3 kiểu làm mẹ khiến con chỉ muốn chống đối, khó làm đứa trẻ biết vâng lời

Những kiểu người mẹ dưới đây được xem là khó nuôi dạy con thành tài, mẹ nên nhận biết sớm và điều chỉnh sao cho phù hợp.

3 kiểu làm mẹ khiến con chỉ muốn chống đối, khó làm đứa trẻ biết vâng lời - 1

Tính cách của trẻ thường được hình thành dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ bố mẹ. Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ có xu hướng sao chép và học tập từ các hành vi, cử chỉ của bố mẹ.

Đặc biệt, khi mẹ dành thời gian dài ở bên cạnh con, mọi hành động của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và tính cách của con. Do đó, các chuyên gia luôn khuyên rằng, người mẹ nên chú ý đến cách nói và cách hành xử của mình, vì sẽ là tấm gương để con noi theo.

Người mẹ tích cực sẽ truyền cảm hứng, động lực cho trẻ phát triển, ngược lại mẹ có nhiều thói quen xấu, tính cách hay gắt gỏng, có xu hướng bạo lực sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm lý và tương lai của con. Những kiểu người mẹ dưới đây được xem là khó nuôi dạy con thành tài. 

3 kiểu làm mẹ khiến con chỉ muốn chống đối, khó làm đứa trẻ biết vâng lời - 2

3 kiểu làm mẹ khiến con chỉ muốn chống đối, khó làm đứa trẻ biết vâng lời - 3

Tính khí thất thường, hay gắt gỏng

Sau khi sinh con, nhiều bà mẹ phải đối mặt với sự bận rộn và nhiều khó khăn hơn. Điều này càng làm tăng sự căng thẳng trong tính cách. Người mẹ áp lực để làm nhiều việc, như ăn nhanh chóng, hay hoàn thành mọi công việc một cách nhanh nhẹn. Do đó, đôi khi có thể mất bình tĩnh, tính cách trở nên dễ gắt gỏng.

Tuy vậy, các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, mẹ vẫn nên cố gắng giữ bình tĩnh và thái độ ôn hòa trước con cái, bởi người mẹ thường xuyên bộc lộ tính khí bất ổn, con trẻ sẽ sống trong một môi trường căng thẳng và không ổn định. Điều này có thể gây ra lo lắng, sợ hãi, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.

Trẻ có thể học cách phản ứng bằng cách trở nên căng thẳng từ mẹ, có xu hướng bạo lực và không tin tưởng người khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự tự tin, kỹ năng xã hội và tình cảm bên trong con trẻ.

Lâu dần, đứa trẻ có thể cảm thấy không tự do để thể hiện bản thân một cách tự nhiên. Đồng thời, dễ tạo ra căng thẳng và xung đột trong gia đình. Môi trường gia đình không ổn định, có thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa các thành viên và hạnh phúc của trẻ trong tương lai.

3 kiểu làm mẹ khiến con chỉ muốn chống đối, khó làm đứa trẻ biết vâng lời - 4

Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, mẹ vẫn nên cố gắng giữ bình tĩnh và thái độ ôn hòa trước con cái.

3 kiểu làm mẹ khiến con chỉ muốn chống đối, khó làm đứa trẻ biết vâng lời - 5

Mẹ dành nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử, không thích đưa con ra ngoài

Một số bà mẹ có xu hướng thích ở nhà, dành thời gian chơi điện thoại di động, không thích ra ngoài cùng con. Tuy nhiên, việc này có thể làm hạn chế khả năng khám phá, học hỏi từ môi trường xung quanh. Đứa trẻ trẻ khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ xã hội và phát triển kỹ năng giao tiếp cần thiết.

Trẻ có thể cảm thấy thiếu sự quan tâm và tương tác từ phía mẹ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội và cảm xúc của trẻ, làm trẻ cảm thấy bị bỏ rơi và không được quan tâm.

Khi không được đưa ra ngoài hoặc có ít thời gian chơi cùng mẹ, trẻ có thể thiếu hoạt động thể chất và khám phá. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển thể chất của trẻ, tăng nguy cơ béo phì và các vấn đề sức khỏe khác. Trẻ cũng có thể học theo và phát triển hành vi tương tự.

Để tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt hơn, người mẹ cần thay đổi thói quen của mình. Hãy dành thời gian ra ngoài chơi cùng con nhiều hơn, khuyến khích sự tò mò của con trong các hoạt động ngoại khoá. Bên cạnh đó, người mẹ cần quan tâm, tìm hiểu sở thích để có thể trau dồi và phát triển sở trường của con. 

3 kiểu làm mẹ khiến con chỉ muốn chống đối, khó làm đứa trẻ biết vâng lời - 6

Một số bà mẹ có xu hướng thích ở nhà, dành thời gian chơi điện thoại di động, không thích ra ngoài cùng con.

3 kiểu làm mẹ khiến con chỉ muốn chống đối, khó làm đứa trẻ biết vâng lời - 7

Người mẹ có tính kiểm soát con cái cao

Hiện nay nhiều bà mẹ thích kiểm soát mọi thứ về con mình, quyết định con mình mặc quần áo gì, chơi ở đâu, tham gia những lớp học nào. Ngay cả khi đứa trẻ có ý kiến, người mẹ cũng không chấp nhận.

Thực tế, khi người mẹ kiểm soát quá mức, trẻ không có đủ không gian để tự do khám phá và phát triển cá nhân. Bản thân trẻ bị hạn chế trong việc lựa chọn và quyết định riêng của mình, dẫn đến sự thiếu tự tin và sự phụ thuộc vào người khác.

Việc trẻ bị kiểm soát quá mức có thể dẫn đến áp lực và căng thẳng không cần thiết. Người mẹ có thể đặt quá nhiều kỷ luật, yêu cầu cao và mong đợi không thực tế, gây ra căng thẳng và lo lắng cho trẻ. Bởi sự kiểm soát chặt chẽ có thể làm giảm sự ham muốn khám phá, tò mò và khả năng tư duy độc lập của con.

Việc kiểm soát quá mức có thể làm trẻ mất tự tin và sự phụ thuộc. Khi người mẹ không cho phép trẻ tự thể hiện và thất bại, trẻ không có cơ hội học cách đối mặt với thử thách để phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề. 

3 kiểu làm mẹ khiến con chỉ muốn chống đối, khó làm đứa trẻ biết vâng lời - 8

Khi người mẹ kiểm soát quá mức, trẻ không có đủ không gian để tự do khám phá và phát triển cá nhân.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy