3 điều cần dạy trẻ trước ngày Tết, đầu năm suôn sẻ cả năm may mắn, thuận lợi
Đặt ra một số quy tắc phù hợp làm cho không khí Tết thêm phần ấm cúng, bố mẹ không lo lắng con nghịch ngợm.
Khi ngày Tết đến gần, nhiều người sống và làm việc xa nhà đang lên đường trở về quê hương, mỗi gia đình đều bắt đầu lên lịch trình thăm hỏi người thân, bạn bè…
Mỗi khi có trẻ em ở nhà vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều phụ huynh than phiền vì lo lắng con nghịch ngợm.
Thực tế, 70% thời gian của trẻ là dành cho gia đình. Vì vậy, giáo dục gia đình có tác động vô cùng quan trọng đến sự hình thành nhân cách và sự phát triển sau này của trẻ, trong đó việc “đặt ra nội quy” là một trong những biểu hiện quan trọng của giáo dục gia đình.
Nhưng, làm thế nào để đặt ra quy tắc” ngày Tết phù hợp cho trẻ? Sau khi đặt ra các quy tắc, làm thế nào để trẻ thực hiện?
Bản chất của việc đặt ra nội quy cho trẻ không chỉ là khiến trẻ “ngoan ngoãn” mà cần nuôi dưỡng nhận thức về nội quy, từ đó hình thành những thói quen tốt về ý thức, tính tự chủ và tính tự giác.
Vì vậy, việc đặt ra các quy tắc cho trẻ và nuôi dưỡng ý thức tuân thủ luật lệ không thể thực hiện một sớm một chiều. mà đòi hỏi bố mẹ phải trau dồi chậm rãi và tinh tế trong cuộc sống hàng ngày.
Phải nói rằng đây chắc chắn sẽ là một “thử thách” lâu dài khác trên con đường nuôi dạy, đòi hỏi sự kiên nhẫn và phương pháp.
Phân công lao động rõ ràng cho trẻ trước ngày Tết
Để trẻ có ý thức về nội quy thì việc phân công lao động giữa các thành viên trong gia đình là rất quan trọng.
Trong gia đình, mỗi thành viên đều có vai trò riêng và cũng phải gánh vác những trách nhiệm tương ứng của mình.
Trong gia đình, bố, mẹ, con cái mỗi người thực hiện nhiệm vụ, cùng nhau duy trì sự vận hành của gia đình. Đây là một hệ thống năng động hoàn chỉnh của gia đình.
Chẳng hạn, vào đêm giao thừa, mỗi gia đình sẽ bận rộn với nhiều việc như chuẩn bị đồ Tết, mâm cúng, lau dọn… Những việc này không nên là việc của một người. Bố mẹ nên phân chia công việc một cách hợp lý theo tình hình thực tế và nói cho trẻ biết những phần mình đảm nhiệm để trẻ thấy mình đã hoàn thành như thế nào.
Phân công lao động rõ ràng cho trẻ trước ngày Tết.
Bố mẹ cũng có thể mời trẻ tham gia và để trẻ lựa chọn các công việc trong khả năng.
Trong quá trình này, bố mẹ là tấm gương tốt nhất, giúp trẻ nhận ra rằng ai cũng có việc gì đó nên làm. Khi mọi người hoàn thành nhiệm vụ của mình, tạo ra môi trường thoải mái, ấm áp và một bữa tối đêm giao thừa ngon miệng.
Đứa trẻ lớn lên trong một gia đình có sự phân công lao động rõ ràng, thường học cách tôn trọng người khác và dần hình thành ý thức về quy tắc.
Giải thích cho trẻ biết các nghi thức văn hóa trước ngày Tết
Đặt ra các quy tắc là một quá trình đòi hỏi trẻ phải đấu tranh trí tuệ và lòng dũng cảm, nhưng miễn là các quy tắc phù hợp thì trẻ phải nỗ lực thực hiện.
Nhiều bậc bố mẹ thường cảm thấy việc này khó khăn hơn nhiều so với tưởng tượng. Đặc biệt khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực, bố mẹ sẽ cảm thấy rất bất lực, không muốn đối mặt với cảm xúc của con nên nhanh chóng thỏa hiệp, lần sau không làm cũng không sao. Sự "dễ dãi" này dẫn đến việc khó thiết lập các quy tắc và ranh giới tốt.
Thực tế, nhiều khi trẻ hiểu vấn đề đặt ra ranh giới, nhưng vì bố mẹ đã hạn chế hành vi hay được phép bộc lộ, bộc lộ cảm xúc. Do đó, bố mẹ cần nên chấp nhận những cảm xúc tiêu cực của con.
Giải thích cho trẻ biết các nghi thức văn hóa trước ngày Tết.
Ví dụ, trước khi đi thăm họ hàng trong dịp Tết, bố mẹ cần giải thích các quy tắc về nghi thức chào đón năm mới. Việc này giúp trẻ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từng phong tục tập quán, tạo cơ hội để gắn kết tình cảm giữa các thế hệ.
Bố mẹ có thể chia sẻ những câu chuyện thú vị về các phong tục này, chẳng hạn như lý do tại sao chúng ta lại phải dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ trước Tết, hay tại sao mỗi gia đình lại chuẩn bị mâm ngũ quả với những loại trái cây đặc trưng.
Ngoài ra, việc chuẩn bị những cuộc gặp gỡ này cũng bao gồm việc dạy cho trẻ cách thể hiện lòng kính trọng với ông bà, người thân, như cách cúi đầu chào hỏi, hoặc cách mời trà.
Những bài học này mang tính giáo dục, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, giúp thế hệ trẻ trân trọng và tiếp nối truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Cho trẻ quyền đưa ra những lựa chọn độc lập và bày tỏ nhu cầu của mình
Điều quan trọng là nuôi dưỡng nhận thức của trẻ về các quy tắc và cho phép lựa chọn độc lập.
Ví dụ, trước ngày Tết, bố mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia vào việc chuẩn bị cho các hoạt động mừng năm mới, như chọn lựa trang trí nhà cửa hay quyết định những món ăn nào sẽ được làm trong dịp lễ.
Bằng cách này, trẻ sẽ học được giá trị của sự chuẩn bị và trách nhiệm. Bố mẹ có thể cùng trẻ thảo luận về ý nghĩa của từng món đồ trang trí hay món ăn truyền thống, từ đó giúp trẻ hiểu rõ hơn về văn hóa và phong tục tập quán của dân tộc.
Hơn nữa, khi trẻ có cơ hội tự mình chọn lựa, sẽ cảm thấy tự hào và có động lực hơn trong việc tham gia vào các hoạt động gia đình.
Để ngày Tết trở thành một dịp ý nghĩa, vui vẻ, tràn đầy những lời chúc tốt đẹp.
Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị, bố mẹ cũng nên tạo điều kiện cho trẻ bày tỏ ý kiến và cảm xúc. Chẳng hạn, nếu trẻ muốn thử một công thức mới cho bánh mứt Tết, bố mẹ có thể cùng trẻ thực hiện, khuyến khích sự sáng tạo và khám phá.
Điều này làm cho không khí Tết thêm phần ấm cúng, trẻ cảm nhận được rằng ý kiến của mình có giá trị, từ đó phát triển sự tự tin và tính độc lập trong các quyết định.
Nếu muốn trẻ có ý thức về các quy tắc, bố mẹ nên đặt ra những quy tắc hợp lý và làm gương. Để ngày Tết trở thành một dịp ý nghĩa, vui vẻ, tràn đầy những lời chúc tốt đẹp.
Bình luận