Bức tranh vẽ về thời cách đây 4 thế kỷ ẩn chứa chi tiết "du hành thời gian"?

Những người theo thuyết âm mưu tin rằng, họ đã tìm thấy bằng chứng về du hành thời gian trong một bức tranh vẽ từ năm 1937.

Bức tranh vẽ về thời cách đây 4 thế kỷ ẩn chứa chi tiết "du hành thời gian"? - 1

Bức tranh “Mr. Pynchon and the Settling of Springfield” vẽ vào năm 1937 (ảnh: The Sun)

Bức tranh “Mr. Pynchon and the Settling of Springfield” (ngài Pynchon và chuyến du hành tới Springfield) do họa sĩ người Mỹ Umberto Romano vẽ năm 1937 gây tranh cãi khi có một chi tiết “lạ”, The Sun hôm 3/6 đưa tin.

Bức tranh mô tả cảnh William Pynchon – thương nhân nổi tiếng người Anh – tới Springfield (nay là thành phố Springfield, bang Massachusetts, Mỹ) vào năm 1620. Bức tranh miêu tả nhiều nhân vật, trong đó có một người đàn ông thổ dân Mỹ đang cầm “vật lạ”. Vật này rất giống với một chiếc điện thoại thông minh hiệu iPhone phổ biến ngày nay.

Bối cảnh của bức tranh là khu vực Bắc Mỹ vào thế kỷ 17, The Sun lưu ý.

Trung tâm của bức tranh là Pynchon (người mặc áo tím). Ông là nhà buôn lông thú nổi tiếng giàu có ở Anh. Pynchon được cho là có công khai phá và thành lập thành phố Springfield, bang Massachusetts.

Trong bức tranh, ông Pynchon mang tới nhiều hàng hóa như vải, đồ gốm, rượu… để trao đổi với dân bản địa Bắc Mỹ.

Người đàn ông, cầm đồ vật giống với điện thoại thông minh, được miêu tả ngồi trong một chiếc bồn, xung quanh là các bình gốm. Ông ta chăm chú nhìn vào “vật lạ” với gương mặt tỏ vẻ ngạc nhiên, xen lẫn thích thú. Ngón tay cái của người thổ dân dường như đang “vuốt màn hình”. 

Bức tranh vẽ về thời cách đây 4 thế kỷ ẩn chứa chi tiết "du hành thời gian"? - 2

Người đàn ông thổ dân nhìn vào “vật lạ” với vẻ mặt thích thú (ảnh: The Sun)

Theo The Sun, tác giả bức tranh – họa sĩ Umberto Romano – qua đời vào năm 1982. 25 năm sau, chiếc iPhone đầu tiên được ra mắt trước công chúng. Bức tranh của ông Romano gây tranh cãi khi nhiều người cho rằng, nó mang yếu tố du hành thời gian.

Daniel Crown – chuyên gia nghiên cứu lịch sử người Mỹ – cho rằng, người thổ dân trong bức tranh của họa sĩ Romano đang nhìn vào một tấm gương nhỏ, thay vì chiếc iPhone.

Vào thế kỷ 17, những tấm gương nhỏ bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở châu Âu. Bức tranh của ông Romano có thể đang miêu tả hình ảnh một người đàn ông thổ dân lần đầu tiên thấy khuôn mặt mình qua gương.

Một số “thám tử mạng xã hội” không tin vào cách giải thích này. Họ cho rằng ai đó đã du hành thời gian và đưa iPhone trở về quá khứ.

Chính Pháp – The Sun

Tin liên quan

Tin mới nhất

Xuất bản lần thứ 2 cuốn “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình

Xuất bản lần thứ 2 cuốn “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình

Trong lịch sử ngoại giao thế giới, Hội nghị Paris về Việt Nam là cuộc hội đàm kéo dài ngày nhất, ròng rã 4 năm, từ năm 1968 đến năm 1973. Hội nghị có 4 trưởng đoàn, trong đó có duy nhất một nữ trưởng đoàn - bà Nguyễn Thị Bình - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao – Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam.

“Suối Cọp” của Hữu Ước - thành công mới của tiểu thuyết  về đề tài lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

“Suối Cọp” của Hữu Ước - thành công mới của tiểu thuyết về đề tài lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Tiểu thuyết “Suối Cọp” của nhà văn Hữu Ước được xuất bản lần đầu năm 2022, lần tái bản gần đây nhất là vào tháng 4 năm 2024, do nhà xuất bản Hội Nhà văn thực hiện. Tiểu thuyết gây tiếng vang lớn, được nhiều người tìm đọc, tiểu thuyết cũng được dịch ra tiếng nước ngoài, xuất bản tại Hungary, Mỹ và Thụy Điển…