Đôi vợ chồng trẻ bỏ phố thị đưa 2 con về quê dựng ngôi nhà cổ tích: Sáng ngắm nắng sớm, chiều thơ thẩn hoàng hôn

Ngôi nhà cổ tích ngập ánh sáng ban mai nơi vùng quê yên ả của đôi vợ chồng trẻ thật khiến bao người phải khao khát về 1 tổ ấm bình yên.

Chị Đào Thị Ngọc Anh (25 tuổi) và chồng đều cùng quê ở Quảng Bình. Họ kết hôn năm 2017, đến nay đã tròn 6 năm và đã đón thêm 2 thành viên mới, một bé 5 tuổi và một bé 1 tuổi.

Ngọc Anh là một bà mẹ nội trợ toàn thời gian, còn chồng hiện đang là bác sĩ. Suốt 1 thời gian sau kết hôn, 2 vợ chồng Ngọc Anh cũng rong ruổi nhiều nơi và chuyển nhà nhiều lần. Đến khi mang bầu đứa con thứ 2, chị mới nghiêm túc nghĩ về 1 ngôi nhà mơ ước và quyết định rơi xa phố thị nhộn nhịp. Đôi vợ chồng trẻ chọn sống ở một ngôi làng nhỏ gần trung tâm thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.

Đôi vợ chồng trẻ bỏ phố thị đưa 2 con về quê dựng ngôi nhà cổ tích: Sáng ngắm nắng sớm, chiều thơ thẩn hoàng hôn - 1

Đôi vợ chồng trẻ bỏ phố thị đưa 2 con về quê dựng ngôi nhà cổ tích: Sáng ngắm nắng sớm, chiều thơ thẩn hoàng hôn - 2

Đôi vợ chồng trẻ bỏ phố thị đưa 2 con về quê dựng ngôi nhà cổ tích: Sáng ngắm nắng sớm, chiều thơ thẩn hoàng hôn - 3

Tổ ấm hạnh phúc của chị Ngọc Anh.

Vốn cũng là một người trẻ thích đi đây đó và trải nghiệm, cuộc sống chị Ngọc Anh đã có nhiều thay đổi khi trải qua đại dịch. Những suy nghĩ, căng thẳng, những ngày dài lê thê khi bị rơi vào vòng xoáy tiêu cực của mạng xã hội khiến chị muốn sống chậm hơn.

Rồi sau tất cả, 2 vợ chồng chị đã chọn về với thiên nhiên để sống nhẹ nhàng, được tự do hơn, được hít thở không khí trong lành hơn, được làm công việc mình yêu thích, con cái có một tuổi thơ đúng nghĩa.

Ngôi nhà vùng quê cách trung tâm thành phố chừng 20km. Nhiều lần 9X đã đắn đo và suy nghĩ liệu sự lựa chọn này có vội vàng quá hay không, có lẽ vì chị đã quá quen với cuộc sống ở thành phố, nơi mà chỉ cần bước chân ra khỏi nhà là sẽ có ti tỉ thứ dịch vụ. Những quán cà phê góc phố, dòng người qua lại giờ tan tầm,...hay những ánh đèn đường đỏ rực mỗi đêm. Ngọc Anh đã mất một thời gian để cân bằng mọi thứ, từ cuộc sống, công việc, con cái, chi tiêu...

Đã có lúc chị suy nghĩ tiêu cực vì có quá nhiều thứ bất tiện hơn tưởng tượng. Nhưng rồi chị lại tự động viên mình: "Cuộc đời này có thú vị hay không là do mình chọn. Có đẹp đẽ và đủ ấm áp hay không là do mình vẽ. Thôi cứ đi rồi sẽ đến’’. May mắn hơn, chị Ngọc Anh luôn được sự ủng hộ hết lòng từ chồng để vun đắp 1 cuộc sống mới.

Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của chị Ngọc Anh về ngôi nhà mơ ước cũng như hành trình bỏ phố về quê của gia đình chị!

Ngôi nhà phong cách Farmhouse (nhà đồng quê) đẹp từng ngóc ngách

Đây là Nhà của chúng mình. Nó không chỉ là một ngôi nhà. Nó còn là kỷ niệm, là tuổi trẻ, là chiếc cỗ máy chứng kiến tất cả khoảnh khắc trong cuộc sống của chúng mình. Những đứa trẻ lớn lên, chúng mình sẽ già đi, những niềm hạnh phúc, những nỗi buồn, những cuộc cãi vã, nhiều hơn thế nữa....

Căn nhà hiện tại thì mình bắt đầu từ cuối năm 2021. Hoàn thành nó vào tháng 5 năm 2022. Vì đã có kinh nghiệm ở nhà thuê nhiều nên ngôi nhà này chúng mình hiểu rõ là mình muốn gì, nhu cầu như thế nào về một căn nhà riêng của bản thân. Mình đã đưa ra ý tưởng về một ngôi nhà tràn ngập ánh sáng và sau đó với sự tư vấn của công ty thiết kế, sau 2-3 lần chỉnh sửa thì bắt tay vào làm luôn. 

Đôi vợ chồng trẻ bỏ phố thị đưa 2 con về quê dựng ngôi nhà cổ tích: Sáng ngắm nắng sớm, chiều thơ thẩn hoàng hôn - 4

Đôi vợ chồng trẻ bỏ phố thị đưa 2 con về quê dựng ngôi nhà cổ tích: Sáng ngắm nắng sớm, chiều thơ thẩn hoàng hôn - 5

Đôi vợ chồng trẻ bỏ phố thị đưa 2 con về quê dựng ngôi nhà cổ tích: Sáng ngắm nắng sớm, chiều thơ thẩn hoàng hôn - 6

Đôi vợ chồng trẻ bỏ phố thị đưa 2 con về quê dựng ngôi nhà cổ tích: Sáng ngắm nắng sớm, chiều thơ thẩn hoàng hôn - 7

Ngôi nhà cổ tích ngập tràn ánh sáng

Căn nhà 100m2 trên tổng diện tích là 150m2. Mất 2 tháng để chốt bản vẽ và thiết kế, 3 tháng thi công. Kinh phí hoàn thiện tầm 1 tỷ 2 -1 tỷ 3. Căn nhà theo phong cách Farmhouse. Tuy nhiên, nếu làm đúng theo từng chi tiết của phong cách này chi phí sẽ rất cao, vượt ngân sách, do vậy sau này có một số hạng mục đã được thay thế khác bản vẽ một chút để hợp với kinh tế hơn. Mình yêu tất cả các ngõ ngách trong ngôi nhà, nhưng nếu để nói là “nhất" thì đó chính là căn bếp rồi. Nơi này mình sử dụng nó mỗi ngày nên sẽ được chăm chút nhiều hơn, bếp không chỉ cho ra những bữa ăn ngon mà còn là nơi gắn kết cả nhà với nhau nữa.

Đôi vợ chồng trẻ bỏ phố thị đưa 2 con về quê dựng ngôi nhà cổ tích: Sáng ngắm nắng sớm, chiều thơ thẩn hoàng hôn - 8

Đôi vợ chồng trẻ bỏ phố thị đưa 2 con về quê dựng ngôi nhà cổ tích: Sáng ngắm nắng sớm, chiều thơ thẩn hoàng hôn - 9

Đôi vợ chồng trẻ bỏ phố thị đưa 2 con về quê dựng ngôi nhà cổ tích: Sáng ngắm nắng sớm, chiều thơ thẩn hoàng hôn - 10

Đôi vợ chồng trẻ bỏ phố thị đưa 2 con về quê dựng ngôi nhà cổ tích: Sáng ngắm nắng sớm, chiều thơ thẩn hoàng hôn - 11

Góc bếp xinh đẹp trong nhà.

Khoảng thời gian sống xa thành phố về với thiên nhiên, mình nhận ra sức khoẻ tinh thần của mình và những thành viên trong gia đình là điều quan trọng nhất. Về với thiên nhiên mình được hít thở, được sống chậm lại, được tự do, mình chăm chút cho tâm hồn của mình nhiều hơn, từ đó sức khoẻ và tinh thần cũng sẽ tốt lên từng ngày. Có sức khoẻ sẽ có tất cả mà.

‘’Bỏ phố về quê’’ phải tính toán, đừng ham muốn chạy theo 2 chữ bình yên

Con cái mình hoà nhập cũng nhanh nên mình không bị quá sốc khi thay đổi môi trường. Về trường học cho con thì đúng là cơ sở vật chất không xịn như dưới thành phố, nhưng được cái là học sinh ít hơn, đỡ ganh đua hay những tệ nạn xã hội khác. Mình sẽ cho con theo học trường xã một thời gian, nếu thấy con có vấn đề hay như thế nào đấy thì lúc đó mới tính đến chuyển trường.

Về quê thu nhập thấp hơn thành phố nhưng không đồng nghĩa là không có con đường để phát triển sự nghiệp. Nhiều người họ rời thành phố chỉ để về quê khởi nghiệp từ những công việc như nông sản, trồng trọt chăn nuôi, hay có thể mở những dịch vụ mà ở quê chưa có, vừa có thêm thu nhập hằng ngày và làm cho vùng quê đó ngày càng phát triển. Mỗi người về quê sẽ có một ý chí khởi nghiệp khác nhau nên nếu có ý tưởng thì bạn nên thử và bắt tay vào làm, biết đâu những việc nhỏ lẻ lại là bước đệm để bạn đưa công việc đó tiến xa hơn.

Đôi vợ chồng trẻ bỏ phố thị đưa 2 con về quê dựng ngôi nhà cổ tích: Sáng ngắm nắng sớm, chiều thơ thẩn hoàng hôn - 12

Đôi vợ chồng trẻ bỏ phố thị đưa 2 con về quê dựng ngôi nhà cổ tích: Sáng ngắm nắng sớm, chiều thơ thẩn hoàng hôn - 13

Đôi vợ chồng trẻ bỏ phố thị đưa 2 con về quê dựng ngôi nhà cổ tích: Sáng ngắm nắng sớm, chiều thơ thẩn hoàng hôn - 14

Đôi vợ chồng trẻ bỏ phố thị đưa 2 con về quê dựng ngôi nhà cổ tích: Sáng ngắm nắng sớm, chiều thơ thẩn hoàng hôn - 15

Chị Ngọc Anh cùng các con làm bánh

Theo mình thì mỗi nhà sẽ có mỗi hoàn cảnh khác nhau, nếu bạn về quê nhưng vẫn tiếp tục công việc ở thành phố thì điều này sẽ giúp giảm gánh nặng về tài chính (vì hiện tại nhà mình vẫn vậy, ở ngoại ô nhưng mỗi ngày chồng mình vẫn vào trung tâm làm việc). Còn nếu về quê mà bỏ hết công việc, muốn làm lại từ đầu thì bạn phải chuẩn bị tài chính, tâm lý, sức khoẻ thật kỹ càng chứ đừng ham theo đuổi 2 chữ bình yên. Ở đâu cũng thế thôi, đừng để bản thân phải chật vật quá chỉ vì theo đuổi sự bình yên, hãy làm mọi thứ khi bạn đủ sẵn sàng.

Hiện tại mình không phải là một người quá thành công trong việc bỏ phố về quê để lo cho gia đình tốt hơn. Mình cũng chỉ là một người mẹ nội trợ bình thường và vẫn còn nhiều điều học hỏi để có thể tốt lên từng ngày.

Cuộc sống hiện tại là mẹ của hai em bé thật sự không hề dễ dàng. Nhưng bản thân mình vẫn cảm thấy may mắn vì đã luôn hiển diện trong những năm đầu đời của con. Và mình nhận thức được rằng thời gian là một thứ rất quý báu mà khi nó vụt qua rồi thì ko thể lấy lại được. Từ đó mình bắt đầu chia sẻ những suy nghĩ, công việc hằng ngày của mình về một người mẹ nội trợ bình thường.

Hy vọng có thể giúp những mẹ bỉm có cái nhìn tích cực hơn trong cuộc sống, tìm thấy nhiều niềm vui từ những điều nhỏ bé. Và đặc biệt là tự tin hơn khi nội trợ cũng là một nghề.

Thảo Hana

Tin liên quan

Tin mới nhất