Đây là "quý tộc" trong thế giới cây cảnh, hoa đẹp lộng lẫy, hương thơm nồng nàn, chăm cực dễ

Hoa nở vào cuối xuân đến đầu hè, kéo dài khoảng một tháng. Hoa có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu, thoảng nhưng đậm hương, khiến người ta muốn hít hà mãi không thôi.

Loài hoa này có tên là sơn nguyệt quế, hay còn gọi là nguyệt quế núi, là một giống cây cảnh mới xuất hiện cách đây không lâu, hiện vẫn còn khá mới mẻ và được xem là “hàng hiếm”, với giá thành tương đối cao.

Đây là "quý tộc" trong thế giới cây cảnh, hoa đẹp lộng lẫy, hương thơm nồng nàn, chăm cực dễ - 1

Nguyệt quế núi có tên khoa học là Kalmia latifolia, là loài cây bụi thường xanh, thân gỗ nhỏ thuộc họ Đỗ quyên. Trong môi trường tự nhiên, một số giống có thể cao tới 3-4 mét, nhưng trên thị trường hiện nay đa phần là giống cây cảnh đã được lai tạo để lùn hơn, chiều cao chỉ khoảng 100-200 cm, trồng trong chậu còn có thể kiểm soát ở mức 40-50 cm.

Cây có khả năng phân cành tốt, tán cây tròn, gọn và có hình dáng như chiếc ô nhỏ, chịu lạnh khá tốt nên nhiều nơi ở miền Bắc lạnh giá vẫn có thể trồng ngoài trời.

Đây là "quý tộc" trong thế giới cây cảnh, hoa đẹp lộng lẫy, hương thơm nồng nàn, chăm cực dễ - 2

Sơn nguyệt quế có thể xem là họ hàng với cây đỗ quyên, mang nhiều nét tương đồng như lá hình bầu dục, mặt lá xanh bóng mượt, quanh năm chuyển sắc từ xanh nhạt đến xanh đậm, thậm chí sang tím. Vào mùa đông, dù ở miền Bắc giá rét, cây vẫn giữ lá xanh, không rụng, ngay cả khi không ra hoa thì cũng là một cây cảnh lá rất đẹp.

Hoa có hình chuông, trông như những chiếc ô nhỏ xinh xắn. Nhiều bông hoa tụ lại nở thành cụm, trông như tháp nhỏ, vì vậy dân chơi cây cảnh gọi nó là “kẹo bảo tháp”. Hoa có màu sắc phong phú, nhưng chủ yếu là hồng và trắng.

Đây là "quý tộc" trong thế giới cây cảnh, hoa đẹp lộng lẫy, hương thơm nồng nàn, chăm cực dễ - 3

Hoa nở vào cuối xuân đến đầu hè, kéo dài khoảng một tháng. Hoa có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu, thoảng nhưng đậm hương, khiến người ta muốn hít hà mãi không thôi.

Sau khi hoa tàn, cây sẽ kết trái màu nâu, đến mùa đông vẫn còn giữ quả. Vì thế, cây nguyệt quế núi hội tụ đủ yếu tố ngắm lá, thưởng hoa, ngửi hương và nhìn quả, có giá trị làm cảnh cao.

Đây là "quý tộc" trong thế giới cây cảnh, hoa đẹp lộng lẫy, hương thơm nồng nàn, chăm cực dễ - 4

Đây là "quý tộc" trong thế giới cây cảnh, hoa đẹp lộng lẫy, hương thơm nồng nàn, chăm cực dễ - 5

Tuy có vẻ ngoài rực rỡ, nhưng loài hoa này ẩn chứa mối hiểm họa không lường. Theo Science Daily, nguyệt quế núi dù có hình dáng quyến rũ lại mang trong mình những độc tố cực mạnh, trong đó nổi bật là hai chất andromedotoxin và arbutin. Khi tiếp xúc với liều cao, andromedotoxin có thể khiến tim đập nhanh bất thường.

Thông thường, ở người khỏe mạnh, tim có một "cửa ngõ sinh học" giúp lọc bớt các xung điện tránh làm ảnh hưởng tới tim. Tuy nhiên, độc tố từ nguyệt quế núi có thể phá vỡ cơ chế tự bảo vệ này, gây ra hội chứng Wolff–Parkinson–White – tình trạng rối loạn dẫn truyền điện tim. Khi đó, mọi xung điện đều tràn vào tim mà không qua kiểm soát, dẫn đến ngừng tim và có thể tử vong.

Đây là "quý tộc" trong thế giới cây cảnh, hoa đẹp lộng lẫy, hương thơm nồng nàn, chăm cực dễ - 6

Chỉ cần tiếp xúc với liều nhỏ andromedotoxin, cơ thể cũng có thể có những phản ứng như nôn ói không ngừng, mắt và mũi chảy dịch liên tục. Khoảng một giờ sau, hô hấp bắt đầu chậm lại, cơ thể mất dần khả năng vận động, dẫn đến hôn mê sâu và cái chết.

Vì thế, nếu có ý định trồng hoa này, bạn nên cẩn thận, đặt ở nơi tránh xa tiếp xúc của trẻ em và thú cưng kẻo ăn nhầm.

Đây là "quý tộc" trong thế giới cây cảnh, hoa đẹp lộng lẫy, hương thơm nồng nàn, chăm cực dễ - 7

Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế núi

Cây nguyệt quế núi không phải là loại cây khó chăm. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt, bạn nên đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Đất trồng: Loại cây này ưa đất ẩm, hơi chua, giàu mùn và thoát nước tốt. Không nên dùng đất vườn, thay vào đó hãy chọn đất trồng chuyên dụng có tính axit. Tránh dùng đất sét nặng, bí, không thoáng khí.

Đây là "quý tộc" trong thế giới cây cảnh, hoa đẹp lộng lẫy, hương thơm nồng nàn, chăm cực dễ - 8

- Tưới nước: Lúc mới đưa cây về, nên tưới đẫm nước để cây bén rễ, rồi đặt ở nơi râm mát, thông thoáng vài ngày cho cây hồi phục, sau đó mới chuyển ra chỗ có nắng. Sau đó nên áp dụng nguyên tắc “khô tưới – ướt ngừng”, tức chỉ tưới khi đất khô hẳn, tưới phải đều và đẫm, tưới chậm cho đến khi nước chảy ra khay hứng bên dưới chậu.

- Ánh sáng: Cây ưa nắng, chịu được ánh sáng mạnh, nhưng vào mùa hè nên che nắng vào buổi trưa để tránh bị cháy lá. Ánh sáng buổi sáng sớm hoặc chiều muộn là lý tưởng.

Đây là "quý tộc" trong thế giới cây cảnh, hoa đẹp lộng lẫy, hương thơm nồng nàn, chăm cực dễ - 9

- Bón phân: Mùa xuân và thu là giai đoạn cây sinh trưởng và ra hoa nên cây cần nhiều dinh dưỡng hơn. Có thể dùng phân Huaduoduo số 2 hoặc kali dihydrophotphat, pha loãng với nước với tỷ lệ loãng 1:1000, bón ít nhưng đều đặn để cây phát triển tốt hơn.

Lyly

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hiểu đúng về Tiết Thanh minh trong “Truyện Kiều”

Hiểu đúng về Tiết Thanh minh trong “Truyện Kiều”

Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có đoạn miêu tả khung cảnh sinh hoạt của con người trong lễ tảo mộ và hội Đạp thanh (hội dẫm lên cỏ xanh) dịp tiết Thanh minh. Trong đoạn này có nhiều chi tiết gây tranh cãi về cách hiểu.