khi đã đưa ra sự cần thiết của việc áp dụng Tinh gọn vào bối cảnh bệnh viện, cũng như các dẫn chứng trên thế giới về cách các cơ sở y tế khác nhau đối mặt với vấn đề của họ và giải quyết chúng bằng Tinh gọn, tác giả sẽ giúp độc giả trả lời câu hỏi: Vậy để áp dụng Tinh gọn, tôi cần bắt đầu từ đâu?

Đến chương 13, chương cuối cùng, Mark Graban chia sẻ với độc giả tầm nhìn của ông, không chỉ dừng lại việc tìm ra “Toyota của ngành Y tế”, mà hướng tới một hệ thống chăm sóc sức khỏe Tinh gọn.

Mark Graban - một chuyên gia cấp quốc tế trong lĩnh vực “y tế Tinh gọn”, với tư cách là một nhà tư vấn, tác giả sách, diễn giả và blogger. Ông hai lần nhận Giải thưởng Shingo cho Ấn phẩm Nghiên cứu & Chuyên môn (cho quyển sách này và Healthcare Kaizen).

Mark là một chuyên gia cải tiến giàu kinh nghiệm, với nền tảng là kỹ sư cơ khí và công nghiệp và bằng MBA của chương trình Sloan Leaders for Global Operations của MIT. Mark đã làm việc trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm xe ô tô (General Motors), điện tử (Dell) và sản phẩm công nghiệp (Honeywell). Tại Honeywell, Mark đạt chứng nhận là “chuyên gia Tinh gọn” (Đai đen Tinh gọn).

TLinh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

“Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật” là một hội thảo ý nghĩa được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), giúp lan tỏa những giá trị của Điện Biên Phủ trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Đồng thời, thúc đẩy sự thăng hoa, bền bỉ, nuôi dưỡng cảm xúc sáng tạo cho các văn ng

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

Trong khuôn khổ chương trình “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”, đoàn đại biểu là các văn nghệ sĩ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã có dịp đến thăm và tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học Him Lam, đồng thời phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Hoan Hô chiến sỹ Điện Biên”. Sự kiện do Thời báo Văn học nghệ thuật, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Điệ

Thi nhân bầu rượu túi thơ

Thi nhân bầu rượu túi thơ

Tết, dẫu ngày thường không hay rượu thì, chí ít mỗi người dù già trẻ, gái trai, đều có thể nâng một ly rượu thơm nồng mừng xuân, mừng năm mới. Người ta nói đến “văn hóa rượu”, vì rượu là một trong những phát minh quan trọng của loài người (nhiều ý kiến còn cho là sau việc phát minh ra lửa!?). Muốn cảm nhận được cái nhã thú của văn hóa rượu, thiết nghĩ có một cách, hãy tìm đ