Đứa trẻ lớn lên học giỏi, giàu có nhờ bố mẹ dạy 3 thói quen này trước 6 tuổi
Khi trẻ có được những thói quen tốt, con đường học vấn trong tương lai sẽ dễ dàng và tiến xa hơn.
Trước 6 tuổi là thời kỳ vàng để hình thành thói quen học tập tốt cho trẻ. Trong giai đoạn này, não bộ của trẻ phát triển mạnh mẽ và khả năng tiếp thu thông tin nhanh chóng, giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận kiến thức mới cũng như xây dựng những thói quen cơ bản. Nếu bỏ qua giai đoạn này, sẽ rất khó để sửa về sau.
Duy trì lịch trình đều đặn và nói lời tạm biệt với sự trì hoãn
Trẻ dưới 6 tuổi chưa có khái niệm rõ ràng về thời gian và cần sự giúp đỡ của bố mẹ để thiết lập một lịch trình thường xuyên. Việc tạo ra thói quen hằng ngày là rất quan trọng, vì trẻ sẽ cảm thấy an toàn và yên tâm hơn khi biết được những gì sẽ xảy ra tiếp theo trong ngày.
Ví dụ, trẻ thức dậy lúc 7 giờ sáng và đi ngủ lúc 8 giờ tối mỗi ngày, cũng không nên phá vỡ nhịp độ này vào cuối tuần. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen, tạo ra cấu trúc rõ ràng cho cuộc sống hàng ngày.
Nguồn ảnh: Pinterest.
Khi đánh thức trẻ vào buổi sáng, đừng thúc giục nhiều lần. Thay vào đó, hãy mở rèm cửa, bật một bài đồng dao vui nhộn và nhẹ nhàng nói “Mặt trời đã mọc và đã đến lúc chúng ta chào đón một ngày mới!” Cách tiếp cận này giúp trẻ cảm thấy thoải mái, khuyến khích bắt đầu một ngày mới với tâm trạng tích cực. Một khởi đầu vui vẻ sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm trạng của trẻ trong suốt cả ngày.
Trước khi đi ngủ vào buổi tối, hãy giúp trẻ cất đồ chơi và rửa mặt. Kết thúc một ngày bằng một câu chuyện hoặc một nụ hôn chúc ngủ ngon sẽ tạo ra những kỷ niệm ấm áp và cảm giác an toàn cho trẻ.
Khi trẻ quen với lịch trình cố định, sẽ tự nhiên dậy đúng giờ và hoàn thành bài tập về nhà sau giờ học, giúp giảm tình trạng trì hoãn. Sự nhất quán trong thói quen sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý thời gian, cảm thấy tự tin hơn trong việc tự lập. Khi trẻ biết rằng có thời gian cho từng hoạt động, sẽ học cách tổ chức và ưu tiên công việc một cách hiệu quả.
Duy trì lịch trình đều đặn và nói lời tạm biệt với sự trì hoãn.
Tự làm mọi việc và rèn luyện tính độc lập
Từ việc mặc quần áo, ăn uống đến cất đồ chơi, bố mẹ không nên lúc nào cũng nghĩ rằng "Con còn nhỏ, mình sẽ giúp con." Việc để trẻ tự làm những công việc này giúp trẻ phát triển kỹ năng sống, xây dựng sự tự tin và tính độc lập.
Từ 2 tuổi, trẻ có thể được hướng dẫn sử dụng thìa để tự ăn. Đây là bước đầu tiên trong việc phát triển khả năng tự lập. Khi trẻ tự ăn, học cách kiểm soát đồ ăn, cảm nhận được niềm vui từ việc hoàn thành một nhiệm vụ đơn giản. Khi được 3 tuổi, trẻ có thể tự mặc và cởi những bộ quần áo đơn giản.
Khi được 4 tuổi, trẻ có thể bắt đầu tự sắp xếp cặp sách và đồ chơi. Đây là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ học cách tổ chức và quản lý đồ dùng. Lúc đầu, trẻ có thể làm chậm hoặc thậm chí làm bừa bộn, nhưng bố mẹ không nên vội vàng làm thay. Thay vào đó, nên kiên nhẫn động viên "Hãy từ từ, con đã có tiến bộ hơn so với lần trước rồi!" Những lời động viên này tạo động lực, giúp trẻ nhận ra giá trị của sự nỗ lực cá nhân.
Khi trẻ thực hiện các công việc này, đôi khi sẽ mắc lỗi hoặc không đạt được kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, đây là cơ hội quý giá để trẻ học hỏi từ sai lầm.
Tự làm mọi việc và rèn luyện tính độc lập.
Tập trung và nâng cao khả năng học tập
Trẻ dưới 6 tuổi dễ bị mất tập trung, bố mẹ có thể rèn luyện khả năng này thông qua các trò chơi. Ví dụ, khi chơi xếp hình hoặc lego, hãy thỏa thuận với con "Chúng ta hãy tập trung hoàn thành trò chơi xếp hình này trước khi làm những việc khác, được không?"
Khi đọc sách tranh, hãy chỉ vào các từ và đọc to từng câu, hướng dẫn trẻ theo dõi, quan sát và lắng nghe. Khi trẻ đang tập trung chơi hoặc học, hãy cố gắng giảm thiểu sự mất tập trung và không làm phiền. Việc rèn luyện khả năng này sẽ đặt nền tảng cho việc học trên lớp của trẻ sau giờ học, giúp trẻ dễ dàng tập trung lắng nghe và hoàn thành bài tập về nhà.
Mỗi ngày trước 6 tuổi là thời gian quan trọng để hình thành thói quen cho trẻ. Vì vậy, các chuyên gia nhấn mạnh rằng 3 thói quen về lịch trình đều đặn, tính độc lập và tự chăm sóc, tập trung vào công việc có vẻ đơn giản nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.
Tập trung và nâng cao khả năng học tập.
Đứa trẻ biết tổ chức, tự lập và chăm sóc bản thân sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức và thích ứng với môi trường học tập. Trẻ cũng sẽ có khả năng quản lý cảm xúc và các mối quan hệ xã hội tốt hơn.
Bố mẹ nên liên tục giao tiếp, khuyến khích và ghi nhận những nỗ lực của trẻ trong việc hình thành thói quen tốt. Những lời khen ngợi và động viên sẽ tạo động lực cho trẻ tiếp tục phát triển và hoàn thiện bản thân. Đồng thời, hãy tạo ra những hoạt động thú vị để trẻ cảm thấy việc học hỏi, phát triển là một trải nghiệm vui vẻ và bổ ích.
Bố mẹ không nên đợi đến khi trẻ gặp vấn đề mới vội sửa chữa, hãy kiên nhẫn và sử dụng các phương pháp cơ bản giúp trẻ hình thành thói quen tốt. Điều này sẽ giúp con đường học vấn trong tương lai của trẻ dễ dàng và tiến xa hơn, ổn định hơn.
Bình luận