Ngày mừng nhà mới, mẹ kế tặng chiếc hộp nhưng chồng tôi quỳ xuống xin lỗi bà khi mở nó ra

Chồng tôi rất khó chịu khi chúng tôi xây nhà mà ông bà nội không cho cái gì nên anh càng ghét mẹ kế nhiều hơn. Anh luôn miệng nói nếu mẹ đẻ còn sống thì anh sẽ không phải khổ thế này.

Sau khi cưới xong, chồng tôi rất hận mẹ kế, nói bà sống giả nhân giả nghĩa, miệng lúc nào cũng nói thương con chồng nhưng ngày cưới cho mỗi 5 chỉ vàng.

Anh nói ngày mẹ còn sống gia đình khá giả, anh thường được mẹ cho đi du lịch và thích gì có đấy. Khi mẹ mất, mẹ kế nắm toàn bộ kinh tế gia đình, mỗi lần chồng tôi hỏi xin tiền tiêu vặt bà chỉ cho nhỏ giọt không cho nhiều như mẹ đẻ.

Anh muốn mua ô tô nhưng bà phản đối gay gắt, nói là lương chồng tôi thấp, mua xe rồi tốn nhiều chi phí, sẽ xài hết lương của anh ấy. Lúc đầu bố đồng ý cho tiền mua xe nhưng thấy mẹ phản đối mạnh quá nên ông đổi ý khiến rạn nứt giữa 2 mẹ con càng lớn.

Mẹ chồng tôi mất khi chồng tôi đang học cấp 2, sau đó bố cưới mẹ kế về. Theo cách kể của chồng thì mẹ kế sống hà tiện và keo kiệt, còn mẹ đẻ thì phóng khoáng và chiều anh hết mực. Chồng tôi cho là mẹ kế không có tình thương với con chồng nên mới chi li với anh trong chuyện tiền bạc.

Nghe chồng kể mà tôi thương anh rất nhiều và cho rằng chẳng có chuyện mẹ kế thương con chồng bao giờ.

Ngày mừng nhà mới, mẹ kế tặng chiếc hộp nhưng chồng tôi quỳ xuống xin lỗi bà khi mở nó ra - 1

Anh muốn mua ô tô nhưng bà phản đối gay gắt. (Ảnh minh họa)

Những ngày đầu về làm dâu, tôi nhận thấy chồng không ưa mẹ kế. Bà làm gì anh ấy cũng không thấy vừa mắt.

Những lúc bố chồng đi vắng, nhà chỉ có 3 mẹ con ngồi ăn cơm, chồng luôn miệng chê món này nhạt nhẽo, món kia mặn chát hay cơm nhão như cháo. Thực ra, món ăn mẹ kế nấu không tệ như chồng mô tả nhưng vì không ưa bà nên luôn gây khó dễ cho bà.

Những lúc đó, mẹ kế chỉ im lặng và ngồi nuốt từng miếng cơm khó nhọc. Còn tôi thì ra sức bênh vực và xoa dịu mối quan hệ giữa 2 mẹ con nhưng cũng chẳng thay đổi được thái độ của chồng tôi với mẹ kế.

Có lần mẹ kế bị đau bụng và nhờ chồng tôi đưa đi bệnh viện khám, anh trả lời tỉnh bơ:

“Bà không phải là mẹ tôi, tôi không có nghĩa vụ chăm sóc cho bà. Tốt nhất gọi bố tôi về hay ra bắt xe ôm mà đi viện”.

Nói xong thì chồng tôi lên tầng và đóng cửa lại ngồi chơi điện thoại. Ở trong phòng tắm, tôi nghe thấy hết mọi chuyện, ngay sau đó tôi vội vàng lấy xe đưa bà đi bệnh viện. Thật may hôm đó tôi ở nhà đưa bà đi gấp, bởi bà bị đau ruột thừa âm ỉ suốt đêm, cố gắng chịu đựng. Nếu đến viện trễ 1 chút nữa, bà có mệnh hệ gì thì chồng tôi sẽ bị mang tiếng xấu cả đời.

Thương vợ chồng tôi phải đi thuê phòng trọ nên ông bà ngoại cho 1 mảnh đất. Sau khi cưới, do chịu khó làm việc nên chúng tôi kiếm được khoản tiền kha khá và quyết định xây nhà.

Ngày mừng nhà mới, mẹ kế tặng chiếc hộp nhưng chồng tôi quỳ xuống xin lỗi bà khi mở nó ra - 2

Có lần mẹ kế bị đau bụng và nhờ chồng tôi đưa đi bệnh viện khám, anh trả lời tỉnh bơ. (Ảnh minh họa)

Chồng tôi rất khó chịu khi chúng tôi xây nhà mà ông bà nội không cho cái gì nên anh càng ghét mẹ kế nhiều hơn. Anh luôn miệng nói nếu mẹ đẻ còn sống thì anh sẽ không phải khổ thế này.

Do xây nhà quá to và sắm sửa nội thất đắt tiền nên chúng tôi còn nợ người ta gần 1 tỷ. Tôi đang lo lắng không biết lấy tiền đâu để trả cho người ta nữa.

Ngày chúng tôi mừng nhà, mẹ kế bất ngờ tặng 1 hộp quà và nhắc chồng tôi mở công khai cho mọi người biết. Mẹ kế nói trong đó có 2 tỷ tặng cho chúng tôi.

Bố nói sau khi mẹ chồng mất, ông mới biết là trong nhà không còn đồng nào. Những năm qua, nhờ mẹ kế sống tiết kiệm và chi tiêu hợp lý nên mới có được khoản tiền lớn cho chúng tôi.

Khi bố vừa nói xong, chồng tôi quỳ sụp xuống chân mẹ kế và xin lỗi về những việc làm của anh trong nhiều năm qua đối với bà.

Nhìn mẹ kế con chồng hóa giải được mâu thuẫn mà tôi mừng vô cùng. Vậy là từ nay gia đình tôi được vui vẻ hạnh phúc rồi.

Minh Khang

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thế giới trong veo xúc cảm trong tập thơ “Trắng mây tóc mẹ”

Thế giới trong veo xúc cảm trong tập thơ “Trắng mây tóc mẹ”

Tái hiện vẻ đẹp của thơ ca theo cách giản dị, tập thơ “Trắng mây tóc mẹ” của tác giả Trương Anh Tú đã mang đến những chủ đề gần gũi và đầy xúc cảm như: “Bàn tay mẹ”, “Hơi thở mùa xuân”, “Hoa gạo”, “Đêm Trung thu”, “Giấc mơ tuổi thơ”,...

“Họ đã sống như thế” - Mảng sáng tối ở xã hội đương đại

“Họ đã sống như thế” - Mảng sáng tối ở xã hội đương đại

Đọc tiểu thuyết “Họ đã sống như thế” (NXB Hội Nhà văn, 2024) của nhà văn Vũ Tuyết Mây với 400 trang in, tôi có cảm nhận Vũ Tuyết Mây phải có trải nghiệm sâu rộng mới gửi vào những trang sách, một mảng đề tài xã hội gồm: tri thức, công chức, viên chức và người lao động, phân bố ở nhiều nghề phục vụ nông nghiệp (trong đó ngành đỉnh cao là công nghệ).