8 lý do trẻ học kém đôi khi lớn lên vẫn thành công và giàu có hơn trẻ học giỏi

Các nhà tâm lý học từ Viện Liệu pháp Gestalt ở Moskva, Nga đã tìm ra lý do vì sao nhiều học sinh kém lại thành công hơn những học sinh giỏi.

8 lý do trẻ học kém đôi khi lớn lên vẫn thành công và giàu có hơn trẻ học giỏi - 1

Nhiều phụ huynh xem điểm số ở trường rất quan trọng, nên thường la mắng khi con đạt điểm kém, hay ép buộc trẻ phải học chăm hơn.

Tuy nhiên, trong cuộc sống thực, điểm số ở trường thường không phải là yếu tố quyết định đến sự thành công của trẻ sau này. Có rất nhiều trường hợp, trẻ học kém ở trường nhưng lại trở thành những chủ, hay nhân viên xuất sắc trong các công ty lớn, đạt thành tựu riêng khi trưởng thành.

Để tìm hiểu tại sao nhiều học sinh kém lại thành công hơn những học sinh giỏi, các nhà tâm lý học từ Viện Liệu pháp Gestalt ở Moskva, Nga đã tiến hành nhiều nghiên cứu. Dưới đây là những phát hiện quan trọng từ các nghiên cứu này.

8 lý do trẻ học kém đôi khi lớn lên vẫn thành công và giàu có hơn trẻ học giỏi - 2

Không quan tâm điểm số

Đối với nhiều học sinh giỏi, điểm số thường được xem là chỉ số đo lường thành công, nếu đạt điểm cao, điều đó thể hiện rằng trẻ đã đạt được mục tiêu của mình.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng các điểm số không phải lúc nào cũng phản ánh đúng chất lượng kiến thức và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phong cách giảng dạy của giáo viên hoặc tâm trạng của học sinh.

Ngược lại, học sinh kém không nhất thiết phải dựa vào điểm số để chứng minh rằng bản thân đạt được thành công. Nhiều trẻ tập trung vào mục tiêu của mình và không quá quan tâm đến những đánh giá từ người khác, mà thường trọng sự hài lòng với những gì mình đã đạt được.

8 lý do trẻ học kém đôi khi lớn lên vẫn thành công và giàu có hơn trẻ học giỏi - 3

8 lý do trẻ học kém đôi khi lớn lên vẫn thành công và giàu có hơn trẻ học giỏi - 4

Không cố gắng xây dựng hình tượng tốt

Học sinh giỏi thường coi trọng việc để lại ấn tượng tốt với giáo viên, và do đó, nhiều trẻ luôn cố gắng tích cực tham gia vào các hoạt động, kể cả khi bản thân không quan tâm đến vấn đề đó.

Ngược lại, nhiều trẻ sinh kém không có xu hướng cố gắng để gây ấn tượng với người khác. Mặc dù trẻ tôn trọng giáo viên, nhưng có thể từ chối hoặc đưa ra ý kiến nếu bản thân không muốn.

Thái độ này tiếp tục tồn tại khi trẻ trưởng thành, đi làm và trở thành người "định hướng" khi giao tiếp với cấp trên.

8 lý do trẻ học kém đôi khi lớn lên vẫn thành công và giàu có hơn trẻ học giỏi - 5

Không làm mọi thứ một mình

Nhiều học sinh giỏi tuân thủ quy tắc: "Nếu muốn làm tốt việc gì đó, hãy tự mình làm". Điều này bắt nguồn từ việc trẻ quen với việc tự chủ và kiểm soát tất cả mọi thứ. Trong khi đó, học sinh kém thường nhờ đến người khác giúp đỡ để đạt được mục tiêu của mình.

Khi trưởng thành, cả hai bên có thể luôn giữ thái độ này. Trong khi một số người cố gắng làm quá sức bằng cách làm nhiều hơn khả năng thực tế, nhiều người lại chia sẻ hoặc giao phó trách nhiệm cho người khác.

8 lý do trẻ học kém đôi khi lớn lên vẫn thành công và giàu có hơn trẻ học giỏi - 6

8 lý do trẻ học kém đôi khi lớn lên vẫn thành công và giàu có hơn trẻ học giỏi - 7

Cho phép mình không hoàn hảo

Một số người có quy tắc sống: "Tôi phải làm điều này hoàn hảo, hoặc không làm gì cả". Tuy nhiên, cách sống này vô cùng khó khăn vì không thể thành công trong mọi lĩnh vực. Con người sẽ phải dành nhiều năm để làm việc cứng nhắc mà không có niềm tin và làm điều mình thực sự thích.

Một ví dụ cho điều này là cậu bé học tại một trường nghệ thuật. Dù không học giỏi ở trường trung học, nhưng đứa trẻ đó đã trở thành một trong những nghệ sĩ graffiti giỏi nhất trong nước và làm việc với mọi người từ khắp nơi trên thế giới.

Nếu đứa trẻ là một người cầu toàn và chỉ quan tâm đến điểm số của mình, tài năng về nghệ thuật sẽ không được phát hiện. Chúng ta cần hiểu rằng, đôi khi, việc làm điều mình thích và theo đuổi đam mê có thể dẫn đến sự thành công mà không cần phải hoàn hảo trong mọi việc.

8 lý do trẻ học kém đôi khi lớn lên vẫn thành công và giàu có hơn trẻ học giỏi - 8

8 lý do trẻ học kém đôi khi lớn lên vẫn thành công và giàu có hơn trẻ học giỏi - 9

Không ép bản thân làm mọi thứ

Học sinh kém không bao giờ ép buộc bản thân phải làm những việc mà mình không thích, đặc biệt khi trẻ cho rằng những việc đó vô nghĩa. Thay vào đó, các em tập trung vào những việc mà bản thân thực sự quan tâm. Trong khi đó, học sinh giỏi thường cố gắng học mọi thứ chỉ để trở thành một học sinh giỏi hơn.

Do đó, những học sinh giỏi này có thể lãng phí nhiều năm cuộc đời trong mối quan hệ không tốt và công việc bế tắc.

Chúng ta cần nhận ra rằng, đôi khi, việc làm những điều mình thích có thể dẫn đến thành công, mà không cần phải ép buộc bản thân phải học những môn không thích.

8 lý do trẻ học kém đôi khi lớn lên vẫn thành công và giàu có hơn trẻ học giỏi - 10

8 lý do trẻ học kém đôi khi lớn lên vẫn thành công và giàu có hơn trẻ học giỏi - 11

Có những hoạt động khác ngoài bài tập về nhà

Nhiều học sinh kém sử dụng thời gian rảnh rỗi để đọc sách, chơi thể thao, chơi nhạc, khiêu vũ hoặc chơi với những đứa trẻ khác.

Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý cho biết, học sinh hạng giỏi thường gặp khó khăn trong việc thư giãn vì luôn căng thẳng về tinh thần. Cho đến khi trưởng thành, trẻ vẫn luôn luôn lo lắng không thể đáp ứng được kỳ vọng của người khác.

8 lý do trẻ học kém đôi khi lớn lên vẫn thành công và giàu có hơn trẻ học giỏi - 12

Không sợ thất bại

Chúng ta đều biết rằng, không phải ai cũng dễ dàng đối mặt với thất bại. Nhiều người cho rằng mọi sai lầm, dù nhỏ hay lớn, đều là những vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, đối với những học sinh kém đã quen với việc trải qua cả những điểm thấp và bị chỉ trích.

Do đó, điểm kém hay thất bại không phải là điều kinh hoàng nhất trong cuộc sống của họ. Thực tế, trong cuộc sống thực, nhiều trẻ có thể đối phó với căng thẳng tốt và quay trở lại dễ dàng hơn sau khi phạm sai lầm.

8 lý do trẻ học kém đôi khi lớn lên vẫn thành công và giàu có hơn trẻ học giỏi - 13

8 lý do trẻ học kém đôi khi lớn lên vẫn thành công và giàu có hơn trẻ học giỏi - 14

Sẵn sàng chấp nhận rủi ro

Những học sinh không đạt thành tích cao ở trường thường phải thích nghi với nhiều tình huống khác nhau. Trẻ cho phép mình mơ ước và không sống theo kế hoạch mà bố mẹ đã vạch sẵn. Kết quả là, trẻ đã trở nên tốt hơn trong việc đối phó với những sai lầm của mình.

Nếu trẻ muốn bỏ học đại học, thay đổi công việc hoặc chuyển đến một quốc gia khác, trẻ sẽ làm và thường lắng nghe những gì bản thân mình muốn.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Sôi động cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” – Hồi hộp chờ đợi lễ trao giải quý

Sôi động cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” – Hồi hộp chờ đợi lễ trao giải quý

Tháng 7/2025, Cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” - sân chơi sáng tạo dành cho các em học sinh từ 6 đến 16 tuổi trên toàn quốc đang bước vào giai đoạn cao trào khi hàng ngàn bài dự thi đầy tâm huyết, độc đáo đã được gửi về từ khắp mọi miền đất nước. Không khí chuẩn bị cho lễ trao giải quý đang trở nên nóng hơn bao giờ hết, thu hút sự quan tâm lớn từ phụ huynh, thầy cô và đông đảo các

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Hà Phạm Phú sinh ngày 15/9/1943 trong một gia đình nông dân ở làng Hạ Đan, xã Đan Hà, huyện Hạ Hòa, một vùng quê hẻo lánh thuộc tỉnh Phú Thọ, nên tuổi thơ của anh ít điều kiện được học hành chu đáo. Mãi đến sau ngày hòa bình lập lại mới được cắp sách đến trường, rồi khi lên học ở trường cấp III Hùng Vương, Hà Phạm Phú mới có điều kiện tiếp cận văn học. Đặc biệt, sự cuố

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Kế hoạch áp thuế 50% lên đồng nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump đã khiến giá đồng tăng vọt lên mức cao chưa từng thấy. Nhưng đằng sau đó là những hệ lụy có thể ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế Mỹ — từ sản xuất, xây dựng cho đến túi tiền của người tiêu dùng.

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba” không chỉ là tư liệu quý mở rộng thêm những lát cắt sâu sắc về tâm hồn, lý tưởng và cuộc đời của nữ bác sĩ, liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Thùy Trâm, mà còn là kết tinh của hành trình gìn giữ đầy tâm huyết từ những người thân trong gia đình bà. Qua từng trang viết được sưu tầm và lưu giữ công phu suốt n

Thể lệ Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thể lệ Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất-nhiệm kỳ 2025-2030, thực hiện công văn số 59-CV/ĐULH ngày 15/7/2025 của Đảng uỷ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam về việc giao nhiệm vụ tổ chức cuộc thi. Thời báo Văn học nghệ thuật, Quỹ hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam, phối hợp với Chi bộ Hội Mỹ thuật V

Ngoại hạng Anh chuyển nhượng ồ ạt: Chạy đua khốc liệt, MU có đứng ngoài cuộc?

Ngoại hạng Anh chuyển nhượng ồ ạt: Chạy đua khốc liệt, MU có đứng ngoài cuộc?

Còn đến một tháng rưỡi nữa, chuyển nhượng mùa hè mới khép lại, nhưng doanh số chuyển nhượng ở Premier League đã vượt qua mốc 1 tỷ bảng. Chưa bao giờ các CLB Anh chi tiền chuyển nhượng mạnh và nhanh như thế, tính đến thời điểm này của mùa hè. Chắc chắn sẽ còn rất nhiều bản hợp đồng “khủng” được giới thiệu từ nay đến cuối tháng 8. Mùa bóng 2025-2026 ở Premier League thật đáng