3 hành động yêu con vô tình "đánh cắp" chiều cao của trẻ, nhiều bố mẹ không để ý

Một số hành động nếu bố mẹ vô tư để con làm hàng ngày rất có thể khiến cho trẻ bị hạn chế tăng chiều cao.

3 hành động yêu con vô tình "đánh cắp" chiều cao của trẻ, nhiều bố mẹ không để ý - 1

Bố mẹ nào cũng mong con mình phát triển toàn diện, có một chiều cao lý tưởng, nhưng lại không biết một số hành động vô tư yêu thương con hàng ngày rất có thể ảnh hưởng đến phát triển xương và ngoại hình của trẻ.

Các chuyên gia cảnh báo, đối với trẻ còn nhỏ, bố mẹ nên hạn chế thể hiện 3 hành động thương con phổ biến dưới đây.

3 hành động yêu con vô tình "đánh cắp" chiều cao của trẻ, nhiều bố mẹ không để ý - 2

Cho con gối tay khi ngủ quá lâu

Khi bé trong bụng mẹ luôn được bảo vệ bởi sự chặt chẽ, êm ái, an toàn và ấm áp. Bé được sinh ra, tức là thay đổi cuộc sống từ trong ra ngoài tử cung. Do vậy, nếu được bố mẹ ôm vào lòng khi ngủ, bé sẽ cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn.

Việc ôm bé ngủ sẽ tạo môi trường lúc ấy giống với môi trường khi bé nằm trong bụng mẹ. Theo thời gian, bé phát triển, hoàn thiện mọi chức năng, thích nghi tốt hơn với môi trường bên ngoài sẽ dần bỏ được thói quen này, chính vì thế bố mẹ không nên quá lo lắng. 

Tuy nhiên, nếu các bà mẹ rất thích gối đầu tay mình cho con khi ngủ, có thể tạo ra nguy cơ cao khiến đầu bé bị biến dạng.

3 hành động yêu con vô tình "đánh cắp" chiều cao của trẻ, nhiều bố mẹ không để ý - 3

Nếu các bà mẹ rất thích gối đầu tay mình cho con khi ngủ, có thể tạo ra nguy cơ cao khiến đầu bé bị biến dạng.

Bởi thông thường trẻ sơ sinh ngủ có thể không cần gối mà chỉ cần một chiếc khăn gập mỏng để thấm mồ hôi ở đầu. Nguyên nhân là xương sống của trẻ lúc này vẫn thẳng nên khi nằm ngửa thì lưng và gáy cùng nằm trên một mặt phẳng, do vậy không cần gối đầu.

Đầu của trẻ to bằng chiều rộng của vai nên kể cả khi trẻ nằm nghiêng thì vẫn không cần gối. Trong khi đó, nếu phụ huynh gối đầu tay cho con thì vô hình chung buộc trẻ phải kê đầu cao, thậm chí cao hơn cả những chiếc gối sơ sinh thông thường của trẻ.

Do đó, bố mẹ tránh gối đầu tay cho trẻ hoặc dùng những chiếc gối quá cao sẽ gây tác động đến hệ hô hấp và quá trình tuần hoàn máu ở cổ, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Cách tốt nhất là bố mẹ nên chuẩn bị cho con chiếc khăn thật mềm mại, nhẹ, mỏng để lót dưới đầu và gáy cho trẻ. Khi trẻ ngủ, nếu sợ bé giật mình thì mẹ có thể chèn chăn hoặc gối ở hai bên mình bé.

Mẹ cũng nên chú ý đổi tư thế ngủ cho trẻ, tạo thói quen này sẽ giúp trẻ ngủ ngon giấc, quá trình tuần hoàn máu và hô hấp được lưu thông, không làm ảnh hưởng đến hệ xương ở đầu, cổ của trẻ.

3 hành động yêu con vô tình "đánh cắp" chiều cao của trẻ, nhiều bố mẹ không để ý - 4

Tập đi bằng xe tập đi dễ dẫn đến chân chữ O

Một số trẻ tập đi sớm nhất có thể khi 10 tháng tuổi, trong khi những trẻ khác có thể đến 15 tháng sau mới bắt đầu tập đi. Sự lớn lên và phát triển của mỗi đứa trẻ đều có quy luật riêng, không đồng nhất.

Nhiều phụ huynh vội vàng cho con tập đi nên để trẻ sử dụng xe tập đi sớm, trong một số trường hợp nếu xe tập đi tác động sai đến quá trình cảm nhận và phát triển hông, gối trẻ có thể dẫn đến những tổn thương lâu dài ở vùng chậu, lâu ngày sẽ dẫn đến biến dạng xương, gây dị tật chân vòng kiềng chữ O, chữ X.

Đồng thời, khi ngồi trong xe tập đi, bé có thể di chuyển với tốc độ 1m/giây. Tốc độ này quá nhanh và vượt xa khả năng đi của trẻ.

3 hành động yêu con vô tình "đánh cắp" chiều cao của trẻ, nhiều bố mẹ không để ý - 5

Trong một số trường hợp nếu xe tập đi tác động sai đến quá trình cảm nhận và phát triển hông, có thể gây dị tật chân vòng kiềng chữ O, chữ X ở trẻ.

Trẻ thường đứng bằng ngón chân khi ngồi trong xe tập đi, khiến cơ bắp ở chân không phát triển đúng cách và bé có thể không quen với việc đi bằng cả bàn chân. Hệ thần kinh cũng bị tước mất những thông tin cảm giác cần có để trẻ học đi một cách hiệu quả.

Do đó, bố mẹ hãy tạo điều kiện và giúp con tập đứng, vì việc này sẽ giúp săn chắc, phát triển cơ, xương chân - tiền đề cho những bước đi đầu tiên vững chãi. Mẹ cho con bám vào chân mẹ và tự đứng dậy, sau đó giúp bé gập đầu gối để từ từ ngồi xuống nhằm tránh tổn thương phần mông và xương cột sống.

Khi cùng con tập đi, mẹ hãy dìu, nâng đỡ con đi từng bước một, nhưng không thúc đẩy hay kéo bé đi theo mình để tránh gây trật cổ tay hay xương vai bé.

Thay vào đó, mẹ nên nâng từ khủy tay hay vai bé, như vậy sẽ an toàn hơn. Cũng có thể quỳ gối trước mặt con và đỡ con bằng hai tay giúp bé di chuyển trong nhà. Khi bé đã đi thành thạo, mẹ có thể dùng tay dắt bé đi.

3 hành động yêu con vô tình "đánh cắp" chiều cao của trẻ, nhiều bố mẹ không để ý - 6

Dùng tay dắt trẻ đi, dễ làm trật khớp khuỷu tay của trẻ

Nhiều người lớn khi nắm tay con thường kéo giật đột ngột khiến trẻ tổn thương khớp khuỷu tay, không thể gập duỗi.

Bình thường, xương được giữ cố định nhờ dây chằng, nhưng khi dây chằng bị giãn, nếu bị kéo mạnh đột xuất thì xương sẽ bị trật ra khỏi vị trí bình thường.

Điều này thường xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi khi bé bị kéo tay mạnh và đột xuất, hay khi bị kéo lên chỉ bằng một bên xách tay, hay khi bé được kéo lại lúc bé sắp bị té.

3 hành động yêu con vô tình "đánh cắp" chiều cao của trẻ, nhiều bố mẹ không để ý - 7

Khi tập đi cho con, bố mẹ nên tránh không kéo hay giật tay các bé.

Thông thường các bé khi bị trật khớp khuỷu tay sẽ khóc ngay lập tức, hoặc không thể sử dụng được cánh tay đã bị trật để cầm nắm hay làm bất cứ điều gì nữa.

Do đó, khi tập đi cho con, bố mẹ nên tránh không kéo tay các bé, kéo ở cánh tay dưới, hay kéo từ cổ tay đều không nên, đồng thời nên chỉ dẫn cho các người khác (ông bà nội ngoại, các bảo mẫu trông cháu) để họ cũng tránh điều đó. Điều này rất quan trọng để giảm thiểu khả năng bé bị trật khuỷu tay, ảnh hưởng chiều cao về sau.

Hạ Mây

Tin liên quan

Tin mới nhất

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy