Thái Bình: Người dân lập nghiệp từ lâu mà chưa được an cư

Việc chính quyền xã Vũ Phúc, thành phố Thái bình chậm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho các hộ dân đã được người dân phản ánh nhiều

Thái Bình: Người dân lập nghiệp từ lâu mà chưa được an cư - 1 27 hộ dân thôn Phúc Khánh, xã Vũ Phúc lập nghiệp ở đây từ lâu mà chưa an cư.

Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm quản lý đất đai tốt hơn, đồng thời là cơ sở pháp lý buộc người dân thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ trên thổ đất mình ở. Trái với chủ trương của Nhà nước, thành phố Thái Bình, tỉnh thái Bình có biểu hiện chùng chình trong việc cấp sổ đỏ cho người dân.

Cụ thể, vụ việc diễn ra ở thôn Phúc Khánh, xã Vũ Phúc cán bộ địa chính đến lập hồ sơ, đo vẽ thực địa khơi lên rồi lại bỏ không, đằng đẵng nhiều năm, đến mức người dân không còn đủ kiên nhẫn chờ đợi lâu hơn nữa, phải lên tiếng đòi hỏi quyền và nghĩa vụ nơi an cư.

27 hộ dân ở thôn Phúc Khánh, xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình có nhà và đất, đang ở tại địa phương có nguồn gốc thổ cư từ năm 1990 trở về trước. Nhiều người ở từ đầu thập kỷ 60 đến nay (đất không có tranh chấp) mà bao năm vẫn chưa được cấp sổ đỏ.

Có điều rất lạ, năm 1990, cán bộ địa chính xã đã đến từng nhà dùng sào tre đo đất, bảo rằng để vẽ sơ đồ dải thửa để cấp sổ đỏ. Bẵng đi một thời gian, như thấy số liệu không chắc chắn, cán bộ xã lại 2 lần kéo thước dây ra đo đạc cẩn thận hơn, nhưng người dân chờ mãi không thấy chính quyền trả lời có được hay không? Năm 2012, cán bộ xã lại đưa cán bộ thành phố về dùng máy trắc địa, thiết bị định vị vệ tinh tối tân đo đạc công phu (2 lần) lượt đi và lượt về, cử người đến các hộ dân thu tiền lệ phí làm sổ đỏ, đợt đầu là 60.000 đồng/hộ, đợt sau là 45.000 đồng/hộ.

Thái Bình: Người dân lập nghiệp từ lâu mà chưa được an cư - 2 27 hộ dân ở thôn Phúc Khánh, xã Vũ Phúc có nhà và đất ở ổn định từ năm 1990, nhiều hộ còn định cư từ đầu thập kỷ 60 đến nay mà vẫn chưa được cấp sổ đỏ.

Từ năm 2012 đến nay, 27 hộ dân ở thôn Phúc Khánh, xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình mòn mỏi chờ đợi mà chính quyền địa phương cấp sổ đỏ theo kiểu “tiền đã trao mà cháo chưa múc”. Có người còn nghi ngờ “quan phụ mẫu” địa phương ăn quỵt tiền của dân và không còn đủ kiên nhẫn chờ đợi lâu hơn nữa. Họ phải lên tiếng đòi hỏi quyền và nghĩa vụ của mình ở nơi lập nghiệp từ lâu mà chưa được an cư.

Theo Báo Xây dựng

None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Công diễn vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy”

Công diễn vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy”

Chiều ngày 25/3 tới đây, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam tổ chức công diễn miễn phí vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy". Buổi công chiếu này nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023) và Tháng Thanh niên năm 2023.

“Em đi làm tín dụng” và “Agribank – điểm tựa đến mùa xuân

“Em đi làm tín dụng” và “Agribank – điểm tựa đến mùa xuân"

Bài hát “Em đi làm tín dụng” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ra mắt công chúng năm 1971, đến nay tròn 52 năm, được kể như bài hát đầu tiên của ngành ngân hàng, là bài hát “Ngân hàng ca”. Những người yêu âm nhạc xếp bài hát nằm tốp đầu những bài viết hay nhất về ngành ngân hàng, về người làm công tác ngân hàng của chúng ta...