Giáo sư tâm lý: Trẻ EQ thấp thường có 3 hành vi trên bàn ăn, mẹ điều chỉnh ngay để cứu vớt cuộc đời con

Một giáo sư tâm lý nổi tiếng từng thẳng thắn chỉ rõ trẻ có EQ thấp sẽ có 3 hành vi trên bàn ăn.

Giáo sư tâm lý: Trẻ EQ thấp thường có 3 hành vi trên bàn ăn, mẹ điều chỉnh ngay để cứu vớt cuộc đời con - 1

Thực tế, trong nhiều trường hợp, EQ quan trọng hơn IQ, người có EQ cao có thể khiến người khác cảm thấy thoải mái và vui vẻ, dễ kết nối các mối quan hệ, đây là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự nghiệp thành công của một người.

Nếu chú ý quan sát, chúng ta có thể nhận thấy biểu hiện của một người trên bàn ăn có thể phản ánh trí tuệ cảm xúc năng lực xử lý công việc của một người. 

Giáo sư tâm lý nổi tiếng của Trung Quốc là Li Meijin cũng đã từng thẳng thắn chỉ rõ trẻ có EQ thấp sẽ có 3 hành vi trên bàn ăn. Mặc dù được xem là chi tiết nhỏ nhưng sẽ đi cùng trẻ từ nhỏ đến khi trưởng thành, thời gian có thể đứa trẻ sẽ lớn lên với những thói quen xấu này, và đến lúc đó sẽ rất khó sửa.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng bố mẹ nên nhận biết sớm và điều chỉnh kịp thời cho con. 

Giáo sư tâm lý: Trẻ EQ thấp thường có 3 hành vi trên bàn ăn, mẹ điều chỉnh ngay để cứu vớt cuộc đời con - 2

Giành ăn những món mình thích, không có ý thức chia sẻ

Không chỉ người lớn, trẻ nhỏ cũng có những món ăn yêu thích của riêng mình, đây là điều rất bình thường. Tuy nhiên, một số trẻ có thái độ sở hữu, không muốn san sẻ đồ ăn cho người khác, kể cả bố mẹ hay anh chị trong gia đình.

Trên bàn ăn, chỉ cần là món trẻ thích, người khác sẽ không được động vào. Thêm vào đó, nhiều người nghĩ rằng trẻ  còn nhỏ nên để mặc con ăn uống theo cách tùy thích. 

Giáo sư tâm lý: Trẻ EQ thấp thường có 3 hành vi trên bàn ăn, mẹ điều chỉnh ngay để cứu vớt cuộc đời con - 3

Nhiều trẻ có hành vi chưa phù hợp trên bàn ăn.

Tuy nhiên, theo chuyên gia tâm lý Li Meijin đây là biểu hiện của trẻ có EQ thấp. Nếu trẻ hình thành thói quen giữ "khư khư" đồ ăn, lâu dẫn có thể trở nên ích kỷ, không muốn chia sẻ, tính chiếm hữu cao.

Điều này về sau có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, chuyện tình cảm và các mối quan hệ xung quanh trẻ. Vì vậy, dù bố mẹ yêu thương và mong muốn dành điều tốt đẹp nhất cho con, nhưng không nên dung túng hay nuông chiều quá mức, hãy giúp trẻ điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực.

Giáo sư tâm lý: Trẻ EQ thấp thường có 3 hành vi trên bàn ăn, mẹ điều chỉnh ngay để cứu vớt cuộc đời con - 4

Luôn đòi hỏi, hay kén cá chọn canh

Một số trẻ có thói quen đòi hỏi nhiều món ăn trên bàn càng tốt, nhưng khi được đáp ứng thì lại kén chọn, hễ nhìn thấy trên bàn ăn có món này lại đòi ăn món khác.

Một số khác, dù bản thân không muốn ăn nhưng không cho phép ai được động vào đồ ăn đó. Đối với giáo sư Li Meijin, đây là một hành vi rất vô ích, biểu hiện rõ của đứa trẻ ích kỷ, trí tuệ cảm xúc thấp.

Giáo sư tâm lý: Trẻ EQ thấp thường có 3 hành vi trên bàn ăn, mẹ điều chỉnh ngay để cứu vớt cuộc đời con - 5

Trẻ luôn đòi hỏi, hay kén cá chọn canh được xem là biểu hiện rõ của đứa trẻ ích kỷ, trí tuệ cảm xúc thấp.

Trẻ thể hiện thái độ đòi hỏi, không tôn trọng bố mẹ, lớn lên đứa trẻ sẽ dễ trở thành người hay đòi hỏi, không biết bằng lòng với những gì mình đang có. Nếu bố mẹ nhượng bộ và nuông chiều, có thể làm hỏng trẻ, vô tình khuyến khích con phát triển những thói quen xấu, hình thành chỉ số EQ thấp.

Vì vậy, khi nhận thấy trẻ có hành vi này, bố mẹ nên áp dụng nguyên tắc phù hợp, để kịp thời hướng dẫn để con sửa chữa. 

Giáo sư tâm lý: Trẻ EQ thấp thường có 3 hành vi trên bàn ăn, mẹ điều chỉnh ngay để cứu vớt cuộc đời con - 6

Nói những lời không phù hợp trong khi ăn

Một số trẻ không kiểm soát được tâm trạng khi ăn, đôi khi làm ồn dù là ăn ở nhà hay ở nhà hàng, trẻ vẫn duy trì thói quen ăn uống vừa ăn vừa chạy nhảy, gây ồn ào, la hét, thiếu nghiêm túc khi ăn; trong khi ăn thì lấy thìa đũa chọc ngoáy, nghịch ngợm món ăn và bát đĩa theo ý muốn...

Trường hợp, một số trẻ lớn hơn hay nói những điều không phù hợp. Ví dụ, nhiều đứa trẻ bình luận về các món ăn khi ăn ở nhà, thậm chí là tùy ý bình luận về thói quen ăn uống của người khác. 

Có thể một số bậc phụ huynh cho rằng đây không phải là vấn đề gì to tát, nhưng lâu dần trẻ dễ hình thành thói quen phán xét về ngoại hình, hành vi của người khác.

Thực tế, trí tuệ cảm xúc luôn đi kèm với lời nói và việc làm phù hợp, điều này cần được trau dồi từ khi còn nhỏ, vì vậy bố mẹ cũng nên chú ý đến thái độ, lời nói và hành vi của con cái trong cuộc sống hàng ngày, để giúp con điều chỉnh theo hướng tích cực.

Giáo sư tâm lý: Trẻ EQ thấp thường có 3 hành vi trên bàn ăn, mẹ điều chỉnh ngay để cứu vớt cuộc đời con - 7

Các chuyên gia khuyên rằng bố mẹ dạy con thói quen tốt, nguyên tắc lịch sự cơ bản trên bàn ăn.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng

Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng

Ngày 23/4, đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) thuộc Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên hợp quốc (UNOPS) phối hợp với Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Hội thảo tham vấn "Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng" nhằm nâng cao hiểu biết của công chúng về chuyển đổi năng lượng giữa các thành phần xã