3 dấu hiệu em bé sơ sinh thông minh sớm, không phải bố mẹ nào cũng biết
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, một số biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày cho thấy trẻ sinh ra thông minh, có IQ cao.
Bố mẹ nào cũng hy vọng con lớn lên khỏe mạnh và có tương lai tươi sáng. Một số trẻ thể hiện trí tuệ phi thường ngay từ khi còn nhỏ.
Những đứa trẻ này thường có khả năng học hỏi nhanh chóng, tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và thể hiện những sở thích đặc biệt từ rất sớm.
Trên thực tế, nếu bố mẹ quan sát con mình cẩn thận trong thời kỳ thơ ấu, có thể khám phá ra một số tiềm năng và thậm chí những phẩm chất "thiên tài" của trẻ.
Những dấu hiệu đầu tiên của sự thông minh có thể xuất hiện qua cách trẻ tương tác với thế giới xung quanh.
Em bé có 3 hành vi này chứng tỏ chỉ số IQ cao
Trên thực tế, nhiều bậc bố mẹ chưa biết rằng một số hành vi hàng ngày của trẻ có thể tiết lộ tiềm năng IQ.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những biểu hiện sau đây cho thấy trẻ sinh ra đã thông minh.
Khả năng vận động phát triển tốt
Nhìn chung, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu nắm bắt các đồ vật xung quanh và thậm chí cố gắng vứt đi khi được khoảng 100 ngày tuổi. Những chuyển động có vẻ đơn giản này thực chất là biểu hiện của khả năng phối hợp tay và nhận thức đang dần được cải thiện.
Đây là giai đoạn quan trọng, đánh dấu sự phát triển của các kỹ năng vận động tinh và thô, giúp trẻ dần dần khám phá thế giới xung quanh một cách chủ động.
Quan trọng hơn, nếu trẻ sơ sinh có thể học cách lăn, bò và các chuyển động khác ngay từ khi còn nhỏ, điều đó có nghĩa là não của trẻ đang phát triển rất tốt.
Việc hoàn thành những chuyển động này đòi hỏi sự kiểm soát tốt của não, không chỉ liên quan đến các cơ bắp mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các giác quan như thị giác, thính giác và cảm giác. Khi trẻ lăn và bò, não bộ phải xử lý thông tin từ các giác quan khác nhau, giúp trẻ hiểu rõ hơn về không gian và vị trí của cơ thể mình.
Điều này tạo điều kiện cho sự phát triển của các mạch thần kinh trong não, giúp trẻ hình thành những kết nối cần thiết cho việc học hỏi và tiếp thu kiến thức sau này.
Khả năng vận động phát triển tốt.
Mỉm cười sớm
Mỉm cười là một trong những hành vi xã hội sớm nhất của con người. Vài tháng sau khi sinh, trẻ sơ sinh bắt đầu mỉm cười để thể hiện sự chú ý với môi trường xung quanh và bộc lộ cảm xúc.
Qua nụ cười, trẻ bắt đầu xây dựng mối liên kết với những người xung quanh, từ bố mẹ, ông bà cho đến những người chăm sóc khác.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ học cách mỉm cười sớm thường có chỉ số IQ cao hơn. Điều này không hề ngẫu nhiên, bởi vì nụ cười là khởi đầu của hành vi xã, trẻ có khả năng biểu lộ cảm xúc và phản ứng mạnh mẽ với các kích thích bên ngoài.
Khi trẻ mỉm cười, não bộ đang hoạt động tích cực, tạo ra những kết nối thần kinh cần thiết cho việc phát triển nhận thức và cảm xúc.
Thích thè lưỡi trêu bố mẹ
Trẻ thích thè lưỡi trêu bố mẹ, nhiều bậc bố mẹ nghĩ rằng việc thè lưỡi của trẻ là một thói quen nhỏ, thậm chí nên sửa. Nhưng trên thực tế, trẻ bắt đầu thè lưỡi sớm thì khả năng bắt chước càng mạnh.
Sức mạnh của khả năng bắt chước có liên quan trực tiếp đến sự phát triển não bộ. Khi trẻ thè lưỡi và nhìn thấy phản ứng của bố mẹ, đang thực hiện một hình thức học hỏi quan trọng.
Thích thè lưỡi trêu bố mẹ.
Não bộ đang ghi nhớ và phân tích các hành vi mà chúng quan sát được, từ đó hình thành nên những kết nối thần kinh cần thiết cho sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp sau này.
Ngoài ra, việc lưỡi của bé thè ra còn giúp phát triển hệ thống lưỡi, tạo nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ sau này. Những chuyển động của lưỡi, miệng và hàm đều có vai trò quan trọng trong việc hình thành âm thanh và phát âm.
Quan sát hành vi thông minh của con, bố mẹ nên phản ứng thế nào?
Đừng can thiệp quá mức, hãy thuận theo bản chất tự nhiên
Khi đối mặt với những hành vi có vẻ "nghịch ngợm" của trẻ, bố mẹ không nên vội can thiệp hoặc trách phạt. Đôi khi, đây chính là cách trẻ học hỏi và cảm nhận thế giới theo cách riêng.
Ví dụ, trẻ tò mò và kéo tóc mẹ không phải là thói quen xấu, đó là một phần trong quá trình khám phá thế giới. Nếu mẹ sửa dạy quá nhiều, có thể ức chế sự phát triển tự nhiên của trẻ.
Do đó, bố mẹ có thể buông bỏ một cách hợp lý, cho phép trẻ được tự do khám phá trong môi trường an toàn, nuôi dưỡng tư duy độc lập và khả năng thực hành.
Đồng thời, bố mẹ nên thúc đẩy sự phát triển đồng bộ của não bộ và đôi tay của trẻ thông qua một số hoạt động tương tác đơn giản.
Ví dụ, massage tay, chân hàng ngày có thể thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường sự linh hoạt của cơ, khớp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của não bộ.
Đừng can thiệp quá mức, hãy thuận theo bản chất tự nhiên của trẻ.
Cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội hơn để khám phá
Sự tò mò và mong muốn khám phá của trẻ rất mạnh mẽ, đặc biệt là ở thời kỳ trẻ sơ sinh. Nếu bố mẹ thấy trẻ thường xuyên cầm hoặc nghịch đồ vật, nên cung cấp một số đồ chơi an toàn và để tự do khám phá.
Ví dụ, cung cấp cho trẻ thú bông mềm, khối logo hoặc đồ chơi nhiều màu sắc nhằm rèn luyện khả năng phối hợp tay mắt, đồng thời kích thích sự sáng tạo và trí thông minh.
Các chuyên gia khuyên rằng, trong quá trình chăm sóc, bố mẹ nên chú ý những dấu hiệu về tiềm năng IQ của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Bằng cách quan sát cẩn thận hành vi, hiểu và định hướng tài năng, có thể giúp trẻ phát triển tốt hơn, bố mẹ cũng tận hưởng nhiều niềm vui, cảm giác hoàn thành trong quá trình nuôi dạy.
Bình luận