3 điều bố mẹ thích làm với con cái, tưởng tốt nhưng vô tình khiến trẻ giảm trí nhớ, khó tập trung
Một số hành vi bố mẹ làm trong cuộc sống hàng ngày, vô tình khiến trẻ giảm khả năng tập trung.
Tập trung là khả năng rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, có tác động lớn đến cuộc sống và việc học tập.
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh cũng đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ và bồi dưỡng khả năng tập trung của bé.Tuy nhiên, đôi khi sự chăm sóc và giúp đỡ của bố mẹ là ý định tốt nhưng vô tình tạo ra kết quả xấu, âm thầm phá hỏng sự tập trung.
Vì vậy, các chuyên gia liệt kê 3 hành vi phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ.
Cung cấp cho trẻ quá nhiều đồ chơi
Các khối lego, xếp hình, câu đố, Lego, búp bê nhồi bông, ô tô,... đều là những món đồ chơi thông dụng, mang đến một số lợi ích giáo dục nhất định, nên nhiều phụ huynh muốn cho con chơi nhiều hơn.
Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy những món đồ chơi này được rải rác khắp nhà, thậm chí biến toàn bộ căn phòng thành "thiên đường đồ chơi".
Thực tế, sự chú ý của trẻ có hạn, và quá nhiều đồ chơi dễ phản tác dụng.
Nhà tâm lý học Daniel Kahneman đã đề xuất mô hình nguồn lực chú ý, trong đó nêu: Sự chú ý của con người là nguồn tài nguyên có hạn và cần được phân bổ một cách khôn ngoan.
Nguồn ảnh: Pinterest.
Nếu xung quanh có quá nhiều kích thích (như quá nhiều đồ chơi), não của trẻ sẽ cảm thấy “quá tải thông tin”, sự chú ý dần bị phân tán và khó có thể tập trung vào một việc.
Khi trẻ phải đối mặt với quá nhiều đồ chơi, có liên tục chuyển sự chú ý, chơi với món đồ này một lúc rồi thử món đồ kia, khó khám phá sâu hơn một món đồ chơi cụ thể.
Hơn nữa, quá nhiều đồ chơi ảnh hưởng đến khả năng học sâu của trẻ đối với một món đồ, tác động tiêu cực đến "chức năng điều hành" (như trí nhớ làm việc, kiểm soát nhận thức, v.v.), làm suy yếu thêm khả năng tập trung.
Năm 2018, nghiên cứu của Dauch và các học giả khác đã khẳng định thêm rằng nếu trẻ chỉ có vài món đồ chơi, sẽ chơi chú ý và sâu sắc hơn, nhưng nếu có quá nhiều sẽ dễ thay đổi thường xuyên và khó tập trung.
Điều này cho thấy rằng, việc có ít đồ chơi có thể giúp trẻ chơi tốt và tập trung hơn. Theo chuyên gia, mỗi lần trẻ chơi, bố mẹ nên cung cấp từ 1-3 món, không nên nhiều hơn.
Vội can thiệp hướng dẫn khi trẻ chơi
Động lực nội tại và tính tự chủ là cốt lõi của chánh niệm.
Sự tập trung của trẻ khi chơi thường xuất phát từ động lực bên trong, tức là sự hứng thú của trẻ đối với hoạt động đó và niềm vui khám phá. Theo lý thuyết tự quyết, quyền tự chủ là yếu tố cốt lõi của động lực nội tại.
Nói một cách đơn giản, khi trẻ được tự do lựa chọn cách chơi và sáng tạo, sẽ tập trung và có động lực hơn, thay vì bị ràng buộc bởi các quy tắc bên ngoài.
Bố mẹ đừng vội can thiệp hướng dẫn khi trẻ chơi.
Khi bố mẹ can thiệp hoặc hướng dẫn quá thường xuyên, trẻ sẽ cảm thấy hành vi của mình đang bị "kiểm soát". Sự can thiệp này có thể chuyển đổi động lực nội tại thành động lực bên ngoài, nghĩa là trẻ bắt đầu chơi để làm hài lòng bố mẹ, hoàn thành nhiệm vụ hoặc tuân theo các quy tắc, thay vì tận hưởng quá trình chơi.
Điều này làm giảm khả năng tập trung, có thể khiến trẻ mất hứng thú với hoạt động đó.
Khi trẻ chơi, bố mẹ cố gắng quan sát thay vì can thiệp, sẽ giúp trẻ tập trung hơn
Hãy quan sát phản ứng về hành vi và cảm xúc của trẻ, hướng dẫn khi con thực sự cần giúp đỡ hoặc đưa ra yêu cầu.
Vội ngắt lời khi trẻ đang nói
Bố mẹ vội ngắt lời trẻ thường không có lợi cho việc học cách diễn đạt, khiến con khó tập trung.
Tập trung là một trạng thái tâm lý cần có thời gian để tích lũy.
Khi trẻ nói và diễn đạt, cần tập trung sắp xếp các ý tưởng trong tâm trí thành ngôn ngữ và diễn đạt nó một cách rõ ràng.
Đây là một quá trình đòi hỏi sự tập trung liên tục và bao gồm việc nhớ lại thông tin, sắp xếp các suy nghĩ và chuyển thành ngôn ngữ mạch lạc.
Trẻ được đắm chìm vào quá trình này, não bộ sẽ đạt đến trạng thái "tập trung hoàn toàn", rất quan trọng cho phát triển kỹ năng ngôn ngữ và tư duy logic.
Tập trung là một trạng thái tâm lý cần có thời gian để tích lũy.
Tuy nhiên, nếu bố mẹ tùy ý ngắt lời cũng giống như “kéo phanh”, sau đó tư duy sẽ bị gián đoạn.
Trẻ sẽ mất thêm thời gian và năng lượng để trở lại trạng thái ban đầu. Sự lặp lại này khiến trẻ khó tập trung, cảm thấy thất vọng, thậm chí là chán nản.
Trẻ có thể cảm thấy lời nói của mình không quan trọng, dần mất hứng thú trong việc thể hiện bản thân hoặc, không còn muốn trò chuyện một cách tích cực.
Vì vậy, bố mẹ hãy đợi trẻ nói xong sau đó đưa ra hướng dẫn, nhằm bảo vệ sự tập trung và giúp trẻ học cách diễn đạt tốt hơn.
Vậy bố mẹ nên làm gì để cải thiện khả năng tập trung của trẻ?
Khả năng tập trung của trẻ sẽ dần được cải thiện khi não phát triển, đặc biệt là vỏ não trước trán (Prefrontal Cortex), nơi chịu trách nhiệm kiểm soát sự chú ý, lập kế hoạch và chức năng điều hành, sẽ không phát triển hoàn toàn cho đến khi trẻ đến tuổi vị thành niên hoặc thậm chí là đầu tuổi trưởng thành.
Trẻ em ở các độ tuổi khác nhau có giới hạn tự nhiên về khả năng tập trung, ví dụ:
- Trẻ 2-3 tuổi: 5-10 phút
- Trẻ 4-5 tuổi: 10-15 phút
- Trẻ 6-7 tuổi: 15-20 phút
- Trẻ 8-10 tuổi: 20-25 phút
Nếu thời gian hoặc độ khó của quá trình rèn luyện tập trung vượt quá khả năng của trẻ, não sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó duy trì sự chú ý.
Trẻ em ở các độ tuổi khác nhau có giới hạn tự nhiên về khả năng tập trung.
Cuối cùng, trẻ dễ trở nên cáu kỉnh, mất tập trung hoặc thậm chí từ bỏ nhiệm vụ ngay lập tức.
Khi nói đến việc rèn luyện khả năng tập trung, bố mẹ nên kiên nhẫn hơn và không nên vội vàng tìm kiếm kết quả nhanh chóng.
Hãy để trẻ phát triển khả năng tập trung một cách tự nhiên thông qua các hoạt động mình thích.
Nhà tâm lý học Montessori chỉ ra rằng, khả năng tập trung của trẻ sẽ phát triển tự nhiên thông qua việc khám phá tự do.
Sự tập trung tự nhiên này dựa trên sự quan tâm và lựa chọn độc lập. Ví dụ, khi trẻ thích chơi xếp hình hoặc vẽ, thường đắm mình vào trò chơi một cách tự nhiên và phát triển khả năng tập trung.
Theo cách này, bố mẹ giúp trẻ dễ dàng kéo dài thời gian tập trung tự nhiên vào các hoạt động mình quan tâm, thay vì phải luyện tập một cách cứng nhắc.
Bình luận