Chồng vào phòng sinh cùng vợ, 30 phút sau bị “đuổi khéo” vì câu nói buột miệng

Khoa học đã chứng minh rằng, trong 12 cấp độ đau, đau khi sinh con được xếp ở mức cao nhất, vượt qua cả cơn đau ruột thừa.

Thế nhưng, các bà mẹ trên khắp thế giới không chỉ chịu đựng mà còn vượt qua nỗi đau này để chào đón sinh linh bé nhỏ, xứng đáng được gọi là "siêu nhân".

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, nhiều bệnh viện cung cấp dịch vụ “phòng sinh gia đình”, cho phép người chồng đồng hành cùng vợ trong khoảnh khắc thiêng liêng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ can đảm và sự tinh tế để thấu hiểu nỗi đau vợ phải trải qua. Câu chuyện dưới đây tại một bệnh viện ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, là minh chứng rõ ràng cho điều đó.

"Anh ra ngoài đi, để tôi tự đẻ”

Theo đoạn video được bệnh viện ghi lại, một sản phụ đang trải qua những cơn đau dữ dội khi chuyển dạ. Mong muốn có thêm động lực, chị đề nghị bác sĩ cho chồng vào phòng sinh. Nhưng mọi chuyện không diễn ra như mong đợi.

Chồng vào phòng sinh cùng vợ, 30 phút sau bị “đuổi khéo” vì câu nói buột miệng - 1

Ban đầu, sản phụ cố gắng nhịn, bỏ qua lời chồng.

Trong lúc chị đang thoải mái kêu than để “tiếng hét át cơn đau”, người chồng lại tỏ ra lo lắng, liên tục năn nỉ: “Im đi, đừng hét nữa, anh sợ”.

Ban đầu, sản phụ cố gắng nhịn, bỏ qua lời chồng. Nhưng sau 30 phút, khi cơn đau càng lúc càng dữ dội, sự thiếu tinh tế và giọng điệu năn nỉ khó chịu của chồng khiến chị mất bình tĩnh. Không thể kiềm chế, chị lớn tiếng nói: “Anh bước ra ngoài đi, để tôi tự đẻ một mình!”.

Người chồng ban đầu tưởng vợ nói đùa, nhưng trước thái độ cương quyết của chị, anh đành lủi thủi rời khỏi phòng.

Chồng vào phòng sinh cùng vợ, 30 phút sau bị “đuổi khéo” vì câu nói buột miệng - 2

Trước thái độ cương quyết của chị, anh đành lủi thủi rời khỏi phòng.

Cộng đồng mạng: “Đàn ông không hiểu được nỗi đau này”

Đoạn video sau khi lan truyền đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều. Đa số cư dân mạng cho rằng, người chồng trong câu chuyện này chưa hiểu được mức độ đau đớn tột cùng mà sản phụ phải chịu đựng.

“Nhìn chị ấy nằm trên bàn sinh với gương mặt nhăn nhó, chắc chắn chị rất thất vọng vì chồng không thể đồng hành cùng mình trong thời khắc khó khăn nhất”, một tài khoản mạng bình luận.

Nhiều người cũng nhận định, không phải người chồng nào cũng đủ tâm lý vững vàng để đồng hành cùng vợ khi sinh nở. Thậm chí, có những ông chồng bị ám ảnh bởi hình ảnh vợ đau đớn trên bàn sinh, để lại tổn thương tâm lý kéo dài.

Những kiểu chồng không nên vào phòng sinh

Không phải ai cũng phù hợp để tham gia vào khoảnh khắc sinh con. Dưới đây là những kiểu chồng mà sản phụ tốt nhất không nên để vào phòng sinh cùng mình:

Tính nóng nảy

Những ông chồng bộc trực, dễ cáu gắt không chỉ không giúp ích mà còn có thể làm tổn thương tâm lý vợ trong thời khắc nhạy cảm.

Rụt rè và lo lắng thái quá

Ngược lại, những người chồng thiếu quyết đoán, hay lo lắng cũng không phải lựa chọn phù hợp. Họ không thể đưa ra quyết định kịp thời, thậm chí còn khiến sản phụ thêm áp lực.

Thể trạng yếu

Nếu chồng có tiền sử chóng mặt, bệnh tim, hoặc không thể chịu đựng cảnh máu me, tốt nhất hãy để họ chờ ngoài phòng sinh. Những người chồng như vậy có thể trở thành “bệnh nhân bất đắc dĩ” nếu ngất xỉu trong phòng sinh, khiến mọi việc thêm phần phức tạp.

Khoảnh khắc sinh con là cột mốc quan trọng trong đời người phụ nữ, đòi hỏi sự thấu hiểu và đồng hành từ người chồng. Tuy nhiên, nếu người chồng không đủ tâm lý vững vàng hoặc thiếu sự tinh tế, việc họ vào phòng sinh không những không giúp được vợ mà còn gây thêm áp lực.

Vì vậy, thay vì ép chồng vào phòng sinh, các bà mẹ nên cân nhắc kỹ về sự phù hợp của người bạn đời trong hoàn cảnh đặc biệt này. Hãy nhớ rằng, điều quan trọng nhất trong thời khắc ấy là sự thoải mái của người mẹ để có thể đón con yêu chào đời một cách suôn sẻ nhất.

Thy Dung

Tin liên quan

Tin mới nhất

Chuyện làng Văn nghệ: Lên Mường Khương, nâng chén cùng Nhà thơ Pờ Sảo Mìn

Chuyện làng Văn nghệ: Lên Mường Khương, nâng chén cùng Nhà thơ Pờ Sảo Mìn

Nhân dịp Tết Bính Thân 2016, thực hiện Chương trình "Xuân biên giới - Tết hải đảo" do Trung ương Đoàn phát động, tôi tham gia Đoàn công tác của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn dẫn đầu lên thăm, tặng quà, chúc Tết cán bộ, đoàn viên và nhân dân huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Thật tình cờ, ngay tại Thị trấn Mường Khương, tôi đã

Một năm đầy biến động, những người đầu tư vàng lãi bao nhiêu?

Một năm đầy biến động, những người đầu tư vàng lãi bao nhiêu?

Với mức tăng 27% trong năm 2024, vàng trở thành một trong những tài sản đáng chú ý nhất của thị trường kim loại. Đà tăng trưởng này được thúc đẩy bởi các chính sách tiền tệ nới lỏng tại Mỹ, các rủi ro địa chính trị kéo dài và làn sóng mua vào từ các ngân hàng trung ương. Trong khi đó, các kim loại cơ bản có một năm đầy biến động, với quặng sắt và lithium giảm mạnh.

Những ý kiến thẳng thắn tâm huyết trong Hội nghị Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các văn nghệ sĩ

Những ý kiến thẳng thắn tâm huyết trong Hội nghị Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các văn nghệ sĩ

Chiều ngày 30/12, tại Hội nghị Gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ được tổ chức tại Hà Nội, Tổng bí Thư Tô Lâm chủ trì cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà, các Ban, Bộ, ngành gặp gỡ, lắng nghe những ý kiến trao đổi, chia sẻ thẳng thắn của các văn nghệ sĩ với mục tiêu tìm ra những giải pháp qua đó góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phát triển năng lượng tái tạo ở nông thôn: Từ triển vọng đến thực tiễn

Phát triển năng lượng tái tạo ở nông thôn: Từ triển vọng đến thực tiễn

Các dự báo cho thấy nhu cầu năng lượng cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 4-5%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2030. Điều này cho thấy tính cấp bách trong việc có các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo ở khu vực nông thôn, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới phát triển bền vững và cải thiện điều kiện sống cho người dân.