Cuối tuần làm 5 món ngon vừa ăn vừa nhậu, khách đến chơi chỉ thích ở lại để nhâm nhi

Đảm bảo đây bạn sẽ không tiếc công làm những món ngon, hấp dẫn này.

1. NEM NƯỚNG

Nguyên liệu:

- 200g giò sống

- 300g thịt xay nạc lẫn mỡ (mua nạc dăm/ vai giòn là ngon nhất)

- Hỗn hợp ướp: 2 củ hành, 1 củ tỏi, 1/2 củ sả, một ít tiêu, 1 thìa ăn cơm dầu hào (dùng dầu hào chay rất ngon), 1 thìa dầu ăn, 1 thìa mè chưa rang + 1 thìa bột hạt điều/ dầu hạt điều.

- 10-15 cây sả, bóc bớt vỏ già, rửa sạch, để ráo

- Các đồ ăn kèm: Bún, rau sống các loại, bánh tráng

Cách làm:

Bước 1: Làm sốt ướp

Hành và tỏi bóc vỏ rửa sạch. Giã nát hành, tỏi và sả, cho ra bát. Lưu ý hành tỏi, sả giã sẽ thơm hơn là băm. Sau đó thêm một ít tiêu, 1 thìa ăn cơm dầu hào (dùng dầu hào chay rất ngon), 1 thìa dầu ăn, 1 thìa mè chưa rang + 1 thìa bột hạt điều/ dầu hạt điều. 

Tất cả trộn đều lên.

Bước 2: Làm phần thịt

Thịt và giò sống trộn đều trong một bát. 

Sau đó cho vào thịt băm vào giò. Đổ hỗ hợp sốt ướp vào, trộn thật đều. 

Cho thêm 1 thìa ăn cơm bột năng vào đeo gang tay nhào trộn đều. Hỗn hợp thịt và giò lúc này dẻo dính.

Bước 3: Bọc sả

Nắm một ít thịt giò lên rồi nắm vào cây sả làm để thịt bao bọc đều cây sả.

Bước 4: Nướng

Sau đó xếp các phần thịt bọc sả vào nồi chiên không dầu. Cài nhiệt độ 165 độ C, nướng nem trong vòng 15 phút là chín. Nếu không có nồi chiên không dầu bạn có thể nướng lò hoặc nướng than hoa. Nướng than hoa thì nem nướng sẽ rất thơm.

Từng que nem nướng vàng ươm, thơm nức, đánh thức vị giác của bất kỳ ai đang cảm thấy chán ăn.

Cuối tuần làm 5 món ngon vừa ăn vừa nhậu, khách đến chơi chỉ thích ở lại để nhâm nhi - 1

Khi ăn, xếp rau thơm, bún, cuối cùng là nem nướng lên bánh tráng, cuộn lại chấm với nước mắm chua chua ngọt ngọt cay nhẹ hấp dẫn vô cùng.

2. GÀ NƯỚNG MUỐI HẠT DỔI, MẮC KHÉN

Nguyên liệu

- 1 con gà tầm 1.8-2kg (chọn gà ri một lứa)

- 3 hạt dổi + 1 thìa cafe hạt mắc khén + 1 thìa cafe tiêu

- 1 thìa cafe muối (muối thường/muối hồng/muối thảo mộc tuỳ ý, nay mình nướng bằng muối thảo mộc thơm lắm)

- 1 chút bột nghệ

Cách làm

Bước 1: Ướp gà

- Hạt dổi,  mắc khén rang thơm, giã mịn trộn đều với tiêu, muối. (giữ lại 1 chút hỗn hợp này làm muối chấm nhé).

- Gà rửa sạch để ráo, xát chút bột nghệ lên da gà.

- Đun 1 nồi nước sôi, thả gà vào chần sơ 2-3 phút.

- Nhấc gà ra để ráo nước, sau đó sát hỗn hợp hạt dổi - mắc khén - tiêu - muối lên khắp gà. Sau đó ướp gà trong khoảng 30 phút.

Bước 2: Nướng gà

- Làm nóng nồi chiên không dầu 220 độ 10 phút (nồi chiên không dầu nhà ai nhiệt cao nhất là 200 độ thì chọn 200 độ). 

Sở dĩ nướng nhiệt cao để gà không bị mất nước, da gà giòn.

- Sau khi ướp xong thì cho gà vào nồi chiên không dầu.

Nướng gà ở nhiệt 220 độ trong hơn 30 phút, ai thích da gà giòn hơn nướng thêm 10 phút nhé. (Nồi nhà mình công suất 1700w, các bạn xem công suất nồi của nhà bao nhiêu rồi điều chỉnh nhiệt phù hợp).

Lưu ý: Nếu ai sử dụng nồi chiên không dầu có xiên quay thì xiên rồi cho vào trục quay.

Nếu ai không có trục quay thì đặt gà nằm úp, nướng nửa thời gian thì lật gà và nướng tiếp.

Không có nồi chiên không dầu thì nướng gà bằng lò nướng hoặc nướng than đều ngon.

Pha muối chấm gà

- Cho 1 thìa cafe mắc khén - hạt dổi - tiêu vào bát, thêm 2 thìa bột canh hảo hảo, vắt 5-6 quả quất/ hoặc 1 quả chanh to vào.

- Sau đó thêm vài lát quất, lá chanh thái sợi, ớt băm nhỏ trộn đều lên.

Nước chấm này chấm gà nướng ngon không thể chê vào đâu được.

Gà chín, cho ra chặt miếng vừa ăn hoặc vừa ăn vừa xé vô cùng hấp dẫn.

Cuối tuần làm 5 món ngon vừa ăn vừa nhậu, khách đến chơi chỉ thích ở lại để nhâm nhi - 2

3. LÒNG KHÌA NƯỚC DỪA

Nguyên liệu:

- 1,5kg lòng các loại: lòng non, dạ dày, khấu đuôi...

- 1 trái dừa tươi khoảng 500ml (nước ngọt)

- Gia vị, tỏi, hành, ớt

- Đồ chua ăn kèm

Cách làm:

- Lòng các loại rửa thật sạch. Rửa qua rượu, chanh, muối để khử mùi tanh. Riêng dạ dày bạn có thể bóp và chà xát với bột mì cả trong lẫn ngoài để sạch bẩn và nhớt.

- Luộc lòng cho chín tới. Nước luộc bỏ vài lát gừng, 1 ít rượu trắng, vớt ra bỏ vào nước lạnh để lòng được mềm giòn

- Sau khi luộc xong, cho lòng các loại ướp với 1 ít hạt nêm, 1 ít muối, đường, tỏi ớt giã nhuyễn khoảng 30 phút.

- Phi tỏi cho thơm, cho lòng vừa ướp vào xào xăn lại, cho nước dừa vào khìa (rim) đến khi cạn nước.

- Sốt chấm: Lấy 1 ít nước khìa lúc sắp chín cạn cho thêm 1 ít tỏi, ớt, nước tương hòa đều vào nhau.

- Nếu muốn màu đẹp hơn mọi người có thể thêm 1 ít dầu điều lúc ướp lòng là được.

Khìa xong, cho lòng các loại ra thái miếng vừa ăn. Khi ăn chấm với sốt vừa pha cùng đồ chua ăn kèm nhé!

Món lòng heo khìa nước dừa có dạ dày hơi giòn giòn, lòng và các phần khác dai mềm, ngọt thanh quyện cùng các loại gia vị khác thơm nức ai ăn cũng thích.

Cuối tuần làm 5 món ngon vừa ăn vừa nhậu, khách đến chơi chỉ thích ở lại để nhâm nhi - 3

4. TÔM NƯỚNG BƠ TỎI

Nguyên liệu:

- 700gram tôm sú (hoặc tôm càng)

- 3 muỗng cafe tỏi băm

- 3 muỗng canh bơ lạt

- 250g phô mai mozzarella

Cách làm tôm nướng phô mai:

- Tôm mua về rửa sạch, cắt bớt râu và chân. Dùng kéo hoặc một con dao có đầu nhọn, sắc khía một đường dọc thân lưng của con tôm để lấy chỉ đen.

- Trộn bơ, tỏi băm, phô mai cùng nhau trong một chén con. Sau đó cho phần nhân vừa trộn lên thân từng con tôm và để ướp trong khoảng 10 – 15 phút.

- Nướng tôm: Bật nồi chiên ở nhiệt độ 180 độ C, làm nóng nồi chiên trong 5 phút. Cho giấy bạc vào nồi chiên và xếp tôm vào nồi chiên nướng ở 180 độ trong 15 phút.

- Khi tôm chín, cho tôm ra dĩa. Khi ăn chấm tôm với muối tiêu xanh hoặc muối tiêu chanh đều ngon.

Cuối tuần làm 5 món ngon vừa ăn vừa nhậu, khách đến chơi chỉ thích ở lại để nhâm nhi - 4

5. PHÁ LẤU

Nguyên liệu

- 1 kg lòng

- Sả: 2 củ

- Riềng: 4-5 lát, thái tròn mỏng vừa.

- Hành củ tím: 5 củ

- Tỏi: 5 tép

- Nước dừa tươi: hai quả

- Nước cốt dừa: 150ml

- Rau răm

- Gia vị để làm sạch: bột mỳ, dấm, muối, rượu trắng, gừng.

- Các gia vị để ướp: bột nêm, bột canh, bột gia vị bò kho, ngũ vị hương, dầu điều, ớt bột Hàn Quốc, bột nghệ.

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế

- Lòng bóp qua với bột mỳ, lộn trong lộn ngoài, rửa lại thật sạch.

- Đun sôi nồi nước thả vào một miếng gừng đập dập, một thìa canh dấm, 1 thìa canh rượu, 1 thìa cà phê muối... thả lòng vào chần qua cho hết mùi hôi. Rồi rửa lại bằng một lần nước nữa, để ráo.

Bước 2: Công đoạn ướp

Ướp lòng với 1 thìa canh ớt bột Hàn Quốc (không có bỏ qua, ớt Hàn Quốc làm cho màu phá lấu được đẹp hơn), 1 thìa cà phê ngũ vị hương, 1 thìa cà phê bột gia vị bò kho, 1 thìa canh dầu điều, 1 thìa cà phê bột nghệ, 1 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa cà phê bột canh, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, tỏi đập dập băm nhỏ, hành củ đập dập băm nhỏ, sả đập dập cắt khúc, riềng thái lát mỏng, ai ăn được cay thì thái nhỏ một quả ớt cay vào, ai thích ăn ngọt thì cho vào 1 thìa canh đường (không thì thôi vì lát cho nước dừa tươi cũng ngọt rồi).

(Thìa canh: 1 thìa ăn phở)

Trộn thật đều các nguyên liệu với nhau, để ngấm trong vòng 1 giờ.

Sau 1 giờ, nguyên liệu đã ngấm gia vị.

Bước 3: Nấu phá lấu

- Cho dầu ăn vào nồi, phi thơm chút tỏi, đổ phần lòng đã ướp gia vị vào xào cho săn. Sau đó đổ nước dừa ngập lòng, không có hoặc không thích nước dừa tươi thì thay thế bằng nước trắng.

- Đun sôi nồi phá lấu, sau đó hạ nhỏ lửa đun liu riu, có bọt hớt bọt cho nồi phá lấu được trong.

- Đun đến khi các nguyên liệu chín mềm, vớt bỏ phần riềng và sả, rồi đổ nước cốt dừa vào (không cho nước cốt dừa ngay từ đầu). Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Trung bình ninh khoảng 1h là chín mềm.

Phá lấu nấu xong sẽ có phần nước vàng sánh đẹp mắt. Những miếng lòng mềm ngon bùi bùi, dạ dày giòn sần sật, thơm nức mũi. Tất cả các nguyên liệu đều ngấm gia vị một cách đậm đà, hơi ngọt lại có chút mằn mặn, hơi cay... vô cùng thú vị.

Món này ăn kèm với bánh mỳ, mỳ tôm rất ngon, nên ăn nóng và cũng không thể thiếu rau răm khi ăn kèm.

Cuối tuần làm 5 món ngon vừa ăn vừa nhậu, khách đến chơi chỉ thích ở lại để nhâm nhi - 5

Chúc các bạn thành công!

Minh Ngọc

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về