Bố mẹ bỏ lỡ 4 giai đoạn tăng trưởng này, trẻ lớn lên sẽ khó thành một người khỏe mạnh và tài giỏi
Trẻ sơ sinh có những giai đoạn phát triển quan trọng. Nếu bố mẹ bỏ lỡ, tương lai sau này con cái rất khó hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất.
Nhiều người có thể nghĩ rằng một đứa trẻ 1 tuổi không hiểu gì, nhưng thực tế giai đoạn này là lúc não bộ của trẻ đang phát triển mạnh nhất. Chăm sóc em bé là công việc khó nhọc và cũng dễ khiến người ta cáu kỉnh nhất, nhưng cuộc đời của trẻ thơ vốn phong phú và nhiều màu sắc, nếu bố mẹ hời hợt bỏ qua thời kỳ vàng của sự tăng trưởng, thì sau này đứa trẻ sẽ không thể hoàn thiện mình một cách tốt nhất.
Hầu hết, người lớn quá bận rộn với công việc riêng của họ, vì vậy họ để em bé tự chơi, miễn là vẫn đảm bảo em bé được an toàn. Bỏi vì ai cũng nghĩ, dù sao con cũng còn nhỏ chưa hiểu chuyện gì.
Nhưng Oliver James, nhà tâm lý học trẻ em và nhà phân tâm học quan hệ nổi tiếng người Anh cho biết: việc nuôi dạy con cái sớm rất quan trọng, nó có liên quan đến việc đứa trẻ sẽ trở thành người như thế nào khi lớn lên.
Nuôi dạy con sớm thiết lập "bộ điều chỉnh" cho mức độ cortisol của một cá nhân, hoặc các mẫu sóng não trước bên trái. Khi lớn lên, những trải nghiệm tốt sẽ thiết lập lại mức độ và làm cho nó lành mạnh hơn, trong khi những trải nghiệm tồi tệ có tác dụng ngược lại.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là giai đoạn quan trọng giúp não bộ phát triển nhanh và cơ thể phát triển nhanh chóng, não bộ của bé càng được kích thích sẽ càng khỏe mạnh và càng tạo ra nhiều liên kết thần kinh hơn. Và sự kích thích thường xuyên, lặp đi lặp lại sẽ hình thành một khuôn mẫu ổn định trong não trẻ.
Có thể nói rằng, mô hình cuộc sống tương lai và định hướng xã hội của đứa trẻ phần lớn bắt nguồn từ những dự đoán về vai trò của bố mẹ trong quá trình giáo dục sớm cho con. Trong năm đầu tiên sau khi đứa trẻ chào đời, em bé sẽ liên tiếp trải qua nhiều giai đoạn tăng trưởng đặc biệt, một khi bỏ lỡ, sẽ không bao giờ quay lại được nữa.
Các nhà nghiên cứu, chuyên gia về trẻ em đã sắp xếp các giai đoạn đó ra, hy vọng có thể giúp các bậc bố mẹ làm quen, đồng thời không bỏ sót những mấu chốt quan trọng trong quá trình trưởng thành của con cái, thiết lập mối quan hệ thân thiết một cách suôn sẻ và nuôi dạy con cái lớn lên khỏe mạnh.
Giai đoạn hình thành cảm giác an toàn
Tâm lý học trẻ em tin rằng, để trẻ có được cảm giác an toàn, trẻ cần thiết lập mối quan hệ gắn bó an toàn giữa bố mẹ và con cái. Nghĩa là, việc nuôi dạy con cái của những ông bố bà mẹ không nên chỉ dừng lại ở mức chăm sóc "cơm ăn áo mặc" hàng ngày.
Ở giai đoạn trẻ sơ sinh, bố mẹ nên cung cấp nhiều loại kích thích giác quan, để trẻ có thể cảm nhận được sự an ủi và chăm sóc ân cần của bố mẹ, từ đó trẻ sẽ cảm thấy an tâm hơn. Một em bé có cảm giác an toàn mạnh mẽ thì tâm lý sẽ luôn duy trì trong trạng thái ổn định, dịu dàng, tự tin và lạc quan.
Việc mẹ thường xuyên tương tác với em bé, sẽ khiến bé cảm nhận được sự an toàn và tình thương của bố mẹ.
Ngược lại, những đứa trẻ không có đủ cảm giác an toàn sẽ nhạy cảm và mong manh, thích khóc và bám lấy người khác... Thông thường, những đứa trẻ không có đủ cảm giác an toàn sẽ phần lớn duy trì năng lượng vào việc tìm kiếm sự công nhận từ bên ngoài, và sự phát triển bản thân, bộc lộ khả năng của chính mình sẽ bị hạn chế.
Để giúp trẻ hình thành cảm giác an toàn, bố mẹ chỉ cần chú ý hai điều: một là tiếp xúc da kề da với trẻ nhiều hơn như cho bú, ôm, vuốt ve, xoa bóp…; hai là tương tác với bé nhiều hơn bằng lời nói, ánh mắt,...
Hàng ngày, bố mẹ nên dành thời gian để có thể ở bên trẻ và tương tác với trẻ nhiều hơn, như vậy thì trẻ mới cảm nhận đủ được sự quan tâm của bố mẹ. Khi tương tác, bố mẹ có thể cố gắng sử dụng nét mặt, âm thanh, chuyển động phong phú,... để thu hút sự chú ý của bé, đồng thời kích thích sự phát triển linh hoạt của các giác quan.
Giai đoạn "khó chịu"
Sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh không tuyến tính, và hầu như tất cả trẻ sơ sinh đều trải qua một số "lực đẩy" trong năm đầu đời. Đây là giai đoạn bé phát triển nhanh về chiều cao và cân nặng, giai đoạn này bé ăn nhiều, lớn nhanh và thường kèm theo quấy khóc, cáu gắt và các hiện tượng khác.
Nói chung, "thời kỳ khó chịu" sẽ xuất hiện không theo một giai đoạn cố định, có thể là trong 7-10 ngày, 2-3 tuần, 3 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 9 tháng,... sau khi em bé được sinh ra.
Khi bé bước vào giai đoạn này, một số bà mẹ mới làm quen có thể mất cảnh giác và bối rối về sự thay đổi khẩu vị và tâm trạng của bé. Nếu bỏ lỡ hoặc không tích cực ứng phó, bé có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, chậm phát triển,…
Có những giai đoạn, trẻ sơ sinh sẽ có sự thay đổi trong tính cách, khiến bé thường tỏ ra cáu kỉnh, khó chịu.
Nếu đang cho con bú, mẹ không cần can thiệp quá nhiều, vì cơ thể mẹ sẽ tự phản ứng và sẽ tiết ra nhiều sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu của bé. Quá trình này thường mất 1-2 ngày, nên mẹ không cần lo sữa mẹ không đủ mà tăng sữa công thức.
Đối với trẻ quấy khóc, trằn trọc, nên để người nhà thay phiên nhau bế, để người mẹ được nghỉ ngơi. Đồng thời, người lớn nên tăng cường những hành động đụng chạm cơ thể, ôm nhiều hơn, xoa bóp nhiều hơn hoặc tắm nước ấm cho bé... điều này không chỉ có thể xoa dịu cảm xúc, mà còn thúc đẩy sự phát triển thể chất của trẻ.
Giai đoạn chán ăn
Thời kỳ ăn dặm của bé thường diễn ra khi bé được 3-4 tháng, và đôi khi sau 6 tháng. Nguyên nhân chính là do khi lớn lên, bé phát triển mạnh tính tò mò về môi trường xung quanh, thích khám phá khi ăn, thậm chí mất hứng thú bú mẹ.
Sau khi một số bé bắt đầu ăn dặm, có thể “thích mới không thích cũ”, không còn chỉ thích sữa mẹ hay sữa công thức nữa. Cũng có quan điểm cho rằng vị giác của bé phát triển, chán một vị nên không thích sữa.
Thời kỳ biếng ăn, trẻ sẽ có biểu hiện không còn hứng thú với sữa mẹ hay sữa công thức nữa.
Trẻ khó chịu vì bú sữa có khả năng chịu đói kém hơn, nhu cầu bú sữa giảm đi đáng kể và tốc độ phát triển thể chất (bao gồm tăng trưởng chiều cao và cân nặng) chậm hơn. Nhưng chỉ cần tinh thần đứa bé bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng, thông thường vài ngày sau em bé sẽ trở lại bình thường.
Khi bé chán sữa, mẹ có thể thay đổi hoặc giảm bớt tình trạng chán sữa bằng cách tạo môi trường bú yên tĩnh, thoải mái, kéo dài thời gian cho con bú, tăng số lần bú, bổ sung thức ăn bổ sung hợp lý, tăng cường vận động... Nếu bé vẫn tiếp tục chán ăn, tỏ ra bơ phờ, kém hoạt bát thì cần chú ý, tiếp tục quan sát xem bé có chán sữa do bệnh lý hay không và kịp thời nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ.
Giai đoạn mọc răng
Hầu hết các bé bắt đầu mọc răng khi được 5-6 tháng. Trong một thời gian nhất định, bé trở nên thích chảy nước dãi, mút ngón tay, cắn đồ vật, ban đêm ngủ không yên, rất thích quấy khóc, có bé còn bị sốt nhẹ... Đây đều là những dấu hiệu cho thấy bé đang bước vào thời kỳ mọc răng.
Mọc răng rất khó chịu, răng sữa mọc chậm, trên nướu xuất hiện những nốt sần nhỏ, bé có cảm giác sưng, tấy, đau và ngứa. Cơn đau mọc răng của bé không thể thuyên giảm, và khóc là cách duy nhất để trẻ giải tỏa cảm xúc. Lúc này, bố mẹ nên thấu hiểu và bao dung, quan tâm yêu thương một cách nhẹ nhàng, đúng lúc, nếu không bé sẽ dễ cáu gắt hơn.
Bé đang trong thời kỳ mọc răng, bố mẹ cần chuẩn bị một số dụng cụ như que đánh răng hàm, que chọc rau củ quả,… Cắn có thể giúp trẻ giảm đau do mọc răng, và đẩy nhanh quá trình mọc nướu. Khi bé quấy khóc, bố mẹ có thể dùng đồ chơi để tương tác, dụ dỗ và làm cho bé phân tâm, tạm thời quên đi cảm giác khó chịu.
Mỗi buổi sáng hoặc tối, bố mẹ có thể dùng gạc sạch quấn ngón tay, hoặc đeo bao ngón tay, nhẹ nhàng xoa bóp nướu cho bé, có thể khiến bé dễ chịu hơn, đồng thời vệ sinh sạch miệng cho bé.
Tóm lại, sự phát triển của em bé trong vòng 1 tuổi là một bước nhảy vọt, sự tăng trưởng trí thông minh và các khả năng khác nhau cũng thay đổi theo từng ngày. Vì vậy, bố mẹ đừng nghĩ rằng con vẫn còn là một đứa trẻ và không hiểu gì cả.
Trong năm đầu tiên quan trọng nhất của cuộc đời, trẻ sơ sinh cần trải nghiệm nhiều hơn những điều này, và bố mẹ cần quan tâm đến điều đó, bởi vì một số sự phát triển, nếu bỏ lỡ, sẽ là cả cuộc đời.
Giai đoạn mọc răng sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau ngứa, vì vậy mà hay quấy khóc hơn bình thường.
Bình luận