Khi nấu cơm, bạn vo gạo bao nhiêu lần? Nhiều người làm sai khiến cơm không thơm, mềm

Nhiều người nấu cơm sai cách khiến cơm không mềm, dẻo và mất chất dinh dưỡng.

Các điểm cần chú ý khi nấu cơm:

Khi nấu cơm, bạn vo gạo bao nhiêu lần? Nhiều người làm sai khiến cơm không thơm, mềm - 1

1. Vo gạo

Có những người chỉ vo 1 lần rồi nấu ngay, khiến cơm không hết tạp chất, vẫn còn nhiều sạn. Có người lại vo gạo rất kỹ và phải đến khi nước trong mới nấu. Cả 2 cách này đều sai lầm.

Cách làm đúng là đầu tiên cho nước sạch, dùng tay vo nhẹ gạo 1-2 lần, đổ hết nước đi, sau đó xả lại 2 lần dưới vòi nước để gạo được sạch. Lưu ý không vo gạo quá nhiều lần, nếu không dinh dưỡng của gạo sẽ bị mất đi, mùi vị kém ngon, không thơm và mềm.

Khi nấu cơm, bạn vo gạo bao nhiêu lần? Nhiều người làm sai khiến cơm không thơm, mềm - 2

2. Lượng nước thêm vào

Tùy từng loại gạo thì lượng nước thêm vào sẽ khác nhau. Nhìn chung, đối với nồi cơm điện thì khoảng 1 đốt ngón tay nước là đủ, còn nồi gang thì khoảng 2 đốt ngón tay, nhiều nước quá cơm sẽ bị nhão, ít quá cơm sẽ khô và khê.

Sau khi cho nước vào, không đậy nắp và cắm nguồn điện ngay mà hãy ngâm gạo trong nước khoảng 10 phút để hạt gạo hút nước, khi nấu sẽ nở và ngon hơn.

Khi nấu cơm, bạn vo gạo bao nhiêu lần? Nhiều người làm sai khiến cơm không thơm, mềm - 3

3. Nấu cơm

Trước khi đậy nắp, bạn hãy cho vài giọt dầu mè vào nồi để cơm thơm hơn, hạt cơm không bị dính, cơm trông rất bóng và ngon.

Khi nấu cơm, bạn vo gạo bao nhiêu lần? Nhiều người làm sai khiến cơm không thơm, mềm - 4

Ngoài ra, sau khi nồi cơm nhảy sang nút giữ ấm, bạn đừng vội rút điện, nhớ để thêm 5 phút rồi mới tắt nguồn và mở nắp, để cơm có độ ẩm thích hợp, không bị cứng.

Trên đây là cách nấu cơm đúng cách, bạn có thể làm theo cách này sẽ thấy cơm ngon hơn.

NGỌC MINH (Theo Sohu)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Ngôi nhà cũ của gia đình nằm trong diện giải tỏa và được đền bù hơn 3,4 tỷ đồng. Vì biết rõ ngôi nhà đó là tài sản của bố dượng từ trước khi mẹ tôi tái hôn, nên tôi hoàn toàn không có ý định đụng đến khoản tiền này. Chồng tôi cũng rất hiểu chuyện, chưa từng một lần gợi ý tôi phải tranh giành gì.

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Có lẽ không một loài hoa nào ăn sâu vào đời sống tinh thần của Nhân dân ta như hoa sen. Bao nhiêu thơ văn, cả bác học lẫn bình dân đã ngợi ca hoa sen, cả hội họa, kiến trúc, bao nhiêu vùng quê, bao nhiêu cơ sở, bao nhiêu vật phẩm, bao nhiêu người lấy hoa sen làm tên… Hoa sen tồn tại trong cuộc sống hàng ngày và trong đời sống văn hóa của dân tộc như một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truy

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Trong một đời người, đã bao giờ bạn có được một chuyến du ngoạn ở một cảnh sắc sơn thủy hữu tình bằng trên một chuyến đò để được cảm nhận một cảnh sắc đất Việt, được hòa nhịp thở vào chốn bồng lai, rồi hoài niệm về lịch sử của cảnh sắc đó, mảnh đất đó trong sừng sững lịch sử của Việt Nam chúng ta.