Kinh tế Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm 2024

Trong bối cảnh toàn cầu nhiều khó khăn của năm 2023, với sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự đồng hành và quyết tâm thực hiện cao của các doanh nghiệp và mọi người dân, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức tăng 5,05% so với năm trước, trở thành một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng cao trên thế giới và ở khu vực. Bước vào nửa đầu năm 2024, tăng trưởng GDP của Việt Nam được phục hồi khá hơn. Trong Quý I tăng trưởng đạt mức tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước; Quý II tăng trên 6% và 6 tháng đầu năm ước đạt trên 5,8%. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng vẫn thấp hơn so với mức tăng trưởng tiềm năng trước đại dịch Covid-19.

Theo nhiều nghiên cứu, kinh tế thế giới năm 2024 và những năm tiếp theo mang nhiều triển vọng nhưng vẫn còn không ít thách thức; vượt qua được những thách thức này sẽ mở ra những cơ hội để phục hồi kinh tế. 

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 được dự báo ổn định ở mức tăng 2.4% đến 3.2%. Tuy thấp hơn mức trung bình hàng năm trong lịch sử, nhưng ở những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) được kỳ vọng sẽ hồi phục. Riêng Châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc, vẫn tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng.

Kinh tế Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm 2024 - 1

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2023 và 2024. Nguồn Tổng cục Thống kê 2024.

Tăng trưởng kinh tế thế giới tiềm ẩn những rủi ro có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng như lạm phát cao, áp lực nợ công gia tăng, bất ổn địa chính trị và căng thẳng thương mại leo thang.Theo các nhà nghiên cứu, biện pháp kích thích kinh tế và cải cách chính sách giữ vai trò quan trọng để duy trì tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô trong những năm sắp tới.

Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội phát triển trong bối cảnh toàn cầu và tái định hình chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19. Tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu giúp Việt Nam thu hút được đầu tư quốc tế, đặc biệt trong các ngành điện tử và sản xuất xuất khẩu để nâng tầm vị thế quốc gia. Sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô, cùng với chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nền kinh tế phát triển và mới nổi. Việt Nam cũng có cơ hội lớn để phát triển kinh tế số và các ngành công nghệ cao nhờ vào đầu tư vào giáo dục, đào tạo và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI).

Sự phục hồi kinh tế toàn cầu và gia tăng nhập khẩu tạo điều kiện để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là trong ngành nông sản; dệt may và điện tử. Các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, VKFTA, và RCEP mở ra cơ hội tăng cường xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường và củng cố vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời không chỉ giúp cải thiện môi trường mà còn tạo ra nhiều việc làm mới và thu hút vốn đầu tư quốc tế. 

Sau cùng, phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh và tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Quốc hội Việt Nam đã thông qua những chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của năm 2024. Theo đó tăng trưởng GDP đạt từ 6% - 6,5%; Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt tỉ trọng 24,1% - 24,2%. GDP; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 4% - 4,5%; năng suất lao động xã hội tăng 4,8% - 5,3%; thu ngân sách tăng 5% và bội chi dưới 4% GDP.

Để đạt các mục tiêu trên đây, Chính phủ đã đặt trọng tâm điều hành vào thực hiện đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội với những đột phá chiến lược, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp ưu tiên nhằm thúc đẩy tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.

Thực chất, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng là phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử và các ngành, lĩnh vực mới nổi. Kết quả rà soát thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 cho thấy, trong 23 chỉ tiêu có thông tin, số liệu; 10 chỉ tiêu có thể đạt được, 13 chỉ tiêu cần nỗ lực rất lớn. Một số chỉ tiêu về tăng năng suất lao động và phát triển doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Kinh tế Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm 2024 - 2

Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu và tái định hình chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19. Ảnh minh họa

Để hoàn thành mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế cần kiên định, nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ và vị thế trong các chuỗi giá trị toàn cầu.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu và tái định hình chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19. Tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu giúp Việt Nam thu hút được đầu tư quốc tế, đặc biệt trong các ngành điện tử và sản xuất xuất khẩu nhằm gia tăng vị thế quốc gia. 

Sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô cùng với chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nền kinh tế phát triển và mới nổi. Đồng thời, có cơ hội lớn để phát triển kinh tế số và các ngành công nghệ cao nhờ vào đầu tư giáo dục, đào tạo và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI).

Phục hồi kinh tế toàn cầu và gia tăng nhu cầu nhập khẩu tạo thuận lợi để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là trong ngành nông lâm, thủy sản; dệt may và điện tử. Các hiệp định thương mại tự do EVFTA, VKFTA, và RCEP mở ra những cơ hội tăng cường xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường và củng cố vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời không chỉ giúp cải thiện môi trường mà còn tạo ra nhiều việc làm mới và thu hút vốn đầu tư quốc tế..

Sau cùng, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Cho dù nhiều cơ hội mở ra; song Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt, đòi hỏi phải cải thiện môi trường đầu tư và thủ tục hành chính để thu hút hiệu quả các dự án công nghệ .

Lạm phát cao và lãi suất gia tăng gây ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô, đòi hỏi các biện pháp kiểm soát đồng bộ để đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Thị trường lao động đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tỷ lệ thất nghiệp cao ở phụ nữ và lao động trẻ cùng với điều kiện làm việc trong khu vực phi chính thức cần được cải thiện kịp thời.

Thích ứng công nghệ mới còn nhiều bất cập do thiếu kỹ năng và rào cản gia nhập, đòi hỏi phải đầu tư mạnh vào giáo dục và đào tạo phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ.

Biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai là thách thức lớn, đòi hỏi phải có các biện pháp ứng phó hiệu quả và đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững.

Sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài tạo nguy cơ giảm khả năng tự chủ, đòi hỏi phải đẩy mạnh  nghiên cứu và phát triển công nghệ trong nước.

Áp lực đầu tư lớn cho phát triển năng lượng tái tạo cần được quản lý chặt chẽ để không ảnh hưởng đến các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Sau cùng, biến động của kinh tế toàn cầu, bao gồm cả áp lực lạm phát và bất ổn địa chính trị, có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, đòi hỏi phải quản lý rủi ro một cách cẩn trọng

Kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2024 còn nhiều khó khăn nhưng theo giới nghiên cứu vẫn được kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn so với cùng kỳ năm trước nhờ vào các yếu tố hỗ trợ như giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh; ngành dịch vụ được thúc đẩy mạnh và xuất khẩu phục hồi tích cực; chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn được Chính phủ chỉ đạo thực hiện quyết liệt.

Dựa vào phân tích dữ liệu quá khứ của 4 khu vực lớn trong nền kinh tế là khu vực kinh tế thực, tài khoá, cân đối đối ngoại (BOP) và chính sách tiền tệ, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu theo mô hình lập trình tài chính của IMF để phân tích triển vọng kinh tế của các lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Kết quả phân tích cho thấy, tăng trưởng mục tiêu 6,5% khó có thể đạt được trong năm 2024, bởi sự thu hẹp trong khu vực công; cầu tiêu dùng yếu cả trong và ngoài nước tác động mạnh đến chi tiêu trong khu vực tư và tăng trưởng xuất khẩu; tỷ giá rủi ro gia tăng trong nửa cuối năm 2024 được thúc đẩy bởi rủi ro lạm phát và giảm động lực đầu tư của khu vực tư.

Theo kịch bản cơ sở, tăng trưởng GDP 2024 ở mức 5,85% với lạm phát ở mức 4,5%, VND bình quân năm mất giá ở mức 5-6%, giải ngân đầu tư công đạt mục tiêu đề ra cũng như đầu tư FDI không có biến động bất thường trong nửa cuối năm. Để kịch bản này phù hợp với giả định nêu ra, cán cân thanh toán cần đạt thặng dư tối thiểu 21 tỷ USD, và tiêu dùng khu vực tư tăng 4,2% so với năm 2023. Mức tăng trưởng này có thể bù đắp cho tiêu dùng và đầu tư chậm lại của khu vực công.

Kịch bản điều chỉnh chính sách tăng GDP 2024 ở mức 6.01% với điều kiện điều chỉnh chính sách giảm chênh lệch lãi suất đồng VND trong nước và các các ngoại tệ mạnh trên thị trường quốc tế, giảm chênh lệch về lãi suất thực giữa đồng VND và USD, tăng cấu phần xuất khẩu ròng đạt mức 24 tỷ USD; mức tăng đầu tư công tư tốt hơn nhờ cải thiện môi trường đầu tư, kiểm soát tốt lạm phát. Tuy nhiên các kịch bản nghiên cứu đều ở dưới mức tăng trưởng tiềm năng.

Lê Thành Ý

Tin liên quan

Tin mới nhất

Honda City và các đối thủ: Thiết kế nào vừa lòng người Việt nhất?

Honda City và các đối thủ: Thiết kế nào vừa lòng người Việt nhất?

Phân khúc sedan hạng B tại Việt Nam luôn nóng bỏng với những cái tên như Honda City, Toyota Vios, Hyundai Accent, Mazda2 và Kia Soluto. Mỗi mẫu xe mang phong cách thiết kế riêng, từ sự sắc sảo, thể thao của City đến vẻ bền bỉ của Vios hay thời thượng của Accent. Vậy đâu là thiết kế chinh phục người Việt nhất?

Những SUV đáng chú ý sẽ ra mắt trong năm 2025

Những SUV đáng chú ý sẽ ra mắt trong năm 2025

Khi mà thị trường ô tô ngày càng phát triển, các thương hiệu lớn đang chuẩn bị cho ra mắt những mẫu xe mới với thiết kế và công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.