Con đi học ngày càng kém chủ yếu là do tính cách này, chuyên gia tâm lý cảnh báo bố mẹ trị từ tuổi mẫu giáo

Chuyên gia Tâm lý Nguyễn Ngọc Vui mách bố mẹ chiêu hay trị trẻ có tính trì hoãn.

Con đi học ngày càng kém chủ yếu là do tính cách này, chuyên gia tâm lý cảnh báo bố mẹ trị từ tuổi mẫu giáo - 1

Trong mỗi gia đình, bố mẹ thường mong muốn rất nhiều từ con cái của mình, nhưng không phải trẻ em nào cũng đáp ứng được những mong đợi của bố mẹ. Hơn nữa, nhiều trẻ còn có thái độ thụ động, không nỗ lực học tập, làm việc, và có xu hướng trì hoãn, thể hiện một kiểu lười vận động. Sự chậm chạp này của trẻ giống như ngòi nổ dễ bắt lửa nhất trong cảm xúc của bố mẹ.

Trong thực tế, trì hoãn là một vấn đề phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trong thời đại hiện nay khi trẻ em có nhiều sự phân tán từ các hoạt động giải trí như trò chơi điện tử, mạng xã hội và video trực tuyến. Nhiều trẻ em đã phát triển thói quen trì hoãn và không quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả.

Con đi học ngày càng kém chủ yếu là do tính cách này, chuyên gia tâm lý cảnh báo bố mẹ trị từ tuổi mẫu giáo - 2

Trì hoãn là thói quen phổ biến ở trẻ nhỏ, không sửa ngay tương lai rất khó thành công (Ảnh minh hoạ Internet).

Một số nhà tâm lý học tin rằng, sự trì hoãn là vấn đề của việc điều chỉnh cảm xúc, chứ không phải quản lý thời gian, bởi vì những suy nghĩ của người lớn, trẻ em về sự trì hoãn có thể làm trầm trọng thêm nỗi đau và căng thẳng của bản thân, từ đó làm trầm trọng thêm tính trì hoãn.

Phân tích từ các góc độ khác nhau dường như điều này có lý. Song việc trẻ mất tập trung, hay trì hoãn còn do nhiều nguyên nhân khác. Và chỉ khi bố mẹ giúp trẻ tìm ra nguyên nhân gốc rễ, sau đó kê đơn thuốc phù hợp thì mới có thể giải quyết được triệt để "căn bệnh" nguy hiểm cho tương lai này.

Bàn luận về "căn bệnh" trì hoãn của trẻ, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui có những chia sẻ thú vị và bổ ích sau đây mà những ông bố bà mẹ có thể học hỏi. Từ đó, biết áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp cho mỗi đứa trẻ của mình, giúp con "phòng tránh" được "căn bệnh" trì hoãn và phát triển toàn diện về sau.

Con đi học ngày càng kém chủ yếu là do tính cách này, chuyên gia tâm lý cảnh báo bố mẹ trị từ tuổi mẫu giáo - 3

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Con đi học ngày càng kém chủ yếu là do tính cách này, chuyên gia tâm lý cảnh báo bố mẹ trị từ tuổi mẫu giáo - 4

Thưa chuyên gia, "căn bệnh" trì hoãn ở trẻ là do đâu? Độ tuổi nào thì "căn bệnh" này phát triển "nặng" và vì sao?

"Bệnh" trì hoãn ở trẻ có thể do nhiều yếu tố gây nên. Yếu tố đầu tiên là do di truyền, bởi vì khoa học đã chứng minh, di truyền thông chỉ đến từ các đặc điểm cơ thể mà còn có thể đến từ tính cách của con người. Yếu tố thứ 2 quan trọng là giáo dục. Giáo dục ở đây được chia thành giáo dục chủ động và giáo dục bị động.

Có thể hiểu một cách cụ thể là giáo dục chủ động được thể hiện ở khả năng tự quan sát môi trường sống, cách mà người lớn, những người xung quanh hành động, sau đó học tập và bắt chước theo. Giáo dục bị động nghĩa là khi trẻ bắt đầu có những manh nha về "bệnh" trì hoãn thì bố mẹ không cảm thấy đó là vấn đề. Vì vậy cho nên họ đã không chú ý đến, hoặc tìm cách để "chữa" ngay từ ban đầu, mà để cho "căn bệnh" này phát triển mạnh mẽ hơn.

Từ độ tuổi 3 - 5 tuổi, khi đứa trẻ bắt đầu có sự tò mò và ham muốn khám phá thế giới, hình thành những nguyên tắc hay hướng sống thì ở độ tuổi này sẽ có nguy cơ vấn đề trì hoãn dễ đính sâu vào trong nhận thức của trẻ.

Con đi học ngày càng kém chủ yếu là do tính cách này, chuyên gia tâm lý cảnh báo bố mẹ trị từ tuổi mẫu giáo - 5

Dấu hiệu cho thấy trẻ đang "mắc bệnh" trì hoãn là gì? "Bệnh" trì hoãn có ảnh hưởng tới tương lai của trẻ như thế nào?

Người lớn rất dễ nhìn thấy những dấu hiệu cho biết trẻ đang có tính trì hoãn khi quan sát cử chỉ, hành vi và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Chẳng hạn như trẻ không có thói quen tôn trọng giờ giấc, vì vậy mà thường xảy ra tình trạng ngủ dậy trễ, đi học trễ, thất hứa. 

Dấu hiệu thứ hai là trẻ không có sự xem trọng các mục tiêu, kế hoạch ở trong cuộc sống. Vì vậy mà trẻ thường sẽ đặt ra cho có, nhưng không thực hiện đúng theo đó hoặc thậm chí là làm xáo trộn nó. Thay vì chú trọng vào việc bản thân sẽ phải làm gì, thì trẻ lại tập trung vào việc bản thân muốn làm gì.

Một dấu hiệu khác mà khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đó là khi bố mẹ đề nghị đứa trẻ làm một việc gì đó, thì sẽ có những câu cửa miệng quen thuộc như "từ từ đã mẹ", "mẹ đợi con tí", "chút xíu nữa con sẽ làm"... và dĩ nhiên "chút xíu" đó của trẻ là bao giờ thì bố mẹ không thể nào biết được cụ thể. Những đứa trẻ này, thường hay hứa hẹn về tương lai, nhưng thực tế thì lời hứa đó có thể thực hiện ngay tại thời điểm hiện tại.

Tuỳ theo mức độ trì hoãn mà sẽ có những ảnh hưởng lớn nhỏ đến trẻ. Nhưng một số ảnh hưởng phổ biến như trong tương lai, đứa trẻ khó hoặc không thể thực hiện được những mục tiêu, nguyên tắc chung, cũng như đạt được thành tựu riêng cho bản thân. "Bệnh" trì hoãn cũng có thể gây ra nhiều những vấn đề khác nữa liên quan đến sức khoẻ, tinh thần, chất lượng các mối quan hệ xung quanh... 

Con đi học ngày càng kém chủ yếu là do tính cách này, chuyên gia tâm lý cảnh báo bố mẹ trị từ tuổi mẫu giáo - 6

Chuyên gia có thể chia sẻ một câu chuyện bản thân đã gặp về đứa trẻ "mắc bệnh" trì hoãn? Bố mẹ cần làm thế nào để phản ứng đúng với thói quen trì hoãn của trẻ?

Tôi có biết một cậu bé 8 tuổi, là bạn học của con trai. Cậu bé là đứa trẻ rất thông minh và thành tích học tập cũng rất tốt. Tuy nhiên vì ỷ lại bản thân có chút "tài giỏi" nên cậu bé dần hình thành tính trì hoãn. Cậu rất ít khi hoàn thành bài tập trên lớp và thường bị cô giáo phê bình.

Bởi vì nghĩ mình có thể làm tốt bài tập vào buổi sáng trước khi đi học một cách nhanh chóng, mà không cần phải vội làm vào tối hôm trước, nên cậu bé lúc nào cũng có tư tưởng từ từ, "nước đến chân mới nhảy". Kết quả là vì thói quen trì hoãn này mà thành tích học tập của cậu bé tụt dốc không phanh. 

Để phản ứng đúng với thói quen trì hoãn của trẻ, thì thực ra ngay từ khi "bệnh" trì hoãn đang ở mức độ nhẹ, tức là vừa manh nha thì người lớn có thể khuyến khích trẻ bằng cách thưởng cho trẻ khi trẻ hoàn thành công việc đúng với kế hoạch đặt ra trước đó. Tuy nhiên, nếu việc trì hoãn đã trở thành một "bệnh" nặng thì thực sự lúc này bố mẹ có thể hoàn toàn nghĩ đến việc đưa ra hình phạt. 

Bố mẹ có thể để trẻ tự lập ra một bản kế hoạch hoặc cùng trẻ lập ra kế hoạch, những công việc sẽ thực hiện hàng ngày để rèn luyện cho trẻ kỹ năng quản lý thời gian. Trong quá trình trẻ thực hiện, bố mẹ cần quan sát, theo dõi và đánh giá. Nếu con làm tốt thì sẽ có phần thưởng, ngược lại làm không tốt, trì hoãn thì sẽ phải chịu hình phạt theo như những gì mà bố mẹ và trẻ đã thống nhất với nhau trước đó.

Con đi học ngày càng kém chủ yếu là do tính cách này, chuyên gia tâm lý cảnh báo bố mẹ trị từ tuổi mẫu giáo - 7

"Bệnh" trì hoãn có thể được "chữa" như thế nào để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ?

"Bệnh" trì hoãn của trẻ nên được "chữa" càng sớm càng tốt, nhất là ở 5 năm đầu đời. Ở độ tuổi này, nhiều bố mẹ sẽ có tư tưởng thoải mái cho con được chơi nhiều hơn, được làm thế này, thế kia, thậm chí là còn làm phụ, làm giúp cho con. 

Ngay trong thực tế, tôi đã từng chứng kiến trường hợp một cậu bé được bố mẹ giao nhiệm vụ hoàn thành bài tập trước khi đến lớp. Nhưng vì ham chơi nên cậu bé cứ rề rà, trễ nải không làm. Mãi cho đến khi chơi chán rồi, thì cậu bé lại có biểu hiện buồn ngủ. Và thế là vì thương con, xót con còn nhỏ nên bố mẹ đã để cậu bé ngủ, rồi giúp con làm bài tập.

Đây thực sự là một cách dạy con phi giáo dục, một cách thương con sai lầm. Đáng lẽ ra, bố mẹ cậu bé lúc này nên để cậu phải trả giá cho việc trì hoãn, không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Như vậy thì đứa trẻ mới hiểu được bản thân sẽ phải chịu hậu quả như thế nào nếu trì hoãn công việc, từ đó tự rèn cho mình một nếp sống kỷ luật.

Đồng thời bên cạnh đó thói quen trì hoãn cũng sẽ có một sự liên kết với việc giữ đúng lời hứa. Vì thế cho nên, dạy trẻ không thất hứa cũng là một cách giúp trẻ phòng được "căn bệnh" trì hoãn.

Kiều Trang

Tin liên quan

Tin mới nhất

Sôi động cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” – Hồi hộp chờ đợi lễ trao giải quý

Sôi động cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” – Hồi hộp chờ đợi lễ trao giải quý

Tháng 7/2025, Cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” - sân chơi sáng tạo dành cho các em học sinh từ 6 đến 16 tuổi trên toàn quốc đang bước vào giai đoạn cao trào khi hàng ngàn bài dự thi đầy tâm huyết, độc đáo đã được gửi về từ khắp mọi miền đất nước. Không khí chuẩn bị cho lễ trao giải quý đang trở nên nóng hơn bao giờ hết, thu hút sự quan tâm lớn từ phụ huynh, thầy cô và đông đảo các

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Hà Phạm Phú sinh ngày 15/9/1943 trong một gia đình nông dân ở làng Hạ Đan, xã Đan Hà, huyện Hạ Hòa, một vùng quê hẻo lánh thuộc tỉnh Phú Thọ, nên tuổi thơ của anh ít điều kiện được học hành chu đáo. Mãi đến sau ngày hòa bình lập lại mới được cắp sách đến trường, rồi khi lên học ở trường cấp III Hùng Vương, Hà Phạm Phú mới có điều kiện tiếp cận văn học. Đặc biệt, sự cuố

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Kế hoạch áp thuế 50% lên đồng nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump đã khiến giá đồng tăng vọt lên mức cao chưa từng thấy. Nhưng đằng sau đó là những hệ lụy có thể ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế Mỹ — từ sản xuất, xây dựng cho đến túi tiền của người tiêu dùng.

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba” không chỉ là tư liệu quý mở rộng thêm những lát cắt sâu sắc về tâm hồn, lý tưởng và cuộc đời của nữ bác sĩ, liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Thùy Trâm, mà còn là kết tinh của hành trình gìn giữ đầy tâm huyết từ những người thân trong gia đình bà. Qua từng trang viết được sưu tầm và lưu giữ công phu suốt n

Thể lệ Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thể lệ Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất-nhiệm kỳ 2025-2030, thực hiện công văn số 59-CV/ĐULH ngày 15/7/2025 của Đảng uỷ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam về việc giao nhiệm vụ tổ chức cuộc thi. Thời báo Văn học nghệ thuật, Quỹ hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam, phối hợp với Chi bộ Hội Mỹ thuật V

Ngoại hạng Anh chuyển nhượng ồ ạt: Chạy đua khốc liệt, MU có đứng ngoài cuộc?

Ngoại hạng Anh chuyển nhượng ồ ạt: Chạy đua khốc liệt, MU có đứng ngoài cuộc?

Còn đến một tháng rưỡi nữa, chuyển nhượng mùa hè mới khép lại, nhưng doanh số chuyển nhượng ở Premier League đã vượt qua mốc 1 tỷ bảng. Chưa bao giờ các CLB Anh chi tiền chuyển nhượng mạnh và nhanh như thế, tính đến thời điểm này của mùa hè. Chắc chắn sẽ còn rất nhiều bản hợp đồng “khủng” được giới thiệu từ nay đến cuối tháng 8. Mùa bóng 2025-2026 ở Premier League thật đáng