Sôi nổi các hoạt động trong Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 sẽ diễn ra tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ ngày 17 đến hết ngày 21/4. Chương trình do Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, UBND TP Hà Nội, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức.

Theo Ban Tổ chức, Lễ khai mạc chương trình sẽ diễn ra vào 20h ngày 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Ngay sau Lễ khai mạc sẽ là Hội sách với đa dạng các hoạt động trưng bày mô hình sách, giới thiệu quảng bá sách của các nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành, doanh nghiệp công nghệ. Dự kiến có 60 đơn vị tham gia, với khoảng 40.000 tựa sách.

Trong suốt thời gian diễn ra Hội sách sẽ có các sự kiện giới thiệu sách, tọa đàm, giao lưu tác giả, tác phẩm, chương trình nghệ thuật. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã của Hà Nội cũng sẽ tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024.

Sôi nổi các hoạt động trong Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 - 1

Ảnh minh họa

Dịp này, Thư viện Hà Nội và hệ thống thư viện quận, huyện, thị xã; các đơn vị xuất bản, phát hành của thành phố sẽ tổ chức các hoạt động, sự kiện giao lưu về sách, chào mừng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024, tham gia các sự kiện do Trung ương và thành phố tổ chức.

Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba được tổ chức theo hướng đa dạng, phong phú, kết hợp các hoạt động truyền thống với phương thức tổ chức hiện đại theo xu thế phát triển của xuất bản điện tử; đưa ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số để tạo ra giá trị mới với thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay - Mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”.

Một trong những nội dung quan trọng của các hoạt động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 là kết hợp với chuyển đổi số. Theo đó, các hoạt động sẽ định hướng tổ chức theo hướng đa dạng, phong phú, kết hợp các hoạt động truyền thống với phương thức tổ chức hiện đại theo xu thế phát triển của các nền tảng công nghệ, chuyển đổi số như: Hội sách trực tiếp; Hội sách trực tuyến trên các nền tảng công nghệ; Hội sách trực tiếp kết hợp với trực tuyến; Hội sách thanh toán không sử dụng tiền mặt; đổi điểm thưởng tích lũy của khách hàng tại một số ngân hàng thương mại lấy quà tặng bằng sách; kết hợp truyền thông, quảng bá sách và văn hóa đọc trên các chuyên mục báo điện tử, mạng xã hội.

Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định vai trò, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao tri thức, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành thành phố đối với việc phát triển văn hóa đọc; xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng xã hội học tập, tạo nét đẹp trong đời sống xã hội của Thủ đô, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Minh Thư

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phát biểu của TS. Đoàn Thanh Nô tại Lễ trao Giải thưởng Cuộc thi vẽ tranh “Hoan hô Chiến sĩ Điện Biên”

Phát biểu của TS. Đoàn Thanh Nô tại Lễ trao Giải thưởng Cuộc thi vẽ tranh “Hoan hô Chiến sĩ Điện Biên”

Tối 5/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp Thời báo Văn học nghệ thuật long trọng tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”, đây là một trong những hoạt động thiết thực, ý nghĩa chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). Thời báo Văn học nghệ thuật xin giới thiệu bài phát biểu của