"Mẹ ơi, con muốn chơi điện thoại" Mẹ trả lời đúng con cái sẽ được hưởng lợi cả đời
Nếu trẻ muốn chơi trên điện thoại, bố mẹ đừng vội quát mắng, hãy thử 3 bước sau để điều chỉnh.
Chị A Hinh (Tứ Xuyên, Trung Quốc) có hai cậu con trai 9 tuổi và 13 tuổi, cả hai đều thích chơi điện thoại di động. Khi về nhà, các bé thường nài nỉ "Mẹ ơi, con muốn chơi điện thoại, con có thể chơi một lúc được không?"
Sau nhiều năm đấu tranh bằng trí tuệ và lòng dũng cảm, chị thấy hai con vẫn thích chơi điện thoại, nhưng không nghiện. Trước đây chị cho rằng điều này vẫn nằm trong vùng kiểm soát, nhưng từ khi cậu con lớn bước vào tuổi dậy thì, chị bắt đầu lo lắng về nhiều hệ lụy.
Trong xã hội hiện đại, việc ngăn chặn hoàn toàn trẻ sử dụng điện thoại di động có vẻ không thực tế. Hơn nữa, việc trẻ thích chơi điện thoại có thể do một số nhu cầu không được đáp ứng.
Nghiên cứu tâm lý đã phát hiện, đằng sau 99% chứng nghiện điện thoại di động, có 3 "công tắc nghiện" mà bố mẹ chưa nhận thấy.
3 hệ lụy nếu trẻ nghiện điện thoại di động
Điện thoại di động giống như "kẹo điện tử"
Khi trẻ chơi trò chơi, sẽ có tiếng "ding dong" mỗi lần thắng, thường là tiếng đồng vàng rơi xuống.
Hay khi trẻ xem những video ngắn, sẽ khó đoán biết nội dung tiếp theo sẽ là gì. "Phần thưởng không chắc chắn" này giống như việc cho đường vào não.
Với mỗi cú nhấp chuột, não sẽ tiết ra dopamine, khiến trẻ cảm thấy vui vẻ. Trên thực tế, đây chính là “cái bẫy hạnh phúc”.
Vỏ não trước trán của trẻ chưa phát triển đầy đủ, nên không có khả năng chống lại loại "hạnh phúc tức thời" này.
Khi trẻ đã quen với việc có được hạnh phúc nhanh chóng bằng điện thoại di động, sẽ thấy "hạnh phúc chậm" như làm bài tập về nhà và chơi đàn piano thật nhàm chán, và tự nhiên sẽ muốn cầm điện thoại nhiều hơn.
Trẻ sử dụng điện thoại để thoát khỏi sự thất vọng và cô đơn trong thực tế.
Con cái là “máy ảnh” của bố mẹ
Nhà tâm lý học người Mỹ Bandura đã tiến hành một thí nghiệm, ông cho trẻ em người lớn đánh búp bê, và trẻ nhanh chóng học được những động tác tấn công tương tự.
Theo thuyết học tập qua quan sát mà ông đề xuất, là trẻ em sinh ra đã có "chức năng ghi chép", lời nói và hành động của bố mẹ chính là tài liệu học tập của trẻ.
Ví dụ, nếu bố mẹ mắng "Đừng nghịch điện thoại", trong khi bản thân nằm trên ghế sofa và xem những video, trẻ sẽ nghĩ: "Bố mẹ mình vui vẻ chơi điện thoại thế, tại sao không cho mình chơi?"
Kiểu hành động không nhất quán sẽ khiến trẻ có cảm giác “luật lệ chỉ áp dụng cho mình”, dễ kích thích tâm lý nổi loạn và khiến trẻ ngày càng nghiện chơi điện thoại.
Điện thoại di động là “nơi ẩn náu” của trẻ
Một bà mẹ thường phàn nàn, con gái đã học lớp 5 nhưng không thích học và thường trốn trong phòng để chơi điện thoại di động.
Một lần, chị nghe thấy con gái mình khóc thầm và nhận ra rằng con đang bị bạn cùng lớp ở trường cô lập. Cô bé không dám nói với bố mẹ mà chỉ có thể trò chuyện với bạn trong trò chơi.
Nếu trẻ muốn chơi trên điện thoại, bố mẹ đừng vội giật nó hoặc quát mắng con.
Đôi khi, trẻ em nghiện điện thoại di động không phải vì "vui" mà vì "buồn" .
Ví dụ: Khi trẻ bị bố mẹ chỉ trích vì học kém, "Vua xếp hạng" trong trò chơi có thể khiến trẻ cảm thấy "Mình cũng rất giỏi" và thỏa mãn cảm giác thành tựu.
Khi bố mẹ đi làm về, chỉ tập trung vào điện thoại. Trẻ mong muốn "Mẹ ơi, chơi với con", nhưng chỉ nhận được câu trả lời, "Con hãy tự chơi đi". Vì vậy, trong nhiều trường hợp điện thoại dần trở thành “người bạn” không thể thiếu của trẻ.
Khi trẻ phải chịu quá nhiều áp lực học tập và luôn được yêu cầu "đạt giải nhất trong kỳ thi", nhưng trong thế giới ảo trong trò chơi có thể giúp trẻ giải tỏa.
Giống như người lớn ăn vặt và xem phim truyền hình để giải tỏa căng thẳng khi gặp áp lực, trẻ cũng sử dụng điện thoại di động để thoát khỏi sự thất vọng và cô đơn trong thực tế.
Vì vậy, bằng cách hiểu được sự thật đằng sau chứng nghiện điện thoại di động ở trẻ em, bố mẹ có thể đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp.
Làm thế nào để trẻ không bị nghiện và sử dụng điện thoại di động đúng cách?
Nếu trẻ muốn chơi trên điện thoại, bố mẹ đừng vội giật nó hoặc quát mắng con. Thay vào đó, hãy thử 3 bước sau.
Nguồn ảnh: Momjunction.
Làm cho thực tế ngọt ngào hơn điện thoại di động
Một số trẻ thiếu tự tin trong cuộc sống thực, vì vậy bố mẹ nên khen ngợi trẻ mỗi ngày trước khi đi ngủ và cố gắng nói cụ thể, ví dụ: "Hôm nay con đã giúp các bạn trong lớp nhặt cục tẩy, lòng tốt này còn tốt hơn cả những anh hùng trong trò chơi".
Nếu trẻ không có bạn đồng hành, hãy dành 2 đến 3 giờ vào cuối tuần để kèm trẻ. Cả nhà cùng nhau chơi ngoài trời và để trẻ quyết định chơi gì (kể cả khi trẻ dạy bố mẹ cách chơi). Điều này cũng khả thi.
Hãy để trẻ cảm thấy được "có giá trị" và "cần thiết" trong thực tế, ó thể thoát khỏi sự hào nhoáng của những lượt thích trên thế giới ảo và tự nhiên dành ít thời gian chơi điện thoại di động hơn.
Một số trẻ thiếu tự tin trong cuộc sống thực.
Thiết lập thời gian ngoại tuyến cho gia đình và biến điện thoại di động trở lại thành "công cụ"
Bố mẹ nên là người đầu tiên đặt điện thoại xuống: Đặt điện thoại ở một nơi cố định sau khi tan làm về, cố gắng không sử dụng chúng, ra ban công để trả lời điện thoại và kiểm tra tin tức sau khi trẻ đi ngủ.
Sau đó hãy lập "Hội nghị sử dụng điện thoại di động gia đình" với trẻ và tuân thủ nghiêm ngặt.
Ví dụ: Không sử dụng điện thoại khi ăn (cả gia đình phải tuân thủ quy tắc này, và trẻ sẽ thấy rằng bố mẹ cũng đang ăn rất nghiêm túc).
Sau khi làm xong bài tập, để điện thoại di động trong phòng khách để sạc (tránh trường hợp trốn trong phòng chơi lén).
Chọn một "Ngày không thiết bị điện tử" mỗi tuần, đi công viên, đến hiệu sách hoặc thậm chí chơi xếp hình ở nhà để trẻ khám phá ra rằng có nhiều điều mới mẻ để làm mà không cần điện thoại di động.
Khi trẻ phát hiện ra sự tương tác giữa mình và bố mẹ ngoài đời thực rất thú vị, thì điện thoại di động tự nhiên sẽ không còn hấp dẫn nữa.
Làm chậm lại niềm vui của trẻ trên điện thoại
Ví dụ, nếu trẻ nói "Con muốn chơi điện thoại", bố mẹ không nên từ chối trực tiếp, cũng không nên để trẻ chơi hoàn toàn.
Thay vào đó, hãy thỏa thuận trước với trẻ "Con có thể chơi, nhưng trước tiên chúng ta hãy hứa một điều. Con phải làm ba việc sau mỗi 20 phút. Ví dụ, nhìn vào một cái cây cách xa 5 mét, uống một ngụm nước và kể cho mẹ nghe một câu chuyện ngắn".
Mục đích của việc này là cố ý chia nhỏ "niềm hạnh phúc tức thời không bị kiềm chế" thành "niềm hạnh phúc nhỏ bé, cách quãng". Điều này có thể phá vỡ "vòng lặp nghiện" trong não trẻ và ngăn trẻ trở nên phấn khích.
Hãy tạo không gian cho cả nhà vui chơi, tương tác với nhau.
Ngoài cách này, bố mẹ cũng nên chơi trò chơi giao lưu với trẻ, chẳng hạn như nói rằng "Nếu con tập trung làm bài tập về nhà trong 30 phút, mẹ sẽ chơi điện thoại với con 10 phút, nhưng lần này con phải làm cô giáo nhỏ và dạy mẹ cách chơi trò chơi nhé!"
Khi trẻ muốn chơi điện thoại di động, bố mẹ có thể thử 3 phương pháp trên. Duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa bố mẹ và con cái chính là chìa khóa mang lại lợi ích cho trẻ trong suốt cuộc đời.
Trong tâm lý học có "Quy tắc bể cá": Nếu chúng nuôi một con cá trong một bể cá nhỏ, nó sẽ không bao giờ lớn lên, nhưng nếu thả nó vào một cái ao lớn, nó sẽ tự nhiên thư giãn và bơi.
Trẻ em giống như những chú cá nhỏ. Khi được cung cấp một "không gian tâm lý" đủ lớn, được tôn trọng, đồng hành và thấu hiểu, trẻ không cần phải trốn trong "bể cá nhỏ" là điện thoại di động để tìm kiếm sự thoải mái, mà học cách vươn ra biển lớn để phát triển bản thân.
Bình luận