Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất, năm nay ai làm sớm có thể tham khảo ngay!

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo này không chỉ đầy đủ mà còn thơm ngon, đẹp mắt, ai thấy cũng phải khen không ngớt.

Ngày 23 tháng Chạp, người Việt khắp nơi lại tất bật chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo để tiễn đưa các vị thần bếp về trời báo cáo Ngọc Hoàng. Đây không chỉ là dịp để bày tỏ lòng thành kính mà còn mang ý nghĩa cầu mong một năm mới bình an, ấm no. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thường được chuẩn bị chu đáo, gồm các món ăn mang đậm hương vị truyền thống và tùy chỉnh theo phong tục từng vùng miền.

Năm nay ngày ông Táo rơi vào Thứ 4, 22/1/2025 Dương lịch nên sẽ có nhiều người làm lễ cúng vào cuối tuần trước đó vài ngày. Nếu bạn cúng sớm và chưa biết cách chuẩn bị sao cho đầy đủ và đúng ý nghĩa, có thể tham khảo mâm cỗ cúng ông Táo của chị Vũ Thu Hương (Hà Nội) sẽ giúp bạn có được những gợi ý hoàn hảo để hoàn thành nghi thức này một cách trọn vẹn nhất.

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất, năm nay ai làm sớm có thể tham khảo ngay! - 1

Chị Vũ Thu Hương.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của chị Thu Hương gồm 2 phần lễ vật là mâm cúng mặn.

Phần lễ vật, cúng ngọt gồm:

- Chùm cau có 2 quả lại buồng và lá trầu 2 ngọn.

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất, năm nay ai làm sớm có thể tham khảo ngay! - 2

- Thạch cá chép ngũ phúc nghênh xuân.

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất, năm nay ai làm sớm có thể tham khảo ngay! - 3

- Chè con ong, trà mạn.

Phần cúng mặn gồm:

- Xôi gấc liên hoa.

- Gà luộc ngậm hoa hồng.

- Bánh bao hũ vàng.

- Tôm hấp nước dừa.

- Nộm đu đủ bò khô.

- Mực khô xào su hào.

- Giò thủ, giò lụa, chả quế.

- Nem rán.

- Canh măng mực khô.

- Canh bóng thả - Canh mọc - Canh miến.

- Bánh chưng, dưa hành.

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất, năm nay ai làm sớm có thể tham khảo ngay! - 4

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất, năm nay ai làm sớm có thể tham khảo ngay! - 5

Dưới đây là cách làm một số món ăn trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo:

1. GÀ LUỘC

Chuẩn bị:

- Gà trống đã mổ sẵn, nghệ, rượu gừng, hành khô, hạt nêm, muối.

Sơ chế gà:

- Gà mua về sau khi làm sạch chà qua 1 lần muối với chút rượu gừng để khử mùi. Sau đó rửa sạch lần nữa. Dùng 1 chiếc xiên nhỏ để tạo gà cánh tiên.

- Để luộc gà được đẹp cần dùng 1 nồi nước đủ ngập hết gà. Cho gà vào nồi thêm vài lát hành khô + gừng nêm chút hạt nêm với muối. Gà để ở tư thế thẳng, không để nghiêng.

Thời gian luộc gà:

- Bật bếp đun cho đến khi nước sôi, hạ nhỏ lửa để sôi lăn tăn 5 phút đối với gà từ 1kg - 2kg. 7 - 10 phút đối với gà từ 2,5 - 4kg. Tắt bếp, cứ để nguyên gà ngâm trong nồi thêm 15 - 20 phút là được.

- Đối với gà già thì từ lúc sôi tính thời gian 15 phút đun nhỏ lửa.

Để gà lên màu vàng đẹp:

- Trong lúc đợi gà chín. Dùng 3 nhánh nghệ tươi đập dập, dùng 4 thìa dầu ăn để thắng màu nghệ, bật bếp cho dầu nóng vừa rồi cho nghệ vào thắng nhỏ lửa tới khi xác nghệ quắt lại là được, nếu gà có mỡ thì dùng chính mỡ gà thắng luôn.

- Gà sau khi chín ngâm qua nước lạnh 5 phút.

- Sau đó vớt để ráo nước dùng khăn sạch thấm khô nước. Rồi dùng cọ nấu ăn hoặc khăn giấy sạch thấm vào dầu nghệ rồi quét 1 lớp mỏng lên con gà để tạo màu vàng đẹp. Trường hợp gà nuôi bắp lâu thì không cần bước lấy màu vì gà nuôi bắp có màu vàng đẹp sẵn.

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất, năm nay ai làm sớm có thể tham khảo ngay! - 6

2. CANH BÓNG BÌ

Nguyên liệu: 

- Bóng bì lợn: 100g (chọn miếng bóng thăn, vuông vức) - Nước luộc gà: 1.5 lít - Súp lơ xanh: 01 cây - Súp lơ xanh: 01 cây - Đậu hà lan, cà rốt, ngô bao tử: 50g mỗi loại - Nấm hương: 15 cái - Giò sống: 100g - Hạt sen: 20g - Tôm nõn khô: 20g - 2 quả trứng gà.

- Mộc nhĩ: 10g.

- Đậu que: 20g.

- Thịt gấc: 10g.

- Gừng, rượu trắng, bột canh, hạt tiêu, rau mùi ta, nước mắm.

Cách nấu canh bóng cuộn ngũ sắc:

Bước 1. Sơ chế

Sơ chế bóng:

Ngâm bóng bì trong nước vo gạo đến khi hơi mềm rồi rửa sạch. Sau đó bóp lại bóng bì với rượu trắng và gừng đập dập để tẩy hết mùi hôi, giúp bóng bì thơm và có màu trắng đẹp. Xả lại với nước sạch, vắt khô bóng.

Sơ chế rau củ:

- Súp lơ xanh và trắng rửa sạch, chẻ dọc thân rồi chia thành từng miếng nhỏ.

- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn (tỉa hình hoa cho đẹp), một ít bào nhỏ để riêng.

- Đậu Hà Lan tước vỏ, ngô bao tử nhặt bỏ râu cắt đôi theo chiều dọc, rau mùi ta nhặt rễ; tất cả đem rửa sạch để ráo.

- Nấm hương khô, mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở. Sau đó thái nhỏ mộc nhĩ.

- Tôm khô ngâm nước nóng cho nở.

- Đậu que rửa sạch, tước sơ.

Bước 2: Cách làm bóng cuộn ngũ sắc

- Đun nước dùng: Dùng nước luộc gà bỏ thêm tôm khô vào hầm cùng để cho ra nước dùng ngon ngọt, nêm nếm gia vị vừa ăn.

- Bắc chảo chống dính lên bếp, phết dầu ăn thật mỏng. Đợi chảo nóng thì đổ trứng đã đánh tan vào tráng 1 lớp mỏng.

- Lấy 1/3 giò sống trộn với 10g thịt gấc cho có màu mọc son.

- Cắt miếng bóng làm 2 phần , dùng thìa lấy 1/3 giò sống phết 1 lớp thật đều lên miếng bóng, đặt miếng trứng tráng mỏng lên, phết thêm 1 lớp mọc son, cho đậu que, mộc nhĩ, cà rốt lên trên rồi cuộn miếng bóng lại. Dùng chỉ cuốn chặt, làm cả 2 miếng bóng thành 2 cuốn

- Chỗ giò còn lại nhồi vào nấm hương làm mọc.

- Cho 2 cuộn bóng vào chõ hấp chín (từ khi nước sôi độ 7 phút) bỏ ra để nguội.

Để bóng cuộn vào ngăn mát tủ lạnh (nên làm trước khi nấu vài tiếng cho cuộn bóng đươc chắc lại khi thái sẽ đẹp) bỏ dây buộc, thái lát 1 cm.

Bước 3. Nấu canh bóng cuộn thả

- Luộc sơ từng loại rau củ sau đó lần lượt thả từng loại rau củ và bóng cuộn vào nồi nước dùng, khi chín tới thì vớt ra mỗi loại để riêng.

- Thả các viên mọc vào nồi nước dùng đang sôi, đun khoảng 2-5 phút cho đến khi các viên mọc nổi lên trên mặt nước, tức là mọc đã chín thì cũng vớt ra bát riêng.

- Chuẩn bị một bát tô lớn, xếp bóng bì, rau củ, mọc giò nấm hương, tôm khô, rau mùi ta, rắc hạt tiêu cho hài hòa cân đối trong bát. Sau đó chan nước dùng còn đang sôi trên bếp vào ngập bát. Món này ăn nóng là ngon nhất.

Yêu cầu thành phẩm:

Nước canh trong, có vị ngọt dịu từ thịt gà và tôm khô, thơm mùi nấm hương, gừng và hạt tiêu. Các loại rau vừa chín tới, giữ được màu sắc tươi đậm, ăn giòn ngọt mà không bị sượng. Bóng bì ngọt đậm đà ngấm nước dùng. Mọc giòn, không bã, bở. 

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất, năm nay ai làm sớm có thể tham khảo ngay! - 7

3. NEM RÁN

Nguyên liệu:

- Thịt xay: 300g

- Miến rong: 30g

- Mộc nhĩ: 2 tai

- Trứng vịt: 2 quả

- Giá đỗ: 80g

- Su hào: 1 củ

- Cà rốt: 2 củ nhỏ

- Hành tây: 1 củ nhỏ

- Vỏ bánh đa nem: 2 thếp

- Hành lá, chanh, ớt, tỏi, rau xà lách, rau thơm các loại

- Muối, tiêu, bột nêm, đường, giấm, nước mắm, dầu ăn. 

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế

- Mộc nhĩ ngâm nước cho nở mềm, rửa sạch, thái sợi sau đó cắt nhỏ.

- Miến cũng ngâm sơ qua nước lạnh cho mềm, vớt ra cho ráo nước rồi dùng kéo cắt khúc. Chú ý miến chỉ ngâm khoảng 2-3 phút cho sợi mềm, dễ cắt là được, không ngâm lâu quá miến bị nhũn, nem không ngon.

- Hành tây, bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng, sau đó cắt nhỏ.

- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, lấy 1 củ thái lát mỏng sau đó thái sợi.

- Giá đỗ rửa sạch, vớt ra để ráo, dùng tay bóp nát cho bớt nước để nhân nem không bị ra nước khi gói. Hành lá cắt rễ, rửa sạch, xắt nhỏ.

Chú ý: để món nem ngon, không bị nát thì các nguyên liệu không xắt nhỏ quá và độ dài của các loại nguyên liệu nên dài ngắn khác nhau.

Bước 2: Trộn nhân

Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một cái tô lớn, trộn đều với 1/2 thìa bột nêm, xíu tiêu để khoảng 10 phút cho nhân ngấm gia vị.

Bước 3: Chuẩn bị rau sống, dưa góp

- Trong lúc chờ nhân nem ngấm gia vị, chuẩn bị rau sống và su hào chua ngọt để ăn cùng. Rau xà lách, rau thơm nhặt bỏ gốc, lá già, giập úa. Rửa sạch, ngâm nước muối loãng 30 phút rồi vớt ra rổ, vẩy sạch nước. 

- Su hào, gọt vỏ, thái khúc, sau đó thái miếng vuông nhỏ, có thể tỉa răng cưa cho đẹp. 1 củ cà rốt còn lại ở trên, gọt vỏ, thái lát mỏng. Bóp sơ cà rốt, su hào với chút muối, rửa lại cho sạch, để ráo nước rồi ngâm chua ngọt với xíu muối, đường, chanh, tỏi, ớt. 

Bước 4: Thêm trứng vào nem

Cho trứng vào tô chứa nhân nem ở trên trộn đều. Mục đích của việc cho trứng muộn để nhân nem không bị chảy nước.

Bước 5: Gói nem

- Lấy ½ bát nước thêm khoảng 1 thìa giấm gạo, khuấy đều, hỗn hợp này dùng để làm mềm bánh khi gói và có tác dụng giúp nem giòn, đẹp hơn khi rán.

- Trải 1 cái bánh đa nem ra thớt, dùng hỗn hợp nước giấm ở trên để làm mềm bánh trước khi gói. Lấy 1 thìa nhân đặt vào vị trí khoảng ¼ bánh từ dưới lên, dàn đều nhân sang hai bên tùy theo kích thước của cuốn nem mà bạn muốn. Sau đó, gấp 2 mép và cuộn kín. Không nên cuốn chặt tay, nếu cuốn chặt quá khi bạn rán nem dễ bị bục. 

- Thực hiện lần lượt cho đến khi hết nhân. 

Bước 6: Rán nem

- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, lượng dầu sao cho ngập nem hoặc khoảng 2/3 cái nem là được. Dầu sôi, thả nem vào rán cho đến khi nem chín vàng đều là được. Để nem tròn, màu đẹp bạn phải đun dầu thật nóng già, vặn nhỏ lửa, thả nem vào rán và khi bạn thả nem vào chảo dầu, chú ý lăn đều sao cho xung quanh nem vỏ bánh se lại sau đó mới rán chín từng mặt.

Nem chín, vớt ra đĩa đã lót sẵn giấy thấm dầu.

Bước 7: Làm nước chấm

Trong lúc rán nem trang thủ chuẩn bị nước chấm nem.

- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng sau đó băm nhỏ. Ớt rửa sạch và cũng băm nhỏ. Chanh gọt vỏ, bổ đôi, vắt lấy nước cốt.

- Bạn pha nước chấm nem theo tỷ lệ 1 mắm: 1 đường: 1 nước cốt chanh và 4-5 nước tùy thuộc vào độ mặn của nước mắm bạn dùng.

- Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp trên, sau đó cho tỏi, ớt đã bằm nhỏ vào trộn đều. Để có một bát nước chấm ngon, tỏi ớt nổi đẹp mắt thì tỏi chỉ bằm nhỏ, không được đập giập, chanh trước khi vắt nên gọt vỏ.

Những chiếc nem rán giòn, vàng đều, thơm phức chấm cùng bát nước mắm chua ngọt, ăn cùng chút rau xà lách, rau thơm và su hào, cà rốt chua ngọt thực sự ngon tuyệt và cũng là món ăn chống ngán cho những dịp Lễ Tết. 

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất, năm nay ai làm sớm có thể tham khảo ngay! - 8

4. TÔM HẤP NƯỚC DỪA

Nguyên liệu:

- Tôm 500g (mua loại 100g được 4-5 con)

- 1 trái dừa xiêm nhỏ

Cách làm:

Tôm cắt bớt râu, rửa sạch, để ráo.

Tiếp theo đổ nước dừa cho vào chảo sâu lòng. Đập dập củ hành tím, bằm nhỏ, nấu nước dừa cho sôi rồi nêm muối bột nêm cho nước vừa ăn, cho tôm sú đã rửa sạch vào, đảo đều.

Sau khi thấy vỏ tôm đỏ ta tắt bếp rồi vớt. Xếp tôm lên đĩa.

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất, năm nay ai làm sớm có thể tham khảo ngay! - 9

5. GIÒ LỤA 

Giò lụa mua về cắt miếng mỏng rồi xếp lên đĩa như bông hoa hồng.

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất, năm nay ai làm sớm có thể tham khảo ngay! - 10

6. CANH MỌC

Giò sống nêm thêm một chút bột canh, hạt tiêu cho thơm rồi trộn đều. Viên giò sống thành viên tròn rồi cho vào mũ nấm hương khô đã ngâm nở mềm và làm sạch. Đun sôi nước luộc gà, thả nấm mọc vào, nấu cho đến khi mọc chín nổi lên. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng rồi múc canh ra bát.

Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất, năm nay ai làm sớm có thể tham khảo ngay! - 11

Chúc các bạn thành công!

Minh Ngọc

Tin liên quan

Tin mới nhất

3 chòm sao cực tỉnh táo, những lời mật ngọt cũng không thể đánh lừa

3 chòm sao cực tỉnh táo, những lời mật ngọt cũng không thể đánh lừa

Những người thuộc 3 chòm sao này nổi tiếng với sự rõ ràng và lý trí. Họ dường như sinh ra đã có khả năng thấu hiểu đặc biệt, có thể nhìn thấu bản chất thông qua hiện tượng và không bị lừa bởi những lời nói ngọt ngào hời hợt. Họ sống tỉnh táo, được lý trí dẫn dắt và trung thành với sự thật bên trong cùng sự độc lập của mình.

Truyện cổ tích: Bầy thỏ

Truyện cổ tích: Bầy thỏ

Bầy thỏ nhút nhát giật mình khi nghe tiếng nước bắn tung tóe, nhưng khi chúng nhìn thấy lũ ếch lặn sâu xuống đáy hồ,...