Ukraine nói về đội quân 1 triệu người, chuyên gia chỉ ra bất lợi khi phản công

Ukraine nói rằng họ sở hữu đội quân 1 triệu người nhưng các chuyên gia cảnh báo nếu muốn phản công, Kiev cần nhiều thứ khác ngoài số lượng binh sĩ. 

Ukraine nói về đội quân 1 triệu người, chuyên gia chỉ ra bất lợi khi phản công - 1

Các chuyên gia cho rằng nếu muốn phản công thắng lợi, quân đội Ukraine cần nhiều yếu tố khác ngoài số lượng binh sĩ. Ảnh minh họa: Abaca

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov gần đây cho biết, Kiev có thể tập hợp đội quân 1 triệu người, sẵn sàng giành lại phần lãnh thổ bị các lực lượng Nga kiểm soát. Ông Reznikov nhấn mạnh thêm rằng, các binh sĩ Ukraine đã cho thấy họ có thể sử dụng tốt các loại pháo tầm xa do Mỹ và phương Tây viện trợ, mở ra cánh cửa cho việc tiếp nhận thêm nhiều vũ khí hiện đại. 

Dù tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nghe có vẻ ấn tượng nhưng các chuyên gia cho rằng thật khó để tin Ukraine có thể phản công hiệu quả, ngay cả khi có trong tay pháo phản lực phóng loạt HIMARS của Mỹ và pháo phản lực M270 của Anh với tầm bắn khoảng 70 - 80 km. Nếu có, việc thay đổi cục diện quân sự sẽ mất rất nhiều thời gian. 

Ý tưởng về một cuộc phản công "là khá phổ biến ở Ukraine", theo Orysia Lutsevych - một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu chiến lược Chatham House (Anh). Ukraine phải nói về triển vọng của mình và họ phải thuyết phục phương Tây rằng, với sự giúp đỡ của phương Tây, quân đội Ukraine có cơ hội để đẩy lui người Nga. 

Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) ở Anh, Ukraine bắt đầu cuộc xung đột với quân số 125.000 người, cộng thêm 100.000 lính biên phòng và vệ binh quốc gia. Ukraine cho biết, có thể nâng con số đó lên 700.000 người cộng với 300.000 lính bán quân sự. Dù có tập hợp được số lượng 1 triệu quân này, quân đội Ukraine vẫn gặp vấn đề lớn về chất lượng. 

Cuộc xung đột kéo dài hơn 3 tháng ở vùng Donbass cho đến nay đã khiến Ukraine hứng chịu nhiều thương vong do Nga thay đổi sang chiến thuật pháo kích. Các nguồn tình báo Ukraine tiết lộ với các chuyên gia ở Viện nghiên cứu chiến lược Rusi (Anh) rằng, trung bình mỗi ngày có khoảng 100 quân nhân Ukraine thiệt mạng. 

Cộng với số người bị thương khoảng 300 - 400 người/ngày, con số thương vong của Ukraine sẽ rơi vào khoảng 15.000 người/tháng. Tính từ đầu chiến dịch quân sự của Nga đến nay, con số thương vong của Ukraine vào khoảng 35.000 - 45.000 người. Hôm 11/7, Ukraine ước tính có khoảng 7.200 binh sĩ mất tích kể từ đầu xung đột. Nhiều người trong số này tới từ các đơn vị giàu kinh nghiệm của Kiev. 

Ukraine và các đồng minh phương Tây thừa nhận có nhu cầu tăng cường lực lượng chiến đấu. 

Theo Guardian, một số tân binh Ukraine, trong độ tuổi từ 18 đến 60, chưa từng nổ súng. Ban đầu, các tân binh chỉ có thể bắn trúng 50% mục tiêu với súng trường, nhưng sau khi được huấn luyện, tỷ lệ này là 80%. 

Việc huấn luyện quân sự như trên rất quan trọng với người Ukraine, nhưng để có một cuộc phản công thắng lợi, như vậy là chưa đủ. Quân đội Ukraine cần có chiến lược kết hợp sử dụng vũ khí, khả năng huy động lực lượng vào chiến trường và vũ khí tiên tiến của phương Tây. 

Ukraine đã vận động hành lang mạnh mẽ để nhận được các vũ khí viện trợ tiêu chuẩn NATO trước khi nước này cạn kiệt vũ khí. 

Tuy nhiên, các vũ khí mới lại gây ra những khó khăn cho binh sĩ Ukraine như cách sử dụng, kích thước tiêu chuẩn... 

Ngoài ra, Mỹ - một đồng minh cung cấp vũ khí hàng đầu cho Ukraine - vẫn thận trọng về số lượng và loại vũ khí mà họ cung cấp cho Kiev. Cho tới nay, số lượng pháo phản lực phóng loạt HIMARS đã tăng từ 4 lên 12 khẩu.

Dù có nhiều khó khăn, Ukraine vẫn hy vọng, việc tấn công sâu hơn vào phòng tuyến của các lực lượng Nga với pháo và rocket sẽ làm gián đoạn khả năng tấn công của Moscow vào vùng Donbass. 

Ben Barry, một chuyên gia về tác chiến trên bộ của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS ở Anh, nhận định: "Nếu cuộc tấn công của Nga nhằm vào Donbass lên đến đỉnh điểm, Ukraine càng gặp nhiều áp lực buộc phải đưa ra một cuộc phản công lớn. Họ chuẩn bị kỹ lưỡng bao nhiêu thì cơ hội thành công sẽ cao bấy nhiêu. Tuy nhiên, nếu thất bại, đây có thể sẽ là thảm họa chính trị với Kiev". 

Nguyễn Thái - Theo Guardian

Tin liên quan

Tin mới nhất

Việt kiều ở Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ

Việt kiều ở Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ

Do những điều kiện lịch sử cụ thể, nhiều thập kỷ qua, dân tộc ta luôn có một số lượng không nhỏ – với các nguyên nhân khác nhau – đã đến sống và lập nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới, được gọi chung là “Việt kiều”; trong đó, Việt kiều tại Pháp đã đóng vai trò đáng kể, góp phần vào thắng lợi của đất nước qua hai cuộc kháng chiến. Trên con đường

Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn hội hoạ của cô bé 12 tuổi Nguyễn Đăng Vân Châu

Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn hội hoạ của cô bé 12 tuổi Nguyễn Đăng Vân Châu

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc Gia Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Lịch sử dưới góc nhìn của thế hệ trẻ” nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu lịch sử dân tộc và phát huy vai trò của thanh – thiếu niên trong sáng tạo nghệ thuật.

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn

Những trang sử bằng tranh sống động của hoạ sĩ, đại tá Lê Huy Toàn

Hoạ sĩ - Đại tá Lê Huy Toàn là một trong những nghệ sĩ - chiến sĩ có công lớn trong việc ghi lại những khoảnh khắc dấu ấn của chiến tranh. Tác phẩm của ông chứa đựng những ý nghĩa cao đẹp, trong kháng chiến nó thổi bừng lên ngọn lửa nhiệt huyết trong lòng quân và dân ta, trong thời bình nó đem đến niềm xúc động to lớn cho những người được may mắn được sống trong hòa bình.