Bố mẹ là bản gốc gương mẫu, con là bản sao hoàn hảo nếu được dạy từ 5 kiểu gia đình này
Gia đình là nền tảng vững chắc để trẻ phát triển lành mạnh, xây dựng tương lai thành công.
Gia đình là môi trường đầu tiên để trẻ lớn lên. Vì vậy, trẻ có tương lai thành công ảnh hưởng phần lớn từ cách giáo dục của gia đình.
Thực tế, hầu hết những đứa trẻ có triển vọng thành tài đều xuất thân từ 5 kiểu gia đình này.
Gia đình yêu thương
Giữa các thành viên trong gia đình có một sự hiểu biết ngầm đặc biệt. Dù có thể cãi nhau vì những chuyện nhỏ nhặt, nhưng không thể tách rời và có kết nối, gắn bó sâu sắc.
Trong một gia đình tràn đầy tình yêu thương: Yêu vợ, yêu chồng, yêu bố mẹ, yêu con, yêu anh chị em, yêu thú cưng, thậm chí yêu cả chậu cây và yêu cả thế giới.
Một thiền sư nổi tiếng từng nói: Chúng ta cần phải học những kỹ thuật tạo dựng hạnh phúc khi còn nhỏ, nếu được bố mẹ tạo dựng hạnh phúc trong gia đình thì tự nhiên con cái sẽ biết cách làm. Tình yêu thương là chất dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ lớn lên. Trẻ lớn lên trong một gia đình yêu thương sẽ tự nhiên học được cách yêu thương".
Đặt mối quan hệ vợ chồng lên hàng đầu
Sau khi có con, nhiều gia đình trở nên lơ là với mối quan hệ vợ chồng, khiến tình cảm đôi lứa dần nguội lạnh. Tuy nhiên, đây không phải là trạng thái lý tưởng nhất cho một gia đình hạnh phúc.
Trạng thái tốt nhất của một gia đình chính là khi bố yêu mẹ, mẹ yêu bố, và họ biết cách thể hiện tình cảm đó với nhau. Đây không chỉ là nền tảng vững chắc cho mối quan hệ vợ chồng, mà còn là khuôn mẫu quý giá cho các con khi lập gia đình trong tương lai.
Khi bố mẹ yêu thương, tôn trọng và gắn kết chặt chẽ với nhau, điều này sẽ truyền cảm hứng sâu sắc cho con cái. Trẻ sẽ được chứng kiến một mô hình gia đình lý tưởng, nơi mọi thành viên luôn quan tâm, chăm sóc và ủng hộ lẫn nhau. Đây chính là nền tảng để trẻ hình thành những mối quan hệ lành mạnh, bền vững trong tương lai.
Do đó, việc duy trì tình yêu, sự tôn trọng và gắn kết giữa vợ chồng là vô cùng quan trọng. Bố mẹ cần ý thức được rằng, hạnh phúc và sự hài hòa của mình chính là món quà vô giá để trao cho con cái. Đây sẽ là những kỷ niệm tuyệt vời và là hình mẫu cho các con noi theo.
Biết tôn trọng lẫn nhau
Tiền đề của sự tôn trọng là tin tưởng trẻ. Mỗi người đều có hàng ngàn khả năng trong cuộc sống và quyền lựa chọn trong cuộc sống phải thuộc về chính họ.
Điều bố mẹ nên tin rằng, con có thể tự sắp xếp cuộc sống của mình. Bố mẹ nên là người đưa ra ý kiến trong cuộc sống của con, thay vì quyết định toàn.
Hãy để trẻ lớn lên trong những lựa chọn, học cách gánh chịu hậu quả, thay vì bố mẹ lên kế hoạch cho cuộc đời và buộc trẻ thực hiện. Điều này có nghĩa là tôn trọng cảm xúc, tôn trọng sự riêng tư...
Gia đình có năng lượng tích cực
Không khí gia đình sẽ ảnh hưởng đến tính cách sau này của trẻ.
Trẻ lớn lên trong gia đình đầy rẫy sự thù địch, tranh chấp và bạo lực thường sẽ phát triển hai cực đoan về tính cách. Một là trở nên nhút nhát, sợ hãi, luôn giấu mình và không dám bày tỏ ý kiến; hoặc trái lại, trở nên cáu kỉnh, hung hăng và thường xuyên dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.
Điều này là do trẻ được lớn lên trong một môi trường thiếu sự tin tưởng, tôn trọng và tình yêu thương. Khi chứng kiến những mẫu hình giao tiếp và giải quyết xung đột không lành mạnh, trẻ sẽ tiếp thu và lặp lại những hành vi đó.
Vì vậy, bố mẹ cần ý thức được trách nhiệm to lớn của mình trong việc tạo dựng một không khí gia đình tích cực, đầy yêu thương và tôn trọng. Hãy dùng những lời khẳng định, động viên, đồng thời dạy trẻ cách nhìn nhận thế giới từ một góc nhìn lạc quan, tươi đẹp hơn.
Khi trẻ được lớn lên trong gia đình hạnh phúc, sẽ hấp thụ được những giá trị tích cực như sự tự tin, khoan dung, biết lắng nghe và giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
Gia đình có ý thức lễ nghi, quy tắc
Nhà văn Vương Hiểu Ba từng nói: Con người chỉ có cuộc đời này thôi chưa đủ, mà còn phải có một thế giới thơ mộng. Trong nhịp sống hối hả thường nhật, chỉ có ý thức lễ nghi mới mang đến cho cuộc sống thêm ý nghĩa và một chút thơ ca.
Ý nghĩa của nghi lễ là những cái ôm mỗi khi bước vào nhà, lời chúc ngủ ngon trước khi đi ngủ, bức chân dung gia đình trong ngày sinh nhật và lễ kỷ niệm sau thành công. Ý nghĩa nghi lễ xác định ý nghĩa tinh thần đằng sau mỗi ngày bình thường.
Ý thức nghi lễ trong gia đình cho phép trẻ có những ký ức về từng nút thắt trong quá trình trưởng thành, thay vì hồi tưởng lại quá khứ trống rỗng và lặp đi lặp lại cuộc sống đơn điệu hàng ngày.
Ở Anh, ngày đầu tiên đến trường tiểu học là một ngày đặc biệt quan trọng. Vào ngày này, nhà trường sẽ yêu cầu trẻ mặc đồng phục, cầm cặp sách và chụp ảnh trước cửa nhà để ghi hình. Đây là bức ảnh đầy ý nghĩa nghi lễ này, ngày này sẽ trở thành nên sâu sắc trong ký ức của đứa trẻ.
Các nhà tâm lý học cho biết: Những gia đình có thể truyền lại “ý thức về nghi lễ gia đình” từ thế hệ này sang thế hệ khác, có mối quan hệ hạnh phúc hơn, các con có ý thức gắn bó, an toàn, khỏe mạnh và có kết quả học tập tốt.
Bố mẹ là bản gốc, con cái là bản sao. Nếu bản sao có sai sót thì phải sửa bản gốc. Mỗi cử động của bố mẹ sẽ in sâu vào lòng con.
Bình luận