4 biểu hiện tính cách đứa trẻ không hiếu thảo, mẹ cần sửa ngay trước 6 tuổi

Trong quá trình phát triển, một số biểu hiện tính cách xấu của trẻ cần được điều chỉnh sớm.

Tính cách của trẻ được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó ảnh hưởng lớn từ môi trường gia đình, trải nghiệm xã hội và giáo dục... Nếu trẻ thể hiện một số hành vi không phù hợp trước 6 tuổi, bố mẹ nên tìm kiếm phương cách phù hợp để điều chỉnh.  

4 biểu hiện tính cách đứa trẻ không hiếu thảo, mẹ cần sửa ngay trước 6 tuổi - 1

4 biểu hiện tính cách đứa trẻ không hiếu thảo, mẹ cần sửa ngay trước 6 tuổi - 2

Không tôn trọng người lớn tuổi

Một số trẻ đã quen với việc được xem là trung tâm, nên đôi khi có hành động không tôn trọng người lớn tuổi. Nếu không được điều chỉnh sớm dễ khiến trẻ cho rằng mọi người phải phục tùng yêu cầu của mình. Khi trẻ được nuông chiều quá mức và không nhận diện được ranh giới trong các mối quan hệ, có thể phát triển tính cách ích kỷ, thiếu sự đồng cảm và khả năng tương tác xã hội.

Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ bạn bè và tương tác với giáo viên hoặc người lớn khác. Khi trẻ không biết tôn trọng người khác, dễ bị xa lánh, gây ra cảm giác cô đơn và thiếu tự tin. Hơn nữa, hành vi này có thể dẫn đến những mâu thuẫn trong gia đình, làm tăng căng thẳng.

Đối với hành vi thiếu tôn trọng người lớn tuổi, bố mẹ cần đưa ra hướng dẫn rõ ràng ngay để trẻ hiểu được tầm quan trọng của phép lịch sự và sự tôn trọng. Hãy dạy trẻ cách cư xử đúng đắn, nhẹ nhàng, biết chào hỏi, "dạ thưa" với người lớn. 

Khuyến khích trẻ phát triển sự thấu cảm, nhận thức được cảm xúc của người khác thông qua các câu hỏi như "Con nghĩ bà cảm thấy như thế nào khi con nói như vậy?" . Bằng cách này, trẻ sẽ học được cách đặt mình vào vị trí của người khác, hiểu rằng hành động của mình có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác.

4 biểu hiện tính cách đứa trẻ không hiếu thảo, mẹ cần sửa ngay trước 6 tuổi - 3

4 biểu hiện tính cách đứa trẻ không hiếu thảo, mẹ cần sửa ngay trước 6 tuổi - 4

Đòi hỏi mọi lúc, mọi nơi

Một số trẻ đã quen với việc sử dụng cấu trúc "nếu... thì..." như một chiến thuật để thương lượng các điều kiện, thậm chí đôi khi còn đe dọa bố mẹ phải đáp ứng yêu cầu.

Ví dụ “Nếu mẹ không cho con xem điện thoại, con sẽ...” như một "chiến thuật đàm phán" phổ biến trong nhiều gia đình. Hành vi này cho thấy trẻ em đang dần dần nắm bắt được điểm yếu và tâm lý của bố mẹ nhằm đạt được mục tiêu cá nhân.

Tâm lý này có thể bắt nguồn từ việc trẻ học hỏi và quan sát cách bố mẹ phản ứng với những lần "thương lượng" trước đó. Nếu bố mẹ thường xuyên nhượng bộ, trẻ sẽ cảm thấy rằng việc tạo ra áp lực cảm xúc là một phương pháp hiệu quả để có được những gì mình muốn. 

Vì vậy, trong trường hợp này bố mẹ nên cố gắng duy trì lập trường vững vàng, đồng thời giải thích rõ ràng rằng không phải tất cả mọi thứ trong cuộc sống đều có thể thương lượng. Ví dụ, khi trẻ đòi mua một món đồ chơi nhưng bị từ chối, thay vì mềm lòng khi thấy trẻ khóc lóc, bố mẹ nên kiên quyết tuân thủ nguyên tắc. Hãy cho trẻ biết rằng yêu cầu sẽ không được đáp ứng chỉ vì một cơn giận dỗi nhất thời.

Sự kiên trì vừa phải giúp trẻ hiểu rằng không phải lúc nào cũng có thể có được thứ mình muốn. Qua đó, trẻ học được cách chấp nhận từ chối và phát triển sự độc lập về mặt cảm xúc, giảm bớt sự phụ thuộc vào bố mẹ. Hơn nữa, việc này cũng tạo cơ hội cho trẻ rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và tìm kiếm những lựa chọn thay thế.

4 biểu hiện tính cách đứa trẻ không hiếu thảo, mẹ cần sửa ngay trước 6 tuổi - 5

4 biểu hiện tính cách đứa trẻ không hiếu thảo, mẹ cần sửa ngay trước 6 tuổi - 6

Trẻ ích kỷ

Tính cách ích kỷ của trẻ phần lớn xuất phát từ sự bao bọc và nuông chiều quá mức của bố mẹ. Nhiều gia đình quá chiều chuộng con trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như trao cho trẻ bất kỳ món đồ gì trẻ muốn, từ việc ăn uống, quần áo, đồ chơi...

Khi trẻ được nuông chiều quá mức, thường không học được cách chia sẻ và cảm thông, có thể trở nên ích kỷ và thiếu khả năng hợp tác. 

Bố mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vào việc chia sẻ trong cuộc sống gia đình thay vì quá chú trọng đến việc “đối xử đặc biệt.” Việc này giúp trẻ hiểu được giá trị của sự chia sẻ, phát triển lòng nhân ái và trách nhiệm. Ví dụ, khi ở nhà có hoa quả hoặc đồ ăn vặt ngon, hãy khuyến khích trẻ chia sẻ với anh chị em hoặc bạn bè, từ đó xây dựng mối quan hệ gắn bó hơn.

Hơn nữa, hàng ngày bố mẹ nên sắp xếp giao cho trẻ một số công việc đơn giản, như dọn dẹp bàn ăn hay tưới cây. Qua những hoạt động này, trẻ sẽ cảm nhận được ý nghĩa của việc chịu trách nhiệm, biết rằng mỗi thành viên trong gia đình đều có vai trò quan trọng. Điều này tạo ra một môi trường gia đình hài hòa, nơi mỗi người đều được trân trọng và lắng nghe.

4 biểu hiện tính cách đứa trẻ không hiếu thảo, mẹ cần sửa ngay trước 6 tuổi - 7

4 biểu hiện tính cách đứa trẻ không hiếu thảo, mẹ cần sửa ngay trước 6 tuổi - 8

Khả năng tự chăm sóc kém

Vì tâm lý che chở cho con, bố mẹ thường chọn cách giúp con mặc quần áo, cho con ăn... Những hành động này, mặc dù xuất phát từ tình yêu thương và mong muốn bảo vệ, nhưng vô hình làm giảm khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ sau này.

Trong quá trình trẻ lớn lên, bố mẹ nên buông bỏ đúng lúc, để trẻ tự nỗ lực làm những việc đó. Ví dụ, khi trẻ được khuyến khích tự mặc quần áo, rửa mặt hay cất đồ chơi, trẻ sẽ dần hình thành thói quen tự lập và trách nhiệm. 

Việc rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân giúp trẻ thích nghi tốt hơn với cuộc sống, xây dựng sự tự tin khi gặp phải khó khăn. Nếu trẻ có thể tự mình giải quyết các vấn đề nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đối mặt với những thử thách lớn hơn trong tương lai.

Tình yêu thực sự phải có chừng mực và lý trí, giúp trẻ dần dần học cách tự lập, tôn trọng người khác, đối mặt với những thất bại và hiểu được ranh giới.

Việc chăm sóc quá mức tưởng chừng như là sự ưu đãi dành cho trẻ, nhưng thực chất tước đi khả năng thích ứng với xã hội và sống tự lập. Hơn nữa, điều này có thể tạo ra những áp lực vô hình, khi trẻ không được trang bị đủ kỹ năng để tự quản lý cuộc sống của mình.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Những điều “mắt thấy, tai nghe” ở đất nước “Phù Tang”

Những điều “mắt thấy, tai nghe” ở đất nước “Phù Tang”

Trên thế giới có hàng trăm, hàng ngàn nơi đáng để ta đặt chân đến khám phá. Nếu bạn yêu thích du lịch và có điều kiện, không thể không đến Nhật Bản – ta vẫn quen gọi là xứ “Phù” Tang hay xứ hoa anh đào hoặc đất nước mặt trời mọc. Những tên gọi đó đều rất đỗi quen thuộc đối với người dân trên khắp toàn cầu.

Ông Trump muốn “xóa sổ” Bộ Giáo dục Mỹ, liệu có khả thi?

Ông Trump muốn “xóa sổ” Bộ Giáo dục Mỹ, liệu có khả thi?

Trong chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump đã cam kết sẽ "xóa sổ" Bộ Giáo dục Mỹ để trả quyền quản lý trong lĩnh vực giáo dục về các bang. Tuy nhiên, liệu ông có thực hiện được điều này và nếu thành công, kế hoạch này sẽ mang đến những thay đổi gì cho hệ thống giáo dục Mỹ?

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nicaragua thăm và làm việc với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nicaragua thăm và làm việc với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam

Sáng ngày 15/11/2024, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp đã tiếp Ngài Mario José Armengol Campos, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nicaragua tại Việt Nam. Chuyến thăm của ngài Đại sứ Nicaragua Mario José Armengol Campos nhằm kết nối cơ hội hợp tác đôi bên trong lĩnh vực văn hóa, văn học ngh