137 năm chỉ đẻ con trai, cả họ náo loạn khi đón bé gái đầu tiên

Một bé gái chào đời – tưởng là chuyện bình thường, nhưng với gia đình này thì đó là một sự kiện trọng đại đến mức khiến cả cộng đồng phát sốt.

Lý do là bởi: suốt 137 năm qua, gia tộc này chỉ toàn sinh con trai. Và giờ đây, bé gái đầu tiên xuất hiện, không chỉ “phá vỡ lời nguyền” mà còn được cả nhà nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, đến mức… treo luôn biển chúc mừng giữa đường lớn cho “ra tầm cỡ”.

Câu chuyện tưởng như chỉ có trong phim lại là sự thật hoàn toàn tại một gia đình sống ở bang South Carolina, Mỹ. Kể từ thế kỷ 19, trải qua nhiều thế hệ, tất cả các thành viên mới sinh trong gia tộc đều là… nam giới. Không có lấy một bé gái suốt hơn một thế kỷ.

137 năm chỉ đẻ con trai, cả họ náo loạn khi đón bé gái đầu tiên - 1

Các thành viên mới sinh trong gia tộc đều là… nam giới.

Ban đầu, mọi người nghĩ đơn giản là trùng hợp. Nhưng đến thế hệ thứ 6, thứ 7 mà vẫn chỉ có con trai thì cả nhà bắt đầu thấy… rùng mình nhẹ. Có người đùa vui rằng có lẽ gia đình đang bị "lời nguyền" nào đó, thậm chí bắt đầu gọi truyền thống này là “chuỗi toàn XY huyền thoại”.

Chính vì sự vắng bóng quá lâu của phái nữ trong gia tộc mà việc chào đón một bé gái dần trở thành ước vọng thầm kín của tất cả mọi người.

Vào đầu năm 2025, cặp vợ chồng trẻ thuộc đời thứ 7 của dòng họ không hề chủ ý can thiệp hay chọn giới tính lại bất ngờ hạ sinh một bé gái khỏe mạnh, xinh xắn. Khoảnh khắc bác sĩ thông báo “là con gái” đã khiến hai vợ chồng bàng hoàng, sau đó là òa khóc trong hạnh phúc.

137 năm chỉ đẻ con trai, cả họ náo loạn khi đón bé gái đầu tiên - 2

Bé gái đầu tiên sau hơn một thế kỷ, gia đình đã ăn mừng như thể vừa trúng số độc đắc.

Khi tin tức này được lan ra trong gia đình, phản ứng đầu tiên là... không ai tin nổi! Cả nhà yêu cầu xác nhận lại tới vài lần. Nhưng sau khi chứng thực đây thật sự là bé gái đầu tiên sau hơn một thế kỷ, gia đình đã ăn mừng như thể vừa trúng số độc đắc.

Để ghi dấu sự kiện "lịch sử" này, gia đình đã thuê hẳn một biển quảng cáo cỡ lớn, đặt ngay tại con đường chính gần nhà, kèm dòng chữ cực kỳ nổi bật: Chào mừng Carter Louise Settle đến với thế giới!". Cư dân quanh vùng không khỏi ngỡ ngàng, còn dân mạng thì vừa cười vừa trầm trồ: “Đúng là có con gái sau hơn trăm năm, ăn mừng cũng phải hoành tráng vậy chứ!”

137 năm chỉ đẻ con trai, cả họ náo loạn khi đón bé gái đầu tiên - 3

Bé gái lập tức trở thành “công chúa độc tôn” của đại gia đình.

Bé gái lập tức trở thành “công chúa độc tôn” của đại gia đình, được cưng chiều đến mức ai cũng phải ganh tị. Họ hàng đổ xô đến thăm, tặng quà, đặt biệt danh trìu mến như “nữ hoàng phá lời nguyền”, “ngọc nữ trăm năm”…

Giới tính của con phụ thuộc vào sự quyết định của người cha hay người mẹ?

Sau khi câu chuyện được lan truyền, nhiều người tò mò: “Sao gia đình này lại toàn sinh con trai? Có phải phụ nữ trong nhà mang ‘thể chất sinh con trai’ không?”

Theo các chuyên gia, đó chỉ là lời đồn không có căn cứ. Về mặt sinh học, giới tính của thai nhi được quyết định bởi tinh trùng của người cha. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể X kết hợp với trứng, sẽ sinh con gái; còn nếu là nhiễm sắc thể Y, thì là con trai. Tỷ lệ này hoàn toàn ngẫu nhiên, không liên quan gì đến “cơ địa” người mẹ.

Việc nhiều người truyền tai nhau rằng “cơ thể mẹ có tính axit thì dễ sinh con gái, tính kiềm thì dễ sinh con trai” thực ra chỉ là mẹo dân gian, không có giá trị khoa học. Thậm chí, cố tình điều chỉnh môi trường axit – kiềm trong cơ thể có thể gây hại cho sức khỏe chứ không giúp được gì cho chuyện sinh con theo giới tính mong muốn.

Sự ra đời của bé gái đầu tiên sau 137 năm không chỉ đơn thuần là khoảnh khắc đánh dấu một sự khác biệt trong giới tính. Bởi cuối cùng, sinh con trai hay con gái cũng không thể định nghĩa hạnh phúc. Mỗi đứa trẻ đều là một thế giới kỳ diệu, xứng đáng nhận được tình yêu và sự quan tâm như nhau.

Thy Dung

Tin liên quan

Tin mới nhất

“Họ đã sống như thế” - Mảng sáng tối ở xã hội đương đại

“Họ đã sống như thế” - Mảng sáng tối ở xã hội đương đại

Đọc tiểu thuyết “Họ đã sống như thế” (NXB Hội Nhà văn, 2024) của nhà văn Vũ Tuyết Mây với 400 trang in, tôi có cảm nhận Vũ Tuyết Mây phải có trải nghiệm sâu rộng mới gửi vào những trang sách, một mảng đề tài xã hội gồm: tri thức, công chức, viên chức và người lao động, phân bố ở nhiều nghề phục vụ nông nghiệp (trong đó ngành đỉnh cao là công nghệ).

Đi tìm một vì sao...

Đi tìm một vì sao...

Ấn tượng đọc “Alexandre Émile Jean Yersin Âm vang mãi mãi” trường ca của Nguyễn Xuân, Nxb Hội Nhà văn 2024.