Ngôi đền thờ thần lửa duy nhất ở Hà Nội

Trong lòng phố cổ Hà Nội có một ngôi đền độc đáo, đó là đền Hỏa Thần - nơi thờ thần lửa duy nhất tại Hà Nội. Hỏa thần cũng được coi là ông tổ nghề cứu hỏa, xuất hiện tại Hà Nội vào khoảng thế kỷ XIX.

Ngôi đền thờ thần lửa duy nhất ở Hà Nội - 1

Theo tài liệu ghi chép, đền Hỏa Thần được xây dựng từ năm Minh Mệnh thứ 19 (1838), khi đó thuộc thôn Yên Nội (tổng Tiền Túc), sau đổi thành tổng Thuận Mỹ (huyện Thọ Xương). Đầu thế kỷ thứ XIX, người dân đến đây buôn bán, họp chợ, hình thành phố, phường. Giai đoạn từ năm 1828 đến năm 1885, những ngôi nhà trên phố Hàng Điếu chủ yếu được lợp tranh, tre, nứa, lá nên thường xuyên xảy ra hỏa hoạn. Vì thế, người dân đã dựng đền Hỏa Thần để thờ thần Lửa, mong được che chở, bình an. Ngày nay, đền Hỏa Thần nằm ở số 30 phố Hàng Điếu (phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm).

Ban đầu, đền chỉ được dựng sơ sài. Đến năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), đền được xây lại với quy mô lớn hơn. Năm 1848, người ta xây thêm tòa phương đình và nhà tiền tế trên tổng diện tích khoảng 500m2. Ngày nay, khuôn viên đền đã bị thu hẹp khá nhiều. Ngôi đền được xây theo kiểu chữ “Công”, hiện còn giữ được những mảng chạm khắc hoa văn tiêu biểu theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

Tiền tế là một nếp nhà ngang ba gian, xây gạch kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Bộ khung đỡ mái được làm bằng gỗ với bốn bộ vì kèo quá giang. Hai đầu tường hồi gắn hai tấm bia đá ghi lại ngày tháng xây dựng, trùng tu di tích. Trên cửa ra vào treo bức hoành phi đề ba chữ “Hỏa Thần từ” được làm năm 1864.

Đền Hỏa Thần là ngôi đền độc đáo, thờ Tam tòa Thánh mẫu cùng ngũ vị Tôn ông, Tam thế Phật và Hỏa thần. Theo người dân sinh sống trong khu vực, vị thần được thờ tại đền Hỏa Thần là Quang Hoa Mã Nguyên súy - người ban đầu có tính tình nóng nảy nhưng sau đắc đạo, trở thành môn đệ của Ngọc Hoàng Thượng đế, chuyên việc trừ hỏa tai. Hằng năm, lễ hội đền Hỏa Thần được tổ chức vào ngày 28 tháng Ba và 28 tháng Chín (âm lịch) - ngày sinh và ngày hóa của Hỏa Thần.

Đền Hỏa Thần đã được xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1997.

Theo HNM None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Công diễn vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy”

Công diễn vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy”

Chiều ngày 25/3 tới đây, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam tổ chức công diễn miễn phí vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy". Buổi công chiếu này nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023) và Tháng Thanh niên năm 2023.

“Em đi làm tín dụng” và “Agribank – điểm tựa đến mùa xuân

“Em đi làm tín dụng” và “Agribank – điểm tựa đến mùa xuân"

Bài hát “Em đi làm tín dụng” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ra mắt công chúng năm 1971, đến nay tròn 52 năm, được kể như bài hát đầu tiên của ngành ngân hàng, là bài hát “Ngân hàng ca”. Những người yêu âm nhạc xếp bài hát nằm tốp đầu những bài viết hay nhất về ngành ngân hàng, về người làm công tác ngân hàng của chúng ta...