Gợi ý 5 món ăn đậm đà nóng hổi cho ngày chợt lạnh, nhớ nhắc cả nhà cắm nhiều cơm!

Món ăn nào cũng dễ nấu, không cầu kỳ nhưng đem lại hương vị thơm ngon, thích hợp cho những ngày trời lạnh.

1. CANH KIM CHI ĐẬU PHỤ

Nguyên liệu:

Thịt: 180g thịt ba chỉ (bỏ da), thái miếng vừa ăn; 1 muỗng canh rượi gạo hoặc rượu mirin; 3 nhúm hạt tiêu đen

Kim chi và các nguyên liệu khác: ¾ chén kim chi (để từ 2-3 tuần), cắt thành miếng vừa ăn; 30g hành tây, xắt lát mỏng; 5g hành lá, xắt nhỏ; 50g nấm đông cô xắt lát mỏng; 150g đậu hũ, cắt miếng mỏng cỡ 1cm; 1 chén nước

Gia vị làm nước dùng: 1 muỗng canh bột ớt Hàn Quốc dạng mảnh to; 1 muỗng canh xì dầu;  1 muỗng cà phê ớt bột Hàn Quốc; 3 nhúm hạt tiêu xay

Lưu ý: Nguyên liệu có thể tăng thêm nếu có nhiều người ăn.

Cách nấu:

Ướp thịt ba chỉ với rượu gạo và hạt tiêu trong 15 phút.

Cho kim chi vào chảo nấu cho đến khi mềm.

Cho thịt xuống đáy nồi. Rồi xếp kim chi, hành tây, nấm, đậu, nước, các gia vị làm nước dùng vào nồi (trừ hành lá).

Đun sôi nồi trên lửa lớn sau đó giảm lửa, để liu riu. Nấu cho đến khi thịt chín. Khi thịt chín, thêm hành lá rồi tắt bếp.

Canh kim chi đậu phụ ăn cùng cơm trắng rất ngon! Món canh kim chi này bạn có thể biến thành một nồi lẩu cũng rất hấp dẫn.

Gợi ý 5 món ăn đậm đà nóng hổi cho ngày chợt lạnh, nhớ nhắc cả nhà cắm nhiều cơm! - 1

2. CÁ SỐT CHUA NGỌT

Chuẩn bị:

Phần cá:

- 3 miếng phi lê cá diêu hồng còn da hoặc các loại phi lê cá khác (900g)

- 2 quả trứng lớn.

- 1/10 thìa cà phê muối.

- 1/10 thìa cà phê tiêu trắng.

- 1 cốc (122g) bột ngô.

- 3 cốc (946 ml) dầu bơ hoặc dầu ăn.

Đối với nước sốt chua ngọt:

- 1 cốc (237 ml) nước.

- 3 thìa canh tương cà.

- 1 thìa canh giấm gạo.

- 3 thìa canh đường.

- 2 thìa canh hạt đậu Hà Lan hấp chín.

- 1 thìa canh bột bắp.

- 3 thìa canh nước.

Cách làm cá sốt cà chua nở hoa:

Bước 1: Chuẩn bị phi lê cá

Cắt miếng phi lê cá thành các đường song song theo chiều dọc và chạm đến da, nhưng không cắt làm đứt da cá. Mỗi vết cắt cách nhau khoảng 1,25cm. 

Sau đó, lại cắt miếng phi lê cá thành các đường theo chiều ngang và chỉ chạm đến da, không làm đứt rời da.

Làm tương tự với các miếng phi lê khác.

Bước 2: Tẩm bột

Trong một bát trộn, cho trứng vào, thêm muối và tiêu trắng, đánh đều. Cho miếng phi lê cá vào hỗn hợp trứng để chúng phủ đều miếng cá. 

Trong một bát trộn khác, để bột ngô rồi lăn miếng cá vừa nhúng trứng vào để bột ngô bám đều lên cá.

Bước 3: Chiên cá

Trong một chái chảo sâu lòng, thêm dầu bơ hoặc dầu có điểm bốc khói cao khác, đun nóng dầu ăn lên đến 350 độ F (177 độ C). 

Cẩn thận cho từng miếng phi lê cá vào, mặt da hướng lên trên.

Chiên từng miếng một. Chiên cho đến khi cá có vàng nâu trong khoảng 3 phút. Sau đó vớt cá ra, để sang một bên. Làm tương tự với các miếng phi lê cá còn lại.

Tăng nhiệt độ dầu lên 375 độ F (191 độ C). Cho phi lê cá trở lại và chiên cho đến khi giòn trong khoảng 2 phút. 

Lưu ý: Chiên 2 lần giúp cá giòn hơn và ít dầu mỡ hơn. Khi nhiệt độ bên ngoài nóng hơn nhiệt độ bên trong. Nó sẽ đẩy dầu từ bên trong ra ngoài. Do đó, cá giòn và không bị ngấy.

Vớt ra để ráo trên đĩa có lót khăn giấy thấm dầu. Sau đó cho phi lê cá vào đĩa để chuẩn bị thưởng thức.

Bước 4: Làm nước sốt chua ngọt

Trong một cái nồi trên lửa vừa, thêm nước, sốt cà chua, giấm gạo, đường và đậu Hà Lan đã hấp chín vào. Đánh đều và đun nhỏ lửa, sau đó cho hỗn hợp bột bắp (1 muỗng canh bột bắp và 3 muỗng canh nước) vào. Khuấy cho đến khi nước sốt đặc lại. Tắt bếp.

Thưởng thức:

Đổ nước sốt chua ngọt lên phi lê cá chiên và thưởng thức!

Cá chiên giòn ngon, thơm nức lại có vị chua chua ngọt ngọt, hơn nữa lại còn đẹp mắt nhìn như hoa nở, đảm bảo ai nhìn thấy cũng thích.

Gợi ý 5 món ăn đậm đà nóng hổi cho ngày chợt lạnh, nhớ nhắc cả nhà cắm nhiều cơm! - 2

3. THỊT VIÊN SỐT MẶN NGỌT

Nguyên liệu:

- 400g thịt có lẫn mỡ (7 nạc, 3 mỡ), 1 thìa rượu nấu ăn, 2 thìa nước tương nhạt, 1 thìa hắc xì dầu, 2 thìa dấm thơm, 1 thìa dầu hào, 3 thìa nhỏ đường trắng, 1 quả trứng, 3 thìa cà phê tinh bột ngô, gừng, tỏi và hẹ, 1 bát bột mì

Cách làm:

Thịt lợn rửa sạch, thái nhỏ rồi băm nhỏ. Lưu ý, nên chọn miếng thịt có tỉ lệ mỡ và nạc là 3 : 7 sẽ ngon.

Cho gừng băm nhỏ, dầu hào, đường cát trắng, hành lá thái nhỏ, thêm 2 thìa cà phê tinh bột ngô vào thịt băm, trộn đều. Nhớ đảo đều tay và mạnh tay theo một chiều, toàn bộ nhân thịt sẽ đậm đà.

Viên thịt thành những viên tròn, đều nhau. 

Đập trứng ra bát, đánh tan sau đó nhúng thịt viên vào bát trứng sau đó lăn thịt vào bát bột mì để bột mì phủ đều thịt viên. Làm lần lượt đến hết sau đó để viên thịt nghỉ 15 phút.

Cho dầu ăn vào chảo, lượng dầu ăn ít nhất phải làm chìm nửa viên thịt. Đun cho dầu nóng tới khoảng 60% rồi cho viên thịt vào chiên, thỉnh thoảng trở để viên thịt chín vàng đều. Vớt thịt ra, để ráo dầu.

Cho một lượng dầu ăn vừa đủ vào chảo, cho tỏi băm vào xào cho thơm rồi cho nước tương nhạt, hắc xì dầu, dấm thơm và đường vào, nêm nếm cho vừa miệng. Thêm nước tinh bột (1 thìa tinh bột hòa với 1 thìa nước) vào, khuấy nước sốt liên tục trên lửa nhỏ.

Khi nước sốt hơi đặc, thỉnh thoảng đảo cho các viên thịt vào sao cho các viên bột phủ đều và ngấm đều nước sốt là được.

Cho thịt viên sốt mặn ngọt ra đĩa, rắc chút hành lá thái nhỏ rồi ăn với cơm vô cùng ngon và hấp dẫn!

Gợi ý 5 món ăn đậm đà nóng hổi cho ngày chợt lạnh, nhớ nhắc cả nhà cắm nhiều cơm! - 3

4. SƯỜN KHO KHOAI TÂY MẶN NGỌT

Nguyên liệu:

- 600gr sườn heo, 2 củ khoai tây, 4 lát gừng, 4 tép tỏi, 20gr nước mắm, 10gr dầu hào, 10gr rượu nấu ăn, 2gr muối, 10gr đường phèn, nước lọc.

Thực hiện:

- Sườn heo rửa sạch, chặt thành miếng nhỏ vừa miệng. Cho sườn vào nồi nước, đun sôi để xả hết chất bẩn. Vớt sườn ra, xả với nước lạnh.

Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn.

Đổ một chút dầu vào chảo, thêm đường phèn vào đun nhỏ lửa để đường tan chảy và chuyển sang màu cánh gián.

Cho tỏi, gừng cùng sườn vào đảo đều. Cho dầu hào, nước mắm vào chảo, đảo đều để gia vị thấm vào sườn.

Đổ một lượng nước ngập 1/2 sườn, đậy vung và đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút.

Sau 10 phút, mở nắp chảo, cho khoai vào kho cùng. Tiếp tục đậy vung và đun trong khoảng 10-15 phút trên lửa nhỏ đến khi nước sốt sánh lại, bám đều vào bề mặt sườn và khoai.

Cho sườn kho khoai tây ra đĩa rồi ăn cùng cơm.

Gợi ý 5 món ăn đậm đà nóng hổi cho ngày chợt lạnh, nhớ nhắc cả nhà cắm nhiều cơm! - 4

5. SƯỜN KHO DƯA

Nguyên liệu:

- 1 bát dưa cải muối chua

- 500-600gr sườn heo

- 1 củ tỏi - 2 củ hành khô - 1-2 thìa đường - 2 thìa nước mắm - 1 chút bột nêm

- Ớt sừng, nếu thích ăn cay

- Muối, tiêu, bột ngọt

- Dầu ăn

Cách làm:

Sườn mua về rửa sạch rồi thấm khô, chặt sườn thành các miếng vừa ăn. Bạn có thể chần sườn sơ qua để loại bỏ chất bẩn có trong xương nhé.

Hành khô, tỏi đem bóc vỏ rồi băm nhỏ, ớt sừng thái lát vừa mỏng. Nếu dưa muối chua quá thì bạn nên rửa sơ qua cho dưa bớt chua.

Cho sườn vào âu cùng với muối, bột nêm, bột ngọt, tiêu và đảo đều, ướp 30 phút cho sườn ngấm gia vị.

Bạn đặt chảo hoặc nồi lên bếp rồi cho đường, 1 chút dầu ăn và bật bếp nấu cho nước đường chuyển màu cánh gián thì cho sườn vào xào sơ qua, miếng sườn săn lại mới cho hành tỏi băm vào cùng.

Tiếp theo bạn cho dưa chua, ớt sừng, nước mắm rồi đổ nước xâm xấp mặt sườn. Đậy vung đun cho sườn sôi lên thì hạ lửa liu riu, kho cho sườn rút cạn bớt nước, bạn nếm lại cho vừa khẩu vị gia đình.

Sườn đã mềm là có thể tắt bếp, bạn không nên kho cạn nước mà để lại 1 chút nước sền sệt ăn với cơm thì ngon tuyệt vời. Từng miếng sườn kho dưa đậm đà, nóng hổi lại thơm phức chắc chắn sẽ tốn cơm lắm đây!

Gợi ý 5 món ăn đậm đà nóng hổi cho ngày chợt lạnh, nhớ nhắc cả nhà cắm nhiều cơm! - 5

Chúc các bạn thành công!

Minh Ngọc

Tin liên quan

Tin mới nhất

Giá trị đặc sắc của Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Giá trị đặc sắc của Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Gần dân, chăm dân – dân quý, dân thờ là yếu tố tạo nên giá trị đặc sắc của di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Trong tâm thức dân gian, sự chăm lo và gắn bó gần gũi với số phận sinh tồn, làm ăn và phát triển của cộng đồng dân chúng từ các thế hệ vua Hùng cùng các bậc tiền nhân thuở xa xưa luôn luôn là “một sự thực lịch sử”, cần được ghi nhớ và tri ân.