Tại sao lại xuất hiện những ca tái nhiễm COVID-19?

(VHNT) - Đối với những bệnh nhân mắc COVID-19 và được chữa khỏi thì cơ thể sẽ sinh ra kháng thể để chống lại virus. Vậy tại sao lại có hiện tượng tái nhiễm COVID-19?

Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp thì khi bệnh nhân khỏi bệnh thì sẽ sinh ra kháng thể với virus. Nhưng tuy vào từng cá thể, từng loại virus mà mức độ kháng thể có thể bảo vệ được bao lâu.

Sởi, đậu mùa hay quai bị là những virus có thể tạo được kháng thể suốt đời. Bên cạnh đó, có những virus mà kháng thể không thể diệt sạch được như HIV, viêm gan C,... hay những loại kháng thể chỉ tồn tại được trong khoảng thời gian ngắn hoặc rất ngắn như virus cúm.

Không chỉ vậy, dựa vào đặc tính khác nhau của mỗi người mà khả năng tạo ra kháng thể cũng có thể mạnh hoặc yếu. Tuy nhiên đối với virus COVID-19 thì vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào xác định được những ca tái nhiễm là do đặc điểm miễn dịch của người tái nhiễm hay do đặc tính riêng của virus SARS-CoV-2.

Tại sao lại xuất hiện những ca tái nhiễm COVID-19? - 1 Nghiên cứu virus gây Covid-19 trong phòng thí nghiệm (Ảnh: AFB)

Một số nhà nghiên cứu người Hà Lan cho biết, các kháng thể của một loài virus có họ hàng gần với với virus COVID-19, sẽ yếu dần sau vài tháng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác định được kháng thể của virus COVID-19 sẽ yếu dần theo thời gian giống như “người họ hàng” của chúng.

Hiện nay trên thế giới mới chỉ xuất hiện 3 ca tái nhiễm ở Hong Kong, Bỉ và Hà Lan nên chưa có đủ thông tin để xem khả năng lây lan virus của những người tái nhiễm là cao hay thấp. Việc điều trị cho những người tái nhiễm sẽ phải phụ thuộc vào những diễn biến sức khỏe cụ thể của bệnh nhân.

Thảo Trang None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.