Bật mí tính cách của trẻ đằng sau tư thế ngủ, con thích ngủ kiểu thứ 2 mẹ nên âm thầm vui mừng

Có 5 tư thế ngủ phản ánh phần nào tính cách của trẻ, bố mẹ nên chú ý quan sát.

Giấc ngủ là một phần rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người. Nghiên cứu cho thấy người trưởng thành dành khoảng 1/3 thời gian để ngủ.

Và chúng ta thường thấy rằng tư thế khi ngủ rất khác với trạng thái sau khi thức dậy vào buổi sáng. Đây dường như không chỉ là sự thay đổi về tư thế ngủ, mà còn phản ánh nhiều cảm xúc và trạng thái tâm lý khác nhau.

Tương tự như vậy, cách đứa trẻ ngủ thường tiết lộ điều gì đó về tính cách. Thực tế, tư thế ngủ không chỉ là hành động sinh lý đơn giản, mà có liên quan mật thiết đến trạng thái tâm lý và đặc điểm tính cách của trẻ.

Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, những thay đổi trong tư thế ngủ thực sự bộc lộ thế giới nội tâm và đặc điểm tính cách của trẻ ở mức độ nào đó. Vì vậy, hãy xem trẻ thể hiện tính cách gì trong khi ngủ.

Bật mí tính cách của trẻ đằng sau tư thế ngủ, con thích ngủ kiểu thứ 2 mẹ nên âm thầm vui mừng - 1

Trẻ ngủ cuộn tròn

Đứa trẻ cuộn tròn trên giường, chân co sát vào bụng, hai tay đặt trước ngực.

Tư thế này mang lại cho trẻ cảm giác an toàn, như thể đã trở lại với sự thoải mái và ổn định khi được ở trong vòng tay mẹ.

Đối với những đứa trẻ thích tư thế ngủ này, bề ngoài trông mạnh mẽ nhưng bên trong thường rất mềm yếu.

Trẻ dễ sợ hãi hoặc lo lắng khi ở môi trường xa lạ, tính cách nhạy cảm, ngại ngùng khi gặp người lạ.

Hơn nữa, do thiếu sự an toàn, trẻ có thể tỏ ra phụ thuộc nhiều vào những người thân thiết, mong muốn được người khác quan tâm, hỗ trợ.

Nếu trẻ thường xuyên ngủ ở tư thế này, điều đó cho thấy trẻ cần được an ủi, hỗ trợ nhiều hơn về mặt tâm lý trong cuộc sống.

Vì vậy, bố mẹ nên giúp trẻ xây dựng sự tự tin, mạnh mẽ hơn bằng cách dành nhiều thời gian hơn chăm sóc, khích lệ và khẳng định con.

Bật mí tính cách của trẻ đằng sau tư thế ngủ, con thích ngủ kiểu thứ 2 mẹ nên âm thầm vui mừng - 2

Bật mí tính cách của trẻ đằng sau tư thế ngủ, con thích ngủ kiểu thứ 2 mẹ nên âm thầm vui mừng - 3

Tư thế ngủ thân cây

Đây là tư thế ngủ thẳng điển hình của trẻ, hầu như không cúi người, thân nghiêng sang một bên, tay chân gắn tự nhiên vào cơ thể, thẳng như thân cây.

Trẻ ngủ ở tư thế này thường có tính cách dễ gần, rất hòa nhã trong cách cư xử với người khác và biết cách duy trì mối quan hệ hòa hợp với những người xung quanh.

Điều thú vị là trẻ thường có khả năng lãnh đạo và sức hút mạnh mẽ. Trong nhóm, ter thu hút sự chú ý của người khác, lý trí và bình tĩnh khi giải quyết vấn đề.

Trẻ cũng chân thành và khiêm tốn, dễ dàng được người khác đón nhận.

Nếu trẻ thỉnh thoảng ngủ ở tư thế thân cây, có nghĩa trẻ ở trạng thái ổn định và thoải mái, bố mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều.

Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ thử sức với điểu mới, ví dụ đảm nhận vai trò đội trưởng khi chơi trò chơi, nhằm kích thích khả năng lãnh đạo tiềm năng.

Bật mí tính cách của trẻ đằng sau tư thế ngủ, con thích ngủ kiểu thứ 2 mẹ nên âm thầm vui mừng - 4

Bật mí tính cách của trẻ đằng sau tư thế ngủ, con thích ngủ kiểu thứ 2 mẹ nên âm thầm vui mừng - 5

Tư thế ngủ người lính canh gác

Trẻ thường nằm ngửa trên giường, hai tay đặt sát hai bên, rất thẳng, như thể đang đứng canh gác.

Trẻ ngủ ở tư thế này thường làm việc tốt, tính cách nghiêm khắc và tuân thủ nguyên tắc. Trẻ giải quyết vấn đề bình tĩnh và lý trí, hiếm khi dễ dàng thực hiện những hành động mạo hiểm.

Những đứa trẻ thích ngủ trong tư thế người lính thường rất có trách nhiệm, nghiêm khắc với bản thân và thường có yêu cầu cao hơn đối với người khác.

Ở khía cạnh khác, trẻ thường tỏ ra bướng bỉnh, khó chấp nhận những ý kiến ​​và thay đổi khác nhau.

Nếu trẻ ngủ trong tư thế người lính trong thời gian dài, có xu hướng phát triển tính cách bảo thủ.

Vì vậy, khi giao tiếp với trẻ, bố mẹ nên đưa ra những hướng dẫn phù hợp để con học cách linh hoạt, trau dồi khả năng sáng tạo và tư duy cởi mở, thay vì khăng khăng làm theo theo ý mình.

Bật mí tính cách của trẻ đằng sau tư thế ngủ, con thích ngủ kiểu thứ 2 mẹ nên âm thầm vui mừng - 6

Bật mí tính cách của trẻ đằng sau tư thế ngủ, con thích ngủ kiểu thứ 2 mẹ nên âm thầm vui mừng - 7

Tư thế ngủ sao biển

Đây là tư thế ngủ đặc trưng với tay chân dang rộng ra như sao biển, tạo cho người ta cảm giác rất “chiếm giữ không gian”.

Những trẻ thích tư thế ngủ này thường hướng ngoại, nhiệt tình và có thể dễ dàng thiết lập tình bạn sâu sắc. Trẻ chân thành, hay giúp đỡ và thích tham gia các hoạt động nhóm.

Tuy nhiên, tư thế ngủ này cũng cho thấy trẻ có thể quá tự tin và đôi khi thậm chí hơi tự phụ. Do quá tự tin nên đôi khi trẻ dễ bỏ qua những khuyết điểm của mình và hành động lạc quan một cách chủ quan.

Đối với những đứa trẻ như vậy, bố mẹ nên giúp con giữ thái độ khiêm tốn thích hợp và tránh tỏ ra kiêu ngạo quá mức.

Bật mí tính cách của trẻ đằng sau tư thế ngủ, con thích ngủ kiểu thứ 2 mẹ nên âm thầm vui mừng - 8

Bật mí tính cách của trẻ đằng sau tư thế ngủ, con thích ngủ kiểu thứ 2 mẹ nên âm thầm vui mừng - 9

Ngủ sấp

Nằm sấp là tư thế được nhiều trẻ yêu thích. Tuy nhiên, trẻ thích nằm sấp thường có những đặc điểm tính cách riêng.

Trẻ có xu hướng dè dặt và không thích thể hiện bản thân trước mặt người khác, nhưng lại rất chủ động khi đối mặt với mọi việc.

Trẻ cũng không giỏi thể hiện cảm xúc, nhưng sẽ giải quyết vấn đề bằng hành động.

Tuy nhiên, trẻ nằm sấp cũng dễ gặp cảm giác bất an, lo lắng.

Vì vậy, bố mẹ nên đặc biệt chú ý đến trạng thái tâm lý, tránh phàn nàn, thay vào đó hãy giúp trẻ vượt qua sự lo lắng, trau dồi sự tự tin thông qua những lời động viên, phản hồi tích cực.

Bằng cách quan sát tư thế ngủ, bố mẹ hiểu được thói quen, khám phá được những nét tính cách tiềm ẩn của con. Đằng sau mỗi tư thế ngủ đều ẩn chứa ý nghĩa tâm lý đặc biệt, hiểu rõ hơn về nhu cầu nội tâm và quá trình trưởng thành của trẻ.

Tất nhiên, tính cách của trẻ không cố định, sẽ thay đổi, phát triển theo thời gian. Bố mẹ nên dành sự chăm sóc, hướng dẫn phù hợp theo từng giai đoạn trưởng thành.

Bật mí tính cách của trẻ đằng sau tư thế ngủ, con thích ngủ kiểu thứ 2 mẹ nên âm thầm vui mừng - 10

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

CEO Tim Cook của Apple nhận lương bao nhiêu?

CEO Tim Cook của Apple nhận lương bao nhiêu?

Apple công bố tăng 18% lương cho CEO Tim Cook, nâng tổng thu nhập lên 74,6 triệu USD trong năm 2024, bất chấp những tranh cãi từ cổ đông. Công ty cũng từ chối đề xuất chấm dứt chương trình đa dạng nhân sự (DEI), khẳng định cam kết không phân biệt đối xử và tuân thủ các quy định pháp luật.

Bitcoin tăng cao, liên tục đạt đỉnh, sẽ đạt mốc bao nhiêu?

Bitcoin tăng cao, liên tục đạt đỉnh, sẽ đạt mốc bao nhiêu?

Bitcoin đã vượt mốc 100.000 USD vào năm 2024, đánh dấu một năm đầy biến động và thành công cho thị trường tiền điện tử. Nhìn về năm 2025, các chuyên gia dự đoán những xu hướng đột phá, từ sự phát triển mạnh mẽ của DeFi, stablecoins, đến sự rõ ràng hơn trong quản lý pháp lý. Điều gì đang chờ đợi ngành tiền điện tử trong năm mới?