Sửa chữa mặt cầu Thăng Long: Tại sao lại chọn nhà thầu đã thất bại năm 2009?

(VHNT) - Dư luận đang rất băn khoăn trước việc chuyên gia Trung Quốc chưa thể sang chuyển giao công nghệ sửa chữa cầu Thăng Long. Càng băn khoăn hơn nữa vì tại sao Bộ GTVT lại chọn nhà thầu đã sữa chữa mặt cầu Thăng Long năm 2009 là nhà thầu sữa chữa đợt này?

Đó là Công ty Cổ phần thương mại Vĩnh Hưng. Năm 2009, công ty này cùng công ty cổ phần Bảo Quân là các nhà thầu trúng thầu dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long trị giá lên tới 97 tỷ đồng.

Sửa chữa mặt cầu Thăng Long: Tại sao lại chọn nhà thầu đã thất bại năm 2009? - 1 Công ty Cổ phần thương mại Vĩnh Hưng là các nhà thầu trúng thầu dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long trị giá lên tới 97 tỷ đồng

Giải pháp của đợt sửa chữa năm 2009 xem ra có nhiều điểm tương đồng lần này. Đó là: Tiến hành việc bóc bỏ toàn bộ lớp bê tông nhựa và lớp Xlamor mặt cầu để thay thế bằng lớp vật liệu mới có độ dày tương đương; làm mới lớp phủ mặt cầu trên phần nhịp dàn thép trong phạm vi làn xe cơ giới và thay thế các khe co giãn bị hỏng bằng khe co giãn mới. Việc thi công triển khai 24/24h trong khoảng 3 tháng.

Lần này, Công ty cổ phần thương mại tư vấn Vĩnh Hưng là một trong 4 nhà thầu thuộc Liên danh Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Thành Hưng; Công ty Cổ phần thương mại, Tư vấn và Xây dựng Vĩnh Hưng; Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành; Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An) đã trúng thầu, với giá trúng thầu 242.846.309.000 đồng, thời gian thi công 150 ngày.

Sửa chữa mặt cầu Thăng Long: Tại sao lại chọn nhà thầu đã thất bại năm 2009? - 2 Công ty cổ phần thương mại tư vấn Vĩnh Hưng là một trong 4 nhà thầu thuộc Liên danh Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Thành Hưng

Công ty Cổ phần thương mại tư vấn và Xây dựng Vĩnh Hưng, phụ trách vệ sinh tinh mặt cầu, làm nhà bao che để thi công; Hàn đinh neo và rải lưới thép, cung cấp điện phục vụ công tác thi công tại công trình.

Khác với năm 2009, lần này Công ty Vĩnh Hưng đã bổ sung từ "xây dựng" thành Công ty CP thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng.

Như đã biết, năm 2009, sau khi Nhà nước bỏ ra 97 tỷ đồng để sửa chữa mặt cầu Thăng Long thì rất nhanh chóng mặt cầu này bị xuống cấp, hư hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn giao thông. Như vậy, có thể khẳng định, với tư cách là một nhà thầu, "sản phẩm" của Vĩnh Hưng đã thất bại ê chề...

Sửa chữa mặt cầu Thăng Long: Tại sao lại chọn nhà thầu đã thất bại năm 2009? - 3 Nhà nước từng bỏ ra 97 tỷ đồng để sửa chữa mặt cầu Thăng Long nhưng cây cầu vẫn xuống cấp nhanh chóng

Vậy mà năm 2020 này, Vĩnh Hưng vẫn tiếp tục trúng thầu vào dự án sửa chữa cầu Thăng Long với chi phí lớn gần gấp 3 lần năm 2009?

270 tỷ đồng cho một lần sửa chữa, mà nói như một vị quan chức ở Bộ GTVT "tuổi thọ" của mặt cầu mới này cũng chỉ được 10 năm.

Cũng chưa ai dám chắc chắn 100% sau khi sửa chữa, "kịch bản" "sau chữa lại hỏng" có tái diễn như nhiều lần trước?

Vẫn biết, sửa chữa mặt cầu Thăng Long không hề đơn giản và luôn rất tốn kém. Nhưng không phải vì thế mà có quyền mạo hiểm, đem mặt cầu ra "thí nghiệm" những công nghệ mới. Bởi, đó là tiền ngân sách, là tài sản công mà những người chi tiêu phải luôn nêu cao trách nhiệm.

Đã nhiều lần rồi! Kinh nghiệm, bài học cũng nhiều rồi. Vậy nên, trách nhiệm lần này càng lớn, càng nặng nề. Thiết nghĩ, nếu lần này lại thất bại thì trách nhiệm thuộc về ai? Việc xử lý sẽ như thế nào hay sẽ vẫn là rút kinh nghiệm và nghiên cứu giải pháp mới?

Hạ Trang None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.