Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến với đơn vị, địa phương về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác trên địa bàn thành phố.

Ngày 6/7, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội và Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo thành phố đồng chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến với đơn vị, địa phương về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác trên địa bàn thành phố.

Đánh giá về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Hà Nội

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã đưa ra những đánh giá về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2022: nhờ những nỗ lực, quyết liệt của hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân mà cuộc sống trên địa bàn Thủ đô đã trở lại bình thường, tạo điều kiện cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Với tốc độ tăng trưởng quý II-2022 của thành phố là 9,49%, đây là sự nỗ lực, cố gắng lớn của cả hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.

Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến với đơn vị, địa phương về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác trên địa bàn thành phố. - 1

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Phó Bí thư cũng yêu cầu phải chủ động kiểm soát dịch trong mọi tình huống, nhất là thời điểm hiện nay xuất hiện nhiều dịch bệnh khác.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong khẳng định, kiểm soát dịch bệnh tốt mới có điều kiện phục hồi kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội. Đồng chí nhấn mạnh yêu cầu phải xác định việc phòng dịch Covid-19 là nhiệm vụ trọng tâm, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó ngành Y tế là nòng cốt, vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Ngoài ra, cần đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng Covid-19, gắn với trách nhiệm người đứng đầu các ngành, các cấp, các tổ chức, đoàn thể. Trong đó, cần đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 4 cho người 18 tuổi trở lên, nhất là đối với người trên 50 tuổi.

Về việc nâng tỷ lệ tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, Phó Bí thư Thành ủy yêu cầu trách nhiệm của các ngành là phải tuyên truyền, vận động, thuyết phục phụ huynh đưa trẻ đi tiêm. Cùng với đó, ngành Giáo dục cũng có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, thuyết phục cha mẹ học sinh, phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch cho giai đoạn mới về công tác tiêm chủng, căn cứ vào đó, thành phố sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện. Các ngành, địa phương cũng cần đề xuất những chính sách để kịp thời quan tâm hơn nữa cả về vật chất, tinh thần cho cán bộ y tế, giúp lực lượng nòng cốt yên tâm làm việc.

Báo cáo công tác phòng, chống Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến với đơn vị, địa phương về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác trên địa bàn thành phố. - 2

Toàn cảnh hội nghị

Báo cáo tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết, trong tuần (từ ngày 28-6 đến 4-7), Hà Nội có 1.538 ca mắc Covid-19, không ghi nhận trường hợp tử vong; trung bình ghi nhận 220 ca bệnh/ngày, tăng 36,5% so với tuần trước. Hiện tại Omicron vẫn là chủng lưu hành chính.

Tuy nhiên, Hà Nội đã ghi nhận sự lưu hành của biến chủng Omicron BA.5 (ghi nhận 3 ca được giải trình tự gen tại Bệnh viện Bạch Mai; biến chủng này được dự báo có khả năng lây lan mạnh hơn so với chủng cũ), do đó, trong thời gian tiếp theo, có thể ghi nhận sự gia tăng số ca mắc bệnh, cần giám sát chặt chẽ.

Về công tác tiêm chủng, tính đến ngày 3-7, thành phố đã tiếp nhận, phân bổ 15.755.817 liều vắc xin, trong đó đã sử dụng 15.747.907 liều. Cụ thể, đối với người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1, mũi 2 đạt 99,9%; mũi bổ sung đạt 100%, mũi 3 đạt 96,5%; mũi nhắc lại lần 2 đạt 15,6%.

Đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, đã tiêm được mũi 1 là 246.373 mũi/1.023.623 số trẻ em trong độ tuổi, đạt 20,07%. Lý do số trẻ em trong độ tuổi đã tiêm đạt thấp vì có 44% trẻ thuộc diện hoãn tiêm do mắc Covid-19 trong vòng 3 tháng và 29,66% trẻ gia đình không đồng thuận tiêm chủng; mũi 2 đã tiêm được 81.637 mũi. Đến thời điểm hiện tại, trẻ hoãn tiêm do mắc Covid-19 cũng đã bắt đầu đủ thời gian sau 3 tháng để tiêm nên rất cần có sự đồng thuận của gia đình trẻ và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành để đẩy nhanh tiến độ tiêm theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và thành phố.

Tại cuộc họp, các địa phương cho biết, việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) đối với người từ 18 tuổi trở lên; mũi 2 đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi còn thấp là do người dân còn tâm lý chủ quan; công tác tuyên truyền chưa sâu… Liên quan đến các dịch bệnh khác, đã xuất hiện một vài ổ dịch sốt xuất huyết, sốt phát ban.

Nguyên nhân công tác tiêm chủng diễn ra chậm

Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, nhất là khi có biến chủng mới tác động khó lường đến cả nước và Hà Nội. Trong khi đó, Hà Nội là địa phương có tỷ lệ tiêm mũi 4 cho người trên 18 tuổi, nhóm trẻ 5 đến dưới 12 tuổi ở mức thấp. Trong đó, công nhân - lực lượng nòng cốt phát triển kinh tế - xã hội cũng có tỷ lệ tiêm thấp…

Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, nguyên nhân chính của vấn đề này là do còn tình trạng lơ là, buông lỏng, chủ quan từ trong hệ thống chính trị đến xã hội, người dân, nhất là công tác lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố đến cơ sở có nơi, có lúc chưa thực sự sát sao, chưa bám sát tình hình. Nhiều nơi cho rằng, người dân đã mắc Covid-19 nên chưa đến kỳ để tiêm. Tuy nhiên, thời gian cao điểm mắc Covid-19 tại thành phố đã qua 3 tháng. “Đây là thời điểm chúng ta phải tập trung tiêm chủng cho người dân”, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho rằng “Dịch Covid-19 đã được kiểm soát nên người dân có tâm lý chủ quan, lơ là, đánh giá thấp sự nguy hiểm. Việc vận động, tuyên truyền người dân tham gia tiêm chủng cho trẻ em và tiêm mũi 4 đối với người từ 18 tuổi trở lên còn hạn chế, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành, đoàn thể”.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về