Những thực phẩm không nên cho vào nồi nấu chậm

Một số thực phẩm nấu bằng nồi nấu chậm có thể gây hại sức khỏe, trong khi một số khác lại không ngon.

Nồi nấu chậm là thiết bị nấu chín và hầm thức ăn trong khoảng thời gian dài (3-8 tiếng) ở nhiệt độ thấp, khoảng 75 - 135 độ C. Lòng nồi được làm từ gốm không tạo ra các chất độc hại, an toàn cho sức khỏe người dùng. Nồi nấu chậm làm chín thực phẩm bằng cách giữ nhiệt ở đáy nồi, sau đó truyền nhiệt lên thành nồi để làm nóng và làm chín thức ăn.

Vì những ưu điểm này mà nồi nấu chậm đang được nhiều người nội trợ ưa chuộng nhưng có những loại thực phẩm hoàn toàn không phù hợp với kiểu nấu nhiệt lượng thấp.

Đậu (đỗ)

Đậu là thành phần chính trong nhiều công thức nấu chậm được yêu thích. Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo không nên cho đậu khô hoặc sống vào nồi nấu chậm nếu không chế biến đúng cách trước.

Theo cơ quan này, đậu chứa độc tố lectin và nồi nấu chậm không đủ nhiệt để phân hủy chúng, dễ gây buồn nôn, tiêu chảy. Đậu thận có nồng độ lectin cao nhất, khiến chúng trở thành thực phẩm nguy hiểm nếu ăn mà không chế biến đúng cách.

Vì vậy, khi đổ đậu vào nồi nấu chậm, bạn cần phân hủy các chất độc trước. FDA trích dẫn một số nghiên cứu của Anh cho biết đậu nên được ngâm trong nước ít nhất năm giờ. Sau đó, người nấu phải thay bằng nước sạch và đun sôi đậu trong tối thiểu 30 phút. Sau khi quá trình này hoàn tất, bạn có thể cho đậu vào nồi nấu chậm.

Hầu hết các loại cá không giữ được độ ngon khi nấu chậm. "Cá mềm thường bị quá chín hoặc dai sau nhiều giờ ninh ở nhiệt độ thấp", Lindsey Chastain, người sáng lập blog trang trại The Waddle and Cluck, chia sẻ.

Các loại phi lê cá nạc như cá tuyết và cá rô phi có thể ngon, nhưng nhìn chung hải sản sẽ ngon hơn nếu chế biến nhanh trên bếp hoặc lò nướng.

Thịt đông lạnh

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cảnh báo không nên cho bất kỳ loại thịt đông lạnh nào vào nồi nấu chậm.

"Luôn rã đông thịt hoặc gia cầm trước khi cho vào nồi nấu chậm", cơ quan này cho biết. Nếu cho thịt hoặc gia cầm đông lạnh vào nồi nấu chậm, chúng mất quá nhiều thời gian rã đông, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây bệnh.

Theo USDA, sử dụng thực phẩm rã đông cũng sẽ đảm bảo bữa ăn của bạn được nấu chín đều hoàn toàn.

Ớt cay

Cho một nắm ớt cay vào nồi nấu chậm là cách đơn giản để thơm hương vị cho món ăn, nhưng có thể phản tác dụng.

Đầu bếp và người sáng tạo công thức nấu ăn Jessica Randhawa (Mỹ) cảnh báo nên sử dụng ớt một cách thận trọng vì nó dễ phân tán khắp nồi trong quá trình nấu chậm kéo dài.

Khi không chắc về độ cay của một số loại ớt nhất định, tốt nhất ban đầu cho ít, đến cuối thời gian nấu thì nếm thử rồi cho thêm nếu muốn.

Sản phẩm từ sữa

Nhiều món cần sữa hoặc kem để béo hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên nên tránh sử dụng các sản phẩm từ sữa trong nồi nấu chậm. Trong trường hợp buộc phải dùng, bạn cần căn đúng lượng và thời điểm thêm vào.

"Các thành phần từ sữa có thể bị đông lại hoặc tách ra, pho mát mềm có thể tan chảy hoàn toàn. Nước sốt kem đặc có xu hướng bị phân hủy theo thời gian", Chastain chỉ ra.

Chastain khuyên nếu phải cho sữa vào nồi nấu chậm, hãy cho khi nấu xong. "Riêng pho mát cứng và sữa chua, có thể khuấy sớm hơn vì chúng vẫn giữ được kết cấu", Chastain lưu ý.

Một số loại rau

Một số loại rau không giữ được lâu trong nồi nấu chậm. Các chuyên gia cảnh báo không nên cho các loại rau có nước như súp lơ, cà tím, bí xanh hoặc bông cải xanh vào một trong những thiết bị này.

Nếu buộc phải cho, nên cho vào sau để chúng mất ít thời gian hầm hơn.

Thịt gia cầm

Vẻ đẹp của thịt gà có da, lớp ngoài này có thể giòn, ngon trong khi vẫn giữ được độ ẩm thịt bên trong. Tuy nhiên, Gen La Rocca, đầu bếp, chủ sở hữu và người sáng tạo công thức nấu ăn của Two Cloves Kitchen cho biết, nhưng loại thịt như vậy có thể chuyển sang màu nâu trong nồi nấu chậm.

"Những phần thịt như đùi gà có xương, có da thích hợp hơn với phương pháp nấu khô bằng nhiệt như nướng trong lò. Da vàng và giòn hơn".

Sau 5 năm công chiếu, Việt Nam cũng đã thành công mua lại bản quyền phim do Vũ Ngọc Đãng làm đạo diễn và công chiếu trên đài truyền hình toàn quốc năm 2009. Và Minh Hằng là nữ diễn viên được đạo diễn Vũ Ngọc Đãng "chọn mặt gửi vàng" cho vai diễn của Song Hye Kyo. Thời điểm này, Minh Hằng cũng tầm tuổi của "ngọc nữ" Hàn Quốc khi mới chỉ 22 tuổi. Mặc dù xuất thân là một ca sĩ nhưng minh Hằng lại có kinh nghiệm diễn xuất khá dày dặn trước đó thể hiện một nhân vật vừa quen vừa lạ cho người hâm mộ của bộ phim. 

Những thực phẩm không nên cho vào nồi nấu chậm - 1

Những thực phẩm không nên cho vào nồi nấu chậm - 2

Minh Hằng với vẻ ngoài xinh xắn, ngây thơ pha chút linh hoạt, tinh nghịch đã mang tới một nhân vật vừa quen, vừa lạ cho phiên bản Việt hóa của Ngôi nhà hạnh phúc. 

Những thực phẩm không nên cho vào nồi nấu chậm - 1

Những thực phẩm không nên cho vào nồi nấu chậm - 2

Thay vì mái tóc dài giống bản gốc, nhân vật của Minh Hằng lại lựa chọn kiểu tóc bob layer giúp vẻ ngoài thêm linh hoạt, cá tính. 

TTCN

Tin liên quan

Tin mới nhất

Manchester United ghi nhận năm thứ năm thua lỗ liên tiếp

Manchester United ghi nhận năm thứ năm thua lỗ liên tiếp

Sau một mùa giải thất vọng 2023-2024 và đầu tư lớn vào đội hình mới, Manchester United vừa trải qua năm thứ năm liên tiếp thua lỗ. Câu lạc bộ đang nỗ lực cải thiện cả về mặt tài chính và thành tích thi đấu nhằm hướng đến mục tiêu trở lại đỉnh cao bóng đá châu Âu.

Đồng Yên tăng giá mạnh

Đồng Yên tăng giá mạnh

Đồng yên Nhật đã vượt qua ngưỡng tâm lý quan trọng 140 yên đổi một đô la Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2023. Động thái này diễn ra ngay trước thềm cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc cắt giảm lãi suất, khiến thị trường tài chính toàn cầu quan tâm.

Triển lãm tranh và sản phẩm sơn mài Việt Nam tại Pháp

Triển lãm tranh và sản phẩm sơn mài Việt Nam tại Pháp

Sự kiện “Quảng bá, tuyên truyền thương hiệu sơn mài Việt Nam - Triển lãm tranh, sản phẩm sơn mài” tại Paris – Cộng hòa Pháp là hoạt động ý nghĩa, giới thiệu đến công chúng Pháp, bạn bè quốc tế 40 bức tranh, tượng độc đáo, đặc biệt về màu sắc, chất liệu và kỹ thuật thể hiện của các họa sĩ, nghệ sĩ tiêu biểu đang hoạt động, nghiên cứu, sáng tác sơn mài tại Việt Nam.