Tổ chức Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2023

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định về việc tổ chức Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2023. Theo đó, cuộc thi dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 6 tại thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) và thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).

Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2023 được tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá, bảo tồn và phát huy các giá trị của âm nhạc dân gian Việt Nam, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Cuộc thi là dịp để các nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ dân tộc tại các đơn vị nghệ thuật, các giảng viên, học sinh, sinh viên đang giảng dạy, học tập chuyên ngành nhạc cụ dân tộc tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật thể hiện khả năng cá nhân; giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật; bảo tồn, gìn giữ, phát huy những tinh hoa âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Tổ chức Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2023 - 1

Ảnh minh họa

Đối tượng tham gia cuộc thi là các nghệ sĩ, diễn viên, dàn nhạc, nhóm nhạc dân tộc chuyên nghiệp thuộc các đơn vị nghệ thuật công lập; nghệ sĩ, diễn viên, dàn nhạc, nhóm nhạc dân tộc chuyên nghiệp thuộc các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang; giảng viên, học sinh, sinh viên, dàn nhạc, nhóm nhạc dân tộc thuộc các cơ sở đào tạo nghệ thuật công lập...

Theo đó, nội dung Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc - 2023 được chia thành 04 Bảng.  Bảng 1 "Độc tấu" và Bảng 2 "Hòa tấu" dành cho các đơn vị kịch hát dân tộc Gồm dàn nhạc, nhóm nhạc và thí sinh độc tấu đang hoạt động ở các đơn vị kịch hát dân tộc (Tuồng, Chèo, Cải lương, Đờn ca tài tử, Dân ca Kịch...).

Các tác phẩm tham gia thi là bài bản cổ nhạc, làn điệu trong các loại hình kịch hát dân tộc, nguyên bản hoặc được chỉnh lý, cải biên, phát triển và sáng tác mới nhưng vẫn giữ được những phong cách, âm hưởng dân gian đặc trưng của từng loại hình nghệ thuật và phải được trình diễn trực tiếp bằng nhạc cụ dân tộc.

Bảng 3 "Độc tấu"và Bảng 4 "Hòa tấu"dành cho các đơn vị ca,múa,nhạc; cơ sở đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp Gồm dàn nhạc, nhóm nhạc hòa tấu và thí sinh độc tấu nhạc cụ dân tộc đang hoạt động ở các đơn vị ca, múa, nhạc; cơ sở đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp.

Các tác phẩm trong chương trình là những làn điệu dân ca truyền thống nguyên bản hoặc tác phẩm do các nhạc sỹ sáng tác dựa trên những làn điệu âm nhạc truyền thống Việt Nam được hòa âm, phối khí mới cho hòa tấu nhạc cụ dân tộc. Các tác phẩm phải được trình diễn trực tiếp bằng nhạc cụ dân tộc.

Huyền Thương (tổng hợp)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Khi nào nên nâng cấp smartphone?

Khi nào nên nâng cấp smartphone?

Việc mua một smartphone mới thường đi kèm với việc tìm kiếm những giao dịch tốt nhất và kiểm tra các thông số kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm phù hợp với nhu cầu cá nhân.

Mỹ thuật Việt Nam sau 1975: Những dấu ấn từ hai miền hội tụ

Mỹ thuật Việt Nam sau 1975: Những dấu ấn từ hai miền hội tụ

Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, văn hóa nghệ thuật Việt Nam bước vào một giai đoạn mới – giai đoạn của hàn gắn, xây dựng và định hình lại bản sắc trong thời bình. Trong dòng chảy chung ấy, mỹ thuật không chỉ là tiếng nói thẩm mỹ mà còn là biểu hiện của một tinh thần dân tộc vừa kiêu hãnh, vừa khát khao đổi mới. Từ hai miền – với những nền tảng thẩm mỹ và lịch sử