Phương Tây có áp trần giá dầu, Nga cũng "không hề hấn"?

Dẫn 5 nguồn tin có hiểu biết trực tiếp về quyết định áp trần giá dầu Nga của phương Tây, Reuters cho rằng, giá 65-70 USD/thùng dầu Nga mà G7 dự kiến áp đặt là “không hề hấn” đối với Moscow.

Phương Tây có áp trần giá dầu, Nga cũng "không hề hấn"? - 1

Các bể chứa dầu của Nga (ảnh : Reuters)

Về vấn đề áp trần giá dầu Nga, G7 và EU đến nay vẫn chưa thống nhất được mức giá cuối cùng. Tuy nhiên, kế hoạch áp giá trần đối với dầu xuất khẩu của Nga dự kiến sẽ được G7, EU và Úc thực hiện vào ngày 5/12.

Mục tiêu chính của việc áp giá trần dầu Nga, theo phương Tây tuyên bố, là giảm nguồn tài chính Moscow có thể sử dụng trong xung đột ở Ukraine. Mục tiêu quan trọng khác là kiềm chế giá nhiên liệu, bảo đảm dầu Nga vẫn lưu thông trên thị trường với mức giá dưới mức trần.

EU và G7 đang thảo luận về việc giới hạn giá dầu Nga từ 65 – 70 USD/thùng. Tuy nhiên, đây cũng là giá Nga bán cho một số người mua từ châu Á, theo Reuters.

Nhiều nguồn tin của tờ báo Anh cho hay, một số nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đang mua dầu Nga với mức chiết khấu 25 – 35 USD/thùng so với giá dầu Brent (loại dầu sử dụng để tinh chế dầu diesel và xăng). Giá dầu Brent hiện giao dịch vào khoảng 85 USD/thùng. Như vậy, Nga có thể bán dầu ở mức 65-70 USD/thùng, thấp hơn giá đề xuất của phương Tây.

Dẫn lời chuyên gia Vivek Dhar từ ngân hàng Commonwealth (Úc), CNBC cho rằng, mức trần giá dầu mà G7 và EU cân nhắc áp dụng sẽ không ảnh hưởng nhiều tới nguồn thu của Nga. Trong khi đó, Nga đang tăng xuất khẩu dầu sang các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.

Theo Bộ Tài chính Nga, xuất khẩu dầu ước tính chiếm 42% nguồn thu của Nga trong năm 2022 với khoảng 196 tỷ USD. Năm ngoái, Nga kiếm được khoảng 152 tỷ USD nhờ bán dầu.

Theo Reuters, nếu phương Tây áp giá trần quá cao, Nga sẽ không bị ảnh hưởng về nguồn thu. Ngược lại, nếu đưa ra mức giá quá thấp, Nga có thể cắt giảm sản lượng và khiến thị trường nhiên liệu thêm “chao đảo”.

Hôm 23/11, 27 nước thành viên EU đã thảo về việc áp trần giá dầu Nga nhưng không nhất trí được mức giá 65-70 USD/thùng là cao hay thấp. Các cuộc thảo luận được tiếp tục từ ngày 24 – 25/11.

Một số nước thành viên EU, bao gồm Ba Lan, Lithuania và Estonia cho rằng, 65-70 USD/thùng là mức giá quá cao, trong khi Hy Lạp, Malta và Cyprus phản đối.

Hôm 24/11, Nga đã cảnh báo rằng, nước này sẽ không bán dầu cho các quốc gia ủng hộ áp trần giá dầu Nga.

Phương Tây có áp trần giá dầu, Nga cũng "không hề hấn"? - 2

Phương Tây muốn giới hạn nguồn tài chính Nga sử dụng trong xung đột ở Ukraine (ảnh : Reuters)

Phát biểu hôm 26/11, Tổng thống Ukraine Zelensky kêu gọi EU không chia rẽ trong kế hoạch áp trần giá dầu Nga.

“Không có chia rẽ. Chúng ta phải thực hiện kế hoạch này. Đây là nhiệm vụ số một của chúng ta trong năm nay”, ông Zelensky nói.

Ukraine hiện là ứng viên gia nhập EU.

Theo ông Zelensky, phương Tây cần giới hạn giá dầu Nga ở mức dưới 30 USD/thùng.

“Giới hạn giá là rất quan trọng. Chúng tôi đã nghe nói về mức giá 60 – 70 USD/thùng dầu Nga. Điều đó giống như sự nhượng bộ với Moscow. Chúng tôi biết ơn các nước ở khu vực Baltic và Ba Lan vì đề xuất của họ. Mức giá 30 USD/thùng sẽ tốt hơn nhiều”, ông Zelensky nói thêm.

Chính Pháp – Reuters

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thăng Long “ngũ trấn”

Thăng Long “ngũ trấn”

Ai cũng biết thành Thăng Long xưa có tứ trấn, tức 4 ngôi đền thờ 4 vị thần hộ vệ kinh thành ở 4 mặt.

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Ngôi nhà cũ của gia đình nằm trong diện giải tỏa và được đền bù hơn 3,4 tỷ đồng. Vì biết rõ ngôi nhà đó là tài sản của bố dượng từ trước khi mẹ tôi tái hôn, nên tôi hoàn toàn không có ý định đụng đến khoản tiền này. Chồng tôi cũng rất hiểu chuyện, chưa từng một lần gợi ý tôi phải tranh giành gì.

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Có lẽ không một loài hoa nào ăn sâu vào đời sống tinh thần của Nhân dân ta như hoa sen. Bao nhiêu thơ văn, cả bác học lẫn bình dân đã ngợi ca hoa sen, cả hội họa, kiến trúc, bao nhiêu vùng quê, bao nhiêu cơ sở, bao nhiêu vật phẩm, bao nhiêu người lấy hoa sen làm tên… Hoa sen tồn tại trong cuộc sống hàng ngày và trong đời sống văn hóa của dân tộc như một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truy

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Trong một đời người, đã bao giờ bạn có được một chuyến du ngoạn ở một cảnh sắc sơn thủy hữu tình bằng trên một chuyến đò để được cảm nhận một cảnh sắc đất Việt, được hòa nhịp thở vào chốn bồng lai, rồi hoài niệm về lịch sử của cảnh sắc đó, mảnh đất đó trong sừng sững lịch sử của Việt Nam chúng ta.