Trẻ tiểu học đã yêu thích thần tượng Hàn Quốc, chuyên gia: Bố mẹ Việt nên ủng hộ con "đu idol"

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui chia sẻ quan điểm về vấn đề bố mẹ có nên ủng hộ trẻ hâm mộ một ai đó.

Trẻ tiểu học đã yêu thích thần tượng Hàn Quốc, chuyên gia: Bố mẹ Việt nên ủng hộ con "đu idol" - 1

Hiện nay, việc trẻ "đu idol" không còn là chuyện hiếm gặp. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, trẻ em dễ dàng tiếp cận với những thông tin về các nghệ sĩ, thần tượng của mình thông qua các kênh truyền thông, mạng xã hội, video trực tuyến và các sự kiện âm nhạc, giải trí... Điều này dẫn đến việc trẻ có thể dễ dàng bị thu hút bởi hình ảnh, phong cách sống của những người nổi tiếng, và trở nên ngưỡng mộ, thần tượng họ.

Nhiều câu hỏi được đặt ra khiến không ít ông bố bà mẹ loay hoay, không biết nên quyết định như thế nào giữa việc ủng hộ con "đu idol" và không ủng hộ. Trên thực tế, việc ủng hộ trẻ "đu idol" hay không phụ thuộc vào cách tiếp cận và cung cách giáo dục của mỗi gia đình và cộng đồng.

Trẻ tiểu học đã yêu thích thần tượng Hàn Quốc, chuyên gia: Bố mẹ Việt nên ủng hộ con "đu idol" - 2

Trẻ được ủng hộ "đu idol" nếu như điều đó khiến trẻ phát triển lành mạnh (Ảnh Fanpage Blackpink).

Nếu việc "đu idol" đem lại cho trẻ cảm hứng, sự đam mê và khát khao phát triển bản thân, mà không ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và sức khỏe của trẻ, thì việc ủng hộ trẻ "đu idol" có thể được xem là tích cực. Tuy nhiên, nếu việc "đu idol" dẫn đến tình trạng cô lập, suy giảm khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ, hay tạo áp lực tâm lý và sức khỏe đối với trẻ, thì ủng hộ trẻ "đu idol" sẽ không phải là một lựa chọn tốt.

Vì vậy, theo quan điểm của chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui, để quyết định có nên ủng hộ trẻ "đu idol" hay không, cần phân tích và đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của việc "đu idol" đối với trẻ. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giám sát thích hợp từ phía gia đình và các ngành ban giáo dục, để trẻ có thể đối phó và phát triển một thái độ cân bằng, cũng như lành mạnh nhất đối với việc "đu idol".

Trẻ tiểu học đã yêu thích thần tượng Hàn Quốc, chuyên gia: Bố mẹ Việt nên ủng hộ con "đu idol" - 3

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Trẻ tiểu học đã yêu thích thần tượng Hàn Quốc, chuyên gia: Bố mẹ Việt nên ủng hộ con "đu idol" - 4

Ngày nay, việc trẻ thần tượng một ngôi sao nổi tiếng nào đó không còn là chuyện hiếm gặp. Nhiều phụ huynh có quan điểm ủng hộ con "đu idol" vì cho rằng đây là một cách để tôn trọng sở thích, và có thể kết nối với các con nhiều hơn. Chuyên gia nghĩ gì về vấn đề này?

Tôi đồng ý với quan điểm này, rằng bố mẹ có thể cho phép trẻ "đu idol", tuy nhiên nó cần được tuân thủ theo nguyên tắc. Trước khi ủng hộ con hâm mộ một thần tượng nào đó, bố mẹ cần đảm bảo phải biết rõ thông tin về idol, chẳng hạn như họ là ai? Nước nào? Quan điểm của người đó về cuộc sống ra sao? 

Nếu sau khi tìm hiểu và bố mẹ chắc chắn rằng, idol con thần tượng là người có tài năng thật sự, tạo ra giá trị tích cực cho xã hội, xứng đáng để trẻ noi gương và học tập theo thì bố mẹ có thể ủng hộ con "đu idol".

Tuy nhiên, ngày nay không hiếm những idol nổi lên nhờ scandal, và nó không đem đến tính giáo dục, sự tích cực trong cuộc sống. Ở trường hợp này, tôi không khuyến khích bố mẹ ủng hộ con theo đuổi idol.

Trẻ tiểu học đã yêu thích thần tượng Hàn Quốc, chuyên gia: Bố mẹ Việt nên ủng hộ con "đu idol" - 5

Có những ảnh hưởng nào về tâm sinh lý và tính cách của trẻ, đặc biệt là học tập nếu việc thần tượng ngôi sao không đi theo một hướng tích cực?

Khi một đứa trẻ mặc định ai đó sẽ trở thành idol của mình, đứa trẻ hiển nhiên sẽ có nhu cầu trở nên giống như idol. Trẻ sẽ thường xuyên cập nhập tin tức, theo dõi và ủng hộ mọi điều idol làm. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra, nếu như người idol này không đi theo một hướng tích cực.

Có thể lúc đó sẽ tác động vào nhận thức của trẻ, và khiến trẻ có những suy nghĩ mù quáng, có những niềm tin và hành vi không đúng chuẩn mực. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và quá trình hình thành nhân cách của trẻ trong tương lai, khiến trẻ có những sự phát triển lệch lạc.

Trẻ tiểu học đã yêu thích thần tượng Hàn Quốc, chuyên gia: Bố mẹ Việt nên ủng hộ con "đu idol" - 6

Chuyên gia đã gặp trường hợp nào mà trẻ "đu idol" chưa? Diễn biến về tâm sinh lý, tính cách của trẻ khi theo đuổi thần tượng ra sao?

Tôi gặp rất nhiều trường hợp trẻ ở tuổi thiếu niên thích "đu idol". Thậm chí có những trường hợp đứa trẻ vì muốn gặp thần tượng ở bên Hàn Quốc, mà thường xuyên nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Điều này hoàn toàn là không nên, vì trẻ chắc chắn sẽ gặp vấn đề về sức khoẻ.

Cũng có những trường hợp, trẻ tham gia vào những group của thần tượng, sau đó có những màn tranh cãi, đấu đá nhau trên mạng xã hội để có thể bảo vệ được idol của mình. Tình huống này đã dẫn đến những chia rẽ, thậm chí là bạo lực ngôn ngữ trên mạng xã hội. Và dĩ nhiên, hậu quả của vấn đề này là không tưởng đối với nhiều đứa trẻ.

Tuy nhiên, trong thực tế thì cũng có nhiều thần tượng truyền cảm hứng tích cực và trở thành động lực để trẻ học tập theo, nỗ lực phấn đấu để đạt được sự công nhận và thành công giống như thần tượng. Tôi hoàn toàn khuyến khích điều này, vì đây cũng là một phương pháp giáo dục trẻ hiệu quả.

Trẻ tiểu học đã yêu thích thần tượng Hàn Quốc, chuyên gia: Bố mẹ Việt nên ủng hộ con "đu idol" - 7

Trường hợp bố mẹ ủng hộ trẻ "đu idol" thì nên ủng hộ như thế nào để cân bằng việc học, tài chính gia đình? Quan trọng là hướng trẻ ra sao để trẻ biết thần tượng hợp lý?

Đầu tiên thì bố mẹ nên làm gương, sau đó bố mẹ cần giúp trẻ hiểu rằng việc "đu idol" sẽ mang lại lợi ích và tác hại ra sao nếu trẻ làm đúng hoặc làm sai, đối với việc học hành và cuộc sống của chính trẻ. 

Bố mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp khích lệ tinh thần cho trẻ, thay vì ra sức nghiêm cấm hoặc để con tự thực hiện hành vi "đu idol", mà không có sự định hướng đúng đắn từ bố mẹ. Dĩ nhiên, bố mẹ cũng không nên cưng chiều con quá mức, để con "muốn gì được đó".

Bằng cách bố mẹ có thể đưa ra điều kiện với con, giao cho con một nhiệm vụ và nếu con làm tốt thì bố mẹ sẽ đáp ứng một nguyện vọng của con, chẳng hạn như cho con tiền để "bỏ heo", và con được phép dùng tiền để dành của mình để mua vé tham dự các buổi biểu diễn của idol mà con hâm mộ.

Thực ra, rất khó để trẻ trong độ tuổi thiếu nhi và thiếu niên có thể nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Bởi vì giai đoạn này, não bộ của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển, và nó chưa được hoàn thiện một cách tốt nhất. Cho nên xét về nhận thức, khả năng chọn lọc của trẻ cũng sẽ hạn chế hơn so với người trưởng thành.

Vì vậy chỉ còn cách tốt nhất là bố mẹ dành thời gian để đồng hành, dõi theo trẻ, trở thành một người bạn của con để tâm sự, trò chuyện cùng con. Từ đó, bố mẹ có thể dần dần giúp cho con hiểu ra vấn đề một cách cặn kẽ và chính xác nhất.

Kiều Trang

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về