Con cá heo gây ra 48 vụ cắn người ở Nhật Bản: Chuyên gia nói điều bất ngờ

Gần 50 vụ tấn công người được cho là do một con cá heo gây ra tại một khu vực ở Nhật Bản. Phải chăng con cá heo này đang tìm kiếm điều gì từ con người?

Con cá heo gây ra 48 vụ cắn người ở Nhật Bản: Chuyên gia nói điều bất ngờ - 1

Một con cá heo lượn lờ sát người bơi ở miền nam Nhật Bản năm 2022. Ảnh: Daily Mail

Sky News ngày 28/8 dẫn lời chuyên gia cho rằng một con cá heo được cho là gây ra gần 50 vụ tấn công người trong 3 năm gần đây có thể do cảm thấy quá cô đơn.

Theo truyền thông địa phương, từ ngày 21/7 đến nay, bãi biển ở thành phố Tsuruga, miền nam Nhật Bản đã ghi nhận 18 vụ tấn công người do một con cá heo mũi chai đực gây ra. Trong 3 năm qua, có 48 vụ cá heo tấn công người ở khu vực này. Các bằng chứng cho thấy  các vụ này do một con cá heo mũi chai gây ra.

Điều này đặc biệt bất thường vì loài cá heo này thường sống theo bầy đàn và hiếm khi tiếp cận chứ chưa nói đến việc tấn công con người.

Chuyên gia Tadamichi Morisaka, làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Cá voi thuộc Đại học Mie (Nhật Bản), đã nghiên cứu hình ảnh vết thương của các nạn nhân bị con cá heo tấn công.

Morisaka cho rằng con cá heo này dường như đã tương tác với con người trong nhiều năm và đã quen với việc đó. 

Vị chuyên gia nhận định, các vết cắn mà con cá heo gây ra thường mang tính chất "chơi đùa", cho thấy "nó chủ yếu muốn tương tác với con người" thay vì muốn tấn công họ.

Nhưng do cá heo có hàm răng sắc nên chỉ cần cắn nhẹ cũng có thể gây thương tích cho con người.

Morisaka cho rằng hành vi của con cá heo này có thể liên quan đến sự cô lập bầy đàn. Cá heo là loài động vật sống bầy đàn, và việc một con cá heo bị tách khỏi bầy có thể dẫn đến những hành vi bất thường như tìm cách tương tác với con người.

Elizabeth Hawkins, giám đốc điều hành của tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận Dolphin Research Australia (Úc), cho biết, khi bị cô lập, cá heo thường cố gắng "thỏa mãn nhu cầu bầy đàn của mình bằng cách tìm đến các loài khác, và trong nhiều trường hợp là con người". 

"Khi bị lạc đàn hoặc bị bỏ rơi, một con cá heo có thể khá hung hăng và cắn người", bà Hawkins nói thêm.

Hiện tại, những du khách và người bơi lội ở Tsuruga đã được cảnh báo phải lên bờ ngay lập tức nếu nhìn thấy cá heo.

Lâm Nhã Du - RT

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thăng Long “ngũ trấn”

Thăng Long “ngũ trấn”

Ai cũng biết thành Thăng Long xưa có tứ trấn, tức 4 ngôi đền thờ 4 vị thần hộ vệ kinh thành ở 4 mặt.

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Ngôi nhà cũ của gia đình nằm trong diện giải tỏa và được đền bù hơn 3,4 tỷ đồng. Vì biết rõ ngôi nhà đó là tài sản của bố dượng từ trước khi mẹ tôi tái hôn, nên tôi hoàn toàn không có ý định đụng đến khoản tiền này. Chồng tôi cũng rất hiểu chuyện, chưa từng một lần gợi ý tôi phải tranh giành gì.

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Có lẽ không một loài hoa nào ăn sâu vào đời sống tinh thần của Nhân dân ta như hoa sen. Bao nhiêu thơ văn, cả bác học lẫn bình dân đã ngợi ca hoa sen, cả hội họa, kiến trúc, bao nhiêu vùng quê, bao nhiêu cơ sở, bao nhiêu vật phẩm, bao nhiêu người lấy hoa sen làm tên… Hoa sen tồn tại trong cuộc sống hàng ngày và trong đời sống văn hóa của dân tộc như một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truy

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Trong một đời người, đã bao giờ bạn có được một chuyến du ngoạn ở một cảnh sắc sơn thủy hữu tình bằng trên một chuyến đò để được cảm nhận một cảnh sắc đất Việt, được hòa nhịp thở vào chốn bồng lai, rồi hoài niệm về lịch sử của cảnh sắc đó, mảnh đất đó trong sừng sững lịch sử của Việt Nam chúng ta.