Chồng do dự không ký giấy cho vợ tiêm giảm đau khi đẻ, vợ đòi ly hôn ngay trong phòng sinh

Trên giường sinh, mồ hôi trên trán sản phụ nhễ nhại, môi dưới cắn bật ra máu, tay nắm chặt thành giường, vừa rên rỉ vừa hét lớn: “Bác sĩ, tôi muốn được gây tê màng cứng”.

Người ta thường hay nói "Đẻ chửa cửa mả" để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm của việc chuyển dạ, sinh con. Nỗi lo lắng, đau khổ của phụ nữ không chỉ xuất phát từ thể xác, mà còn là những giọt nước mắt trong thời khắc sinh tử. Đoạn chia sẻ của một bác sỹ trực tiếp chứng kiến từ đầu đến cuối ca sinh thường của một sản phụ dưới đây đã khiến nhiều phụ nữ không khỏi chạnh lòng. Điều đáng nói, sự đau đớn của người phụ nữ này cũng bị người chồng thờ ơ vì lý do sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ và trí não em bé sau khi chào đời.

Bác sĩ Zang, làm việc tại Bệnh viện Sản Trung tâm Thành phố Hồ Bắc, Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện về một ca sinh do ông phụ trách chính. Một câu chuyện có vui có buồn, với lời nhắn nhủ "Đừng bao giờ bỏ mặc người phụ nữ sinh con cho mình".

Bác sĩ Zang cho biết, sản phụ Ái Thiên bắt đầu nhập viện chờ sinh từ 5h sáng, đến 4h chiều thì cơn co thắt dữ dội hơn, cổ tử cung đã mở được 4 phân. Trong trường hợp bình thường, khi cổ tử cung đã mở đến 2 hoặc 3 phân nếu người mẹ cảm thấy đau đớn quá thì sẽ yêu cầu được gây mê màng cứng để giảm đau trong quá trình chuyển dạ. Hôm nay tính kiên nhẫn của người mẹ này vô cùng mạnh mẽ. 

Trên giường sinh, mồ hôi trên trán sản phụ nhễ nhai, môi dưới cắn bật ra máu, tay nắm chặt thành giường, vừa rên rỉ vừa hét lớn: “Bác sĩ ơi, tôi muốn được gây tê màng cứng”.

Chồng do dự không ký giấy cho vợ tiêm giảm đau khi đẻ, vợ đòi ly hôn ngay trong phòng sinh - 1

Cơn đau đẻ mỗi lúc dồn dập hơn. (Ảnh minh họa)

Phía bên ngoài phòng sinh, chồng của Ái Thiên được gọi vào để làm thủ tục ký giấy xác nhận đồng ý cho vợ gây tê màng cứng. Tuy nhiên, thái độ của người chồng khiến bác sĩ bất ngờ khi đã từ chối không do dự và nói: "Không, gây tê màng cứng không tốt cho đứa bé. Chỉ là đẻ thôi mà cũng làm không được. Chỉ cần bảo cô ấy cố gắng một chút là được".

Dù bác sĩ có thuyết phục người chồng thay đổi suy nghĩ như thế nào đi nữa thì anh ta vẫn nhất quyết không đồng ý. Nửa khuôn mặt của Ái Thiên vùi vào trong gối, nước mắt chảy dài. Khi đã chạm đến ngưỡng đau đến “sống đi chết lại”, Ái Thiên nhìn vào mặt chồng và hét lớn: “Nếu anh không đồng ý thì tôi sẽ ly hôn”. Thấy giọng vợ cứng rắn, người chồng đành phải ký hết trang này đến trang khác, sau khi ký xong, anh bước ra ngoài phòng sinh. 

Chồng do dự không ký giấy cho vợ tiêm giảm đau khi đẻ, vợ đòi ly hôn ngay trong phòng sinh - 2

Người chồng nhất quyết không đồng ý ký giấy. (Ảnh minh họa)

Các bác sĩ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ, sau khi thuộc gây tê có tác dụng, nỗi đau đớn của Ái Thiên cũng dần dễ chịu hơn. Ca vượt cạn kéo dài 45 phút, Ái Thiên đã hạ sinh thành công một bé trai. Y tá bế đứa bé và mang ra cho người chồng xem mặt, anh ta cười vui và nói: “Con trai của bố”.

Bên trong cánh cửa phòng sinh, Ái Thiên mặt xanh xao vì mới trải qua ca sinh nở mất sức nhưng điều khiến cô đau lòng nhất chính là thái độ của người chồng. Có lẽ khi đứng ở lằn ranh sinh tử, người phụ nữ mới thật sự nhìn ra được con người thật của chồng mình là ai. Như câu nói: "phụ nữ lấy chồng như đánh cược một canh bạc, xinh đẹp, thông minh cũng không bằng may mắn".

Dù sao Ái Thiên cũng đã sự quyết đoán để cứu bản thân và cứu đứa con trong tình huống này. Hy vọng người chồng sẽ nhận ra sự hy sinh to lớn của vợ mình để biết suy nghĩ và yêu thương cô ấy nhiều hơn.

Gây tê màng cứng khi sinh thường là gì?

Gây tê màng cứng là kỹ thuật gây tê vùng sử dụng trong quá trình chuyển dạ cho sản phụ. Quá trình này sẽ được thực hiện khi cơn co tử cung trở nên mạnh hơn (cổ tử cung mở từ 2 - 3cm), bà bầu không có bất thường trong kết quả xét nghiệm máu và có sức khỏe ổn định.

Thông qua mũi tiêm vào sống lưng, thuốc gây tê sẽ được đưa vào cột sống. Sau đó phân tán sang 2 vùng lân cận xung quanh, tạo cảm giác tê liệt, mất cảm giác đau ở các bộ phận chịu lực nhiều nhất khi chuyển dạ.

Tuy nhiên, bà bầu vẫn có cảm giác đau từ bụng đến 2 chân, vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Do vậy, bà bầu vẫn cảm nhận được các cơn co tử cung và rặn đẻ bình thường.

Thy Dung

Tin liên quan

Tin mới nhất

Giá vàng và bạc đang tụt dốc: Chuyên gia khuyên mua bán ra sao?

Giá vàng và bạc đang tụt dốc: Chuyên gia khuyên mua bán ra sao?

Sau khởi đầu tuần đầy hứa hẹn, giá vàng và bạc đang tụt dốc khi nhà đầu tư chuyển hướng sang thị trường chứng khoán. Quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tiếp tục tạo áp lực lên giá kim loại quý. Tuy nhiên, nếu dữ liệu việc làm sắp công bố cho thấy thị trường lao động yếu, đây có thể là cú hích cần thiết để vàng bật lại.

Tesla lao đao, nhà đầu tư không còn mộng mơ với lời hứa của Elon Musk

Tesla lao đao, nhà đầu tư không còn mộng mơ với lời hứa của Elon Musk

Dù Elon Musk tiếp tục vẽ ra viễn cảnh táo bạo về robotaxi và xe tự lái, nhà đầu tư Tesla dường như không còn dễ dàng bị thuyết phục. Trong bối cảnh doanh số sụt giảm, lợi nhuận mỏng và những khó khăn về pháp lý, giới tài chính ngày càng nghi ngờ liệu các giấc mơ của Musk có còn đủ sức giữ vững giá trị cổ phiếu Tesla.

Tô Đông Pha “vẽ”…thơ!

Tô Đông Pha “vẽ”…thơ!

Chúng ta quá quen với cụm từ “Thi trung hữu họa” (trong thơ có họa). Tuy nhiên, từ “họa” ở đây được hiểu là bức họa do thơ tạo ra thông qua hệ thống ngôn từ giúp người đọc tưởng tượng được chân dung một hiện thực khách quan nào đó. Ví dụ Nguyễn Du có cặp lục bát miêu tả mùa xuân: Cỏ non xanh rợn chân trời/Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ; thì đó là bức tranh thiên nhiê

Tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết của tâm hồn Việt qua triển lãm “Sen Soul”

Tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết của tâm hồn Việt qua triển lãm “Sen Soul”

Triển lãm “Sen Soul” với chủ đề “Sen - Vẻ đẹp thuần khiết của tâm hồn Việt” của họa sĩ Ngô Bá Hoàng trưng bày hơn 40 tác phẩm gốm nghệ thuật. Các tác phẩm cho thấy hoạ sĩ đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để nghiên cứu và thử nghiệm phối hợp nhiều dòng men quý, nhằm thể hiện vẻ đẹp của sen – loài hoa vừa thuần khiết, vừa là biểu tượng văn hóa đặc trưng của người V

“Tìm cha” – Giai điệu tri ân những người cha chưa trở về

“Tìm cha” – Giai điệu tri ân những người cha chưa trở về

Nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2025, Thời báo Văn học nghệ thuật trân trọng giới thiệu ca khúc của Doanh nhân, luật sư, Tiến sỹ Phạm Hồng Điệp, thể hiện những cung bậc cảm xúc thật xúc động với hình ảnh một người con theo năm tháng cứ đi tìm mộ cha trong những hàng mộ liệt sỹ vô danh ở chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa. Hãy đến với ca khúc “Tìm cha