Đứa trẻ có 4 “vấn đề nhỏ” chứng tỏ chỉ số IQ cao, đừng vội sửa đổi

Một số hành động "nghịch ngợm" của trẻ bộc lộ chỉ số IQ cao.

Mặc dù hiện nay có nhiều giả thuyết khác nhau về mức độ IQ của trẻ, nhưng cơ bản có thể có thể xác định thông qua một số hành vi hàng ngày.

Nếu trẻ có 4 “vấn đề nhỏ” này là dấu hiệu chỉ số IQ cao và đầu óc sáng suốt. Bố mẹ không nên vội vàng sửa đổi.

Đứa trẻ có 4 “vấn đề nhỏ” chứng tỏ chỉ số IQ cao, đừng vội sửa đổi - 1

Trẻ thích nói nhiều điều “vô nghĩa”

Sau khi trẻ 3 hoặc 4 tuổi, sẽ luôn thích nói, có thể kể một lúc về thời tiết, hay bất kỳ sự việc, đồ vật nào mà mình nhìn thấy.

Hơn nữa, trẻ luôn có rất nhiều câu hỏi “tại sao”, đôi khi bố mẹ sẽ cho rằng những điều này "vô nghĩa".

Thực chất, điều này là do tư duy não bộ của trẻ chưa trưởng thành và sẽ nói bất cứ điều gì mình nghĩ tới. Quá trình “tổ chức ngôn ngữ” thực chất là quá trình rèn luyện tư duy logic không ngừng.

Ngoài ra, khả năng diễn đạt ngôn ngữ cũng là một loại trí thông minh.

Trước khi trẻ nói, cần nghe và nhìn, sau đó phân tích và phán đoán, tiếp theo ad phân loại vấn đề và diễn đạt rõ ràng, đầy đủ, cuối cùng là bổ sung những suy nghĩ, ý kiến ​​của riêng mình.

Đứa trẻ có 4 “vấn đề nhỏ” chứng tỏ chỉ số IQ cao, đừng vội sửa đổi - 2

Trẻ thích nói nhiều điều “vô nghĩa”

Toàn bộ quá trình đòi hỏi phải huy động nhiều giác quan và tế bào thần kinh khác nhau. Trẻ càng nói và đặt câu hỏi nhiều thì khả năng tư duy càng mạnh mẽ và tốc độ dẫn truyền thần kinh của não càng nhanh.

Vì vậy, nếu ở nhà có trẻ nói nhiều, bố mẹ không nên vội bảo trẻ im lặng,...

Thay vào đó có thể lắng nghe một cách có chọn lọc, vì trẻ nói rất nhiều điều mà cần phải đáp lại từng lời.

Ngoài ra, khi đối mặt với câu hỏi "tại sao" của trẻ, bố mẹ có thể dừng lại và đánh giá cao thói quen suy nghĩ của trẻ: "Câu hỏi của con thực sự thú vị".

Sau đó, nếu có thời gian, hãy cùng con đi tìm câu trả lời. Nếu thực sự không có thời gian, hãy khuyến khích con tự tìm ra câu trả lờ.

Khuyến khích trẻ nói, diễn đạt và suy nghĩ nhiều hơn. Trẻ càng vận dụng trí não nhiều thì sẽ càng “truyền cảm hứng” tốt, sẽ tự nhiên trở nên thông minh hơn.

Đứa trẻ có 4 “vấn đề nhỏ” chứng tỏ chỉ số IQ cao, đừng vội sửa đổi - 3

Tập trung cao, không thích bị làm phiền

Khi một đứa trẻ đặc biệt tham gia vào một việc gì đó (ngoại trừ việc xem TV, hay điện thoại di động), điều đó cho thấy trẻ có khả năng tập trung cao độ.

Bản chất của trẻ là phát triển trong khi chơi. Nếu trẻ có thể đắm chìm hơn trong việc chơi nhiều trò chơi trí tuệ như xếp hình, chơi cát mà không bị yếu tố bên ngoài làm phiền, thì khả năng tập trung sẽ tiếp tục được cải thiện.

Với khả năng tập trung cao độ này, trẻ có thể loại bỏ sự can thiệp và hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả.

Vì vậy, khi thấy trẻ đang rất tập trung vào điều gì đó mà mình hứng thú, thì đừng vội làm phiền. Bố mẹ có thể im lặng chờ đợi và cho trẻ thêm thời gian, bởi luyện khả năng tập trung của trẻ rất khó.

Đứa trẻ có 4 “vấn đề nhỏ” chứng tỏ chỉ số IQ cao, đừng vội sửa đổi - 4

Nhiều trẻ tập trung cao, không thích bị làm phiền.

Đứa trẻ có 4 “vấn đề nhỏ” chứng tỏ chỉ số IQ cao, đừng vội sửa đổi - 5

Thích “phá nhà”

Nếu quan sát trẻ cẩn thận, chúng ta sẽ thấy rằng hầu hết đều thích “phá hoại”. Trẻ thích tháo các con vít trên đồng hồ, hay đồ chơi mới mua thành nhiều mảnh...

Sở thích “phá hoại” của trẻ đôi khi khiến bố mẹ đau đầu. Nhưng nếu nhìn từ một góc độ khác, việc trẻ con thích phá thực ra là một điều tốt. Điều này cho thấy trẻ có khả năng thực hành mạnh, rất tò mò và thích suy nghĩ.

Trẻ có nhiều ý tưởng và muốn biết mọi thứ diễn ra như thế nào. Vì vậy, để có được câu trả lời, trẻ phải tự mình khám phá nó.

Vì vậy, bố mẹ được khuyên nên bảo vệ và duy trì tính tò mò của con. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là để trẻ phá hủy mọi thứ. 

Đứa trẻ có 4 “vấn đề nhỏ” chứng tỏ chỉ số IQ cao, đừng vội sửa đổi - 6

Hầu hết trẻ em đều có tính nghịch ngợm, tò mò mọi thứ.

Bố mẹ cần hướng dẫn trẻ đúng cách, cung cấp cho trẻ những đồ chơi và hoạt động phù hợp để thỏa mãn nhu cầu khám phá.

Ví dụ, bố mẹ có thể mua những đồ chơi có thể tháo lắp, hoặc những đồ vật cũ để trẻ có thể tự do sáng tạo và thử nghiệm. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể dạy trẻ cách tháo lắp các vật dụng một cách cẩn thận. Như vậy, trẻ sẽ thỏa mãn được nhu cầu khám phá mà không gây ra sự hư hỏng.

Trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ cũng nên khuyến khích trẻ khám phá, dũng cảm thử thách, duy trì tính tò mò, nuôi dưỡng niềm đam mê, hứng thú theo đuổi kiến ​​thức.

Đứa trẻ có 4 “vấn đề nhỏ” chứng tỏ chỉ số IQ cao, đừng vội sửa đổi - 7

Thích bắt chước

Trẻ em đặc biệt thích bắt chước khi còn nhỏ. Sở dĩ trẻ thích bắt chước là vì cách đầu tiên để học hỏi.

Ví dụ, qua một hoặc hai năm bắt chước, trẻ có thể tự ăn, tự mặc quần áo... Thông qua việc bắt chước liên tục, đứa trẻ sẽ dần dần trưởng thành và trở nên có năng lực.

Tuy nhiên, đôi khi bố mẹ cảm thấy khó chịu khi trẻ thường xuyên bắt chước. Thực tế, điều này đang hủy hoại cơ hội học tập tốt của trẻ. Theo thời gian, trẻ không muốn nỗ lực và cải thiện khả năng của mình, thay vào đó chuyển hướng sự chú ý vào TV, điện thoại... 

Đứa trẻ có 4 “vấn đề nhỏ” chứng tỏ chỉ số IQ cao, đừng vội sửa đổi - 8

Bố mẹ có thể mua những đồ chơi có thể tháo lắp, hoặc những đồ vật cũ để trẻ có thể tự do sáng tạo.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng bố mẹ kiên nhẫn và cho trẻ nhiều cơ hội hơn để rèn luyện đôi tay, đôi mắt và trí não.

Ngoài ra, do trẻ có thiên hướng bắt chước một cách tự nhiên nên càng bắt chước những điều đúng thì trí não sẽ càng được rèn luyện nhiều và chỉ số IQ sẽ cao hơn. Vì vậy, bố mẹ nên làm gương tốt để trẻ học hỏi theo.

Ví dụ, phát triển thói quen đọc sách tập thể dục, thói quen kỷ luật tự giác để trẻ học mọi việc mà không trì hoãn. IQ được chia thành nhiều khả năng như diễn đạt, tập trung, tò mò và bắt chước. Những khả năng cơ bản này sẽ được thể hiện qua những chi tiết nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Bố mẹ nên nắm bắt và có phương pháp giáo dục, nuôi dưỡng, điều chỉnh phù hợp.

Đứa trẻ có 4 “vấn đề nhỏ” chứng tỏ chỉ số IQ cao, đừng vội sửa đổi - 9

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về